Vì sao các ngân hàng ồ ạt tăng vốn điều lệ trong năm 2017?

(Ngày Nay) - Ngoài việc đặt kế hoạch lãi tăng trưởng khá cao so với năm 2016, năm nay, nhiều ngân hàng đề ra mục tiêu tăng mạnh vốn điều lệ bằng các hình thức khác nhau.
Vì sao các ngân hàng ồ ạt tăng vốn điều lệ trong năm 2017?

Trong mùa ĐHĐCĐ thường niên 2017, nhiều ngân hàng sẽ trình cổ đông phê duyệt phương án tăng vốn điều lệ, mặc dù nhiều nhà băng trước đó đã tăng vốn hàng nghìn tỷ đồng trong năm 2016.

Ồ ạt tăng vốn

Ngày 10/4, hai ngân hàng ACB và VPBank tiến hành tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2017. Bên cạnh các vấn đề nổi bật tại mỗi ngân hàng, HĐQT hai nhà băng này đều trình cổ đông phê duyệt phương án tăng mạnh vốn điều lệ trong năm 2017.

Cụ thể, HĐQT ACB trình cổ đông phê duyệt tăng vốn điều lệ lên 11.259 tỷ đồng. Mức này tăng gần 20% trong năm 2017, thông qua chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 10% cho cổ đông hiện hữu với số lượng tối đa là gần 98,6 triệu cổ phiếu.

Tính đến hết năm 2016, vốn điều lệ của ACB đạt 9.377 tỷ đồng và thuộc nhóm ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân có vốn điều lệ dẫn đầu.

Tương tự, tại VPBank, lãnh đạo ngân hàng này cũng trình cổ đông phương án tăng vốn điều lệ lên hơn 14.000 tỷ đồng. Hiện tại, VPBank có vốn điều lệ là 10.765 tỷ đồng, vốn tự có tương ứng khoảng 15.400 tỷ đồng.

Năm 2017, VPBank sẽ cần bổ sung thêm khoảng 4.000 tỷ đồng vốn điều lệ, để đáp ứng các nhu cầu hoạt động của ngân hàng và đảm bảo tuân thủ các tỷ lệ an toàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).

VPBank sẽ thực hiện 2 đợt phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ. Đợt 1 phát hành gần 329,4 triệu cổ phiếu, vốn điều lệ sau phát hành đợt này dự kiến đạt hơn 14.000 tỷ đồng.

Trong đợt thứ 2, ngân hàng sẽ phát hành riêng lẻ tối đa 133,2 triệu cổ phiếu (10% cổ phần phổ thông), giá bán sẽ không thấp hơn giá trị sổ sách của Ngân hàng.

Hiện vốn điều lệ của nhà băng này nằm trong top 10 ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân dẫn đầu, và tương đương với ACB. Tuy nhiên, nếu việc phát hành đợt 1 thành công, quy mô vốn của ngân hàng này sẽ tăng lên top 4, chỉ sau Sacombank, MBBank và SCB (Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn).

Chưa tổ chức ĐHĐCĐ, nhưng trong tài liệu đại hội, Techcombank cũng đặt mục tiêu tăng vốn điều lệ lên rất cao trong năm nay.

Vì sao các ngân hàng ồ ạt tăng vốn điều lệ trong năm 2017? ảnh 1Bên cạnh các ngân hàng đã công bố kế hoạch tăng vốn cụ thể, nhiều ngân hàng cho biết cũng sẽ trình cổ đông phê duyệt phương án tăng vốn điều lệ trong năm 2017.

Cụ thể, Techcombank sẽ trình cổ đông thông qua phương án tăng vốn điều lệ thêm 5.000 tỷ đồng, từ mức 8.878 tỷ đồng hiện nay lên gần 14.000 tỷ đồng. Việc tăng vốn thông qua chào bán 500 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ nắm giữ.

Thời điểm chào bán dự kiến trong quý II hoặc quý III.

Các ngân hàng khác như Vietcombank, SCB, LienVietPostBank, BacABank, OCB… đều có kế hoạch tăng mạnh vốn điều lệ trong năm nay. Trước đó, vốn điều lệ tại hầu hết ngân hàng cũng đã tăng khá nhiều trong năm 2016, khi NHNN có quyết định áp dụng thí điểm tiêu chuẩn Basel 2 tại 10 TCTD.

Tăng năng lực hay đảm bảo an toàn vốn CAR?

Lý do mà các ngân hàng đưa ra về việc tăng mạnh vốn điều lệ trong năm nay là nâng cao năng lực quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng, nâng cao năng lực đầu tư phát triển hệ thống, mở rộng mạng lưới chi nhánh và tăng cường đầu tư…

Bên cạnh đó, nguyên nhân chính các ngân hàng có kế hoạch tăng mạnh vốn điều lệ trong năm 2017 là để đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn và các chỉ tiêu trong hoạt động theo quy định của NHNN.

Ông Đàm Văn Tuấn, Phó tổng giám đốc ACB, cho biết việc tăng vốn điều lệ sẽ giúp tăng giới hạn liên quan tới cấp tín dụng cho khách hàng, thêm nguồn vốn trung và dài hạn để tài trợ cho các hoạt động cấp tín dụng.

Nhận định về việc này, các chuyên gia tài chính cho rằng việc nâng vốn điều lệ tại các ngân hàng hiện nay chủ yếu nhằm mục đích đảm bảo tỷ lệ vốn an toàn (CAR) theo đúng quy định.

Cụ thể, hiện tại tỷ lệ CAR theo quy định của NHNN ở mức 8%. Trong báo cáo tổng quan thị trường tài chính năm 2016 của Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, CAR của toàn hệ thống ước tính ở mức 11,3% (năm 2015 là 11,6%).

Kết quả áp dụng tiêu chuẩn an toàn vốn theo Basel 2 tại 10 TCTD thí điểm cho thấy hệ số CAR giảm mạnh so với số báo cáo.

Đối với 4 ngân hàng TMCP Nhà nước, CAR theo báo cáo đã gần chạm ngưỡng 9%, áp dụng Basel 2 thì giảm xuống dưới 8%. Nếu trong thời gian tới, nhóm ngân hàng này không tăng được vốn sẽ tác động mạnh tới kế hoạch tăng trưởng tín dụng của nhóm, cũng như tăng trưởng tín dụng toàn ngành.

Điều này có thể dẫn tới những ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2016-2020, do đây là nhóm ngân hàng có vai trò quan trọng và tầm ảnh hưởng lớn đến toàn hệ thống TCTD.

Theo Zing
Lưu ý đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 với thí sinh tự do
Lưu ý đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 với thí sinh tự do
(Ngày Nay) - Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ ngày 2/5 đến 17 giờ ngày 10/5, các thí sinh sẽ chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Trong đó, thí sinh tự do sẽ đăng ký dự thi trực tiếp, không phải trực tuyến như học sinh đang học lớp 12; địa điểm đăng ký dự thi do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định.
Vốn FDI thực hiện 4 tháng cao kỷ lục trong 5 năm
Vốn FDI thực hiện 4 tháng cao kỷ lục trong 5 năm
(Ngày Nay) - Theo Báo cáo kinh tế-xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm của Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng qua ước đạt 6.28 tỷ USD, tăng 7.4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là vốn FDI thực hiện cao nhất của 4 tháng đầu năm trong 5 năm qua.
Nguy cơ đối với sức khỏe con người từ vi nhựa trong không khí
Nguy cơ đối với sức khỏe con người từ vi nhựa trong không khí
(Ngày Nay) - Vi nhựa được xem là chất gây ô nhiễm chính cho các đại dương và sự hiện diện của chúng trong không khí ít được biết đến hơn. Trong những năm gần đây ngày càng có nhiều lo ngại về những nguy cơ tiềm ẩn của vi nhựa đối với sức khỏe con người, nhưng những nghiên cứu về vấn đề này mới ở giai đoạn sơ khai.
Ảnh minh họa
Sự kế thừa, phát triển những giá trị của Quốc hiệu Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
(Ngày Nay) - Trải qua quá trình lao động sản xuất không ngưng nghỉ nhằm thích ứng với tự nhiên và ứng phó với những yếu tố bên ngoài, sự xuất hiện của quốc hiệu Việt Nam là thành quả nỗ lực lớn lao của cộng đồng người Việt, mở ra trang mới trong lịch sử dựng nước, giữ nước dân tộc ta.
Đoàn tàu của ngư dân Cảng Trần Đề (Sóc Trăng) đang di chuyển thỉnh Ông ngoài tại Lễ hội Nghinh Ông.
Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải thu hút du khách gần xa
(Ngày Nay) - Ngày 29/4, tại thị trấn Trần Đề, UBND huyện Trần Đề (Sóc Trăng) tổ chức lễ hội Nghinh Ông Nam Hải năm 2024. Đây là một trong những lễ hội lớn ở khu vực duyên hải Tây Nam Bộ, với mong muốn cầu cho quốc thái dân an, biển lặng, gió hòa, ngư dân đánh bắt được nhiều tôm cá, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc.