1 Vị vua nào dù có hơn trăm vợ nhưng vẫn không có con đẻ?
icon
Gia Long
icon
Tự Đức
icon
Minh Mệnh
Giải thích Tự Đức là vua thứ tư của triều Nguyễn. Theo sách "Chín đời chúa, mười ba đời vua triều Nguyễn", suốt hàng chục năm làm vua, cứ ngày lẻ, vua thượng triều, ngày chẵn vào vấn an mẹ. Do mắc bệnh từ nhỏ, cơ thể ốm yếu, vua không có con, dù có trăm vợ.
2 Tên thật của ông là gì?
icon
Nguyễn Phúc Thì
icon
Nguyễn Phúc Hưng
icon
Nguyễn Phúc Hồng Dật
Giải thích Vua Tự Đức tên thật là Nguyễn Phúc Thì, tự là Hồng Nhậm, sinh ngày 25/8 năm Kỷ Sửu (1829).
3 Cha của vua Tự Đức là ai?
icon
Thiệu Trị
icon
Dục Đức
icon
Hàm Nghi
Giải thích Ông là con vua Thiệu Trị và Hoàng quý phi Phạm Thị Hằng (sau là Từ Dụ Thái hậu). Năm 1847, vua Thiệu Trị lâm bệnh rồi qua đời, nhường lại ngai vàng cho Hồng Nhậm, khi đó mới 19 tuổi.
4 Vua Tự Đức lên ngôi năm bao nhiêu tuổi?
icon
9 tuổi
icon
11 tuổi
icon
13 tuổi
Giải thích Trị vì đất nước trong 36 năm (1847-1883), ông là vị vua ngồi trên ngai vàng lâu nhất trong số 13 đời vua của triều Nguyễn. Theo sách Chín đời chúa, mười ba đời vua triều Nguyễn, Tự Đức là người chăm chỉ, cần mẫn, nhân từ, luôn hết lòng vì nước, vì dân.
5 Vua Tự Đức có bao nhiêu người vợ?
icon
103 vợ
icon
113 vợ
icon
123 vợ
Giải thích Dù có 103 bà vợ nhưng vua Tự Đức không có người con ruột nào vì lúc nhỏ mắc bệnh đậu mùa, lại đau ốm liên miên nên sức khỏe không được tốt. Ông đành nhận ba người cháu ruột làm con nuôi là Ưng Chân, Ưng Biện và Ưng Đăng. Ưng Chân là con trai của Thoại Thái Vương Hồng Y, được giao cho Hoàng Quý phi Vũ Thị Duyên Hải, vợ chính của vua Tự Đức nuôi dạy. Sau này, khi Tự Đức qua đời, Ưng Chân được lên làm vua, được gọi là vua Dục Đức. Ưng Đường (có sách ghi là Ưng Kỷ hay Ưng Biện) là con của Kiên Thái Vương Hồng Cai, được giao cho bà Thiện phi Nguyễn Thị Cẩm nuôi. Ưng Đăng cũng là con của Kiên Thái Vương, được giao cho bà Học phi Nguyễn Thị Hương trông nom, dạy bảo.
6 Dưới thời vua Tự Đức, quan văn hay quan võ được trọng dụng nhiều hơn?
icon
Quan văn
icon
Quan võ
icon
Cả quan văn lẫn quan võ
Giải thích Cuốn Gần 400 năm vua chúa triều Nguyễn ghi lại, dưới thời vua Tự Đức, quan văn được trọng hơn quan võ rất nhiều. Vua Tự Đức đam mê văn chương từ nhỏ. Bản thân ông cũng là một nhà thơ. Khi lên ngôi, ngoài các khoa thi đã được lập từ thời Gia Long như thi Đình, thi Hương, ông còn đặt thêm khoa Nhã sĩ và khoa Cát sĩ để chọn người giỏi văn làm quan. Chính vì vậy thời Tự Đức văn học rất phát triển, xuất hiện nhiều nhà thơ có tài như Cao Bá Quát, Nguyệt Đình, Huệ Phố… Trong hoàng tộc, vua đặc biệt kính trọng những thân thuộc có tài văn học.
7 Vua Tự Đức nổi tiếng với giai thoại nào dưới đây?
icon
Tự lấy vợ cho mình
icon
Tự khắc bia mộ cho mình
icon
Xử tử bố vợ
Giải thích Thông thường, con cái lập bia mộ cho bố mẹ, vua Tự Đức vì không con nên đã tự lập bia mộ cho mình. Nội dung tấm bia hàng nghìn chữ này hiện vẫn còn trước lăng của ông.
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
(Ngày Nay) - Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết ngày 20/11 vừa qua, Việt Nam đã tiếp nhận 5 máy bay huấn luyện T-6C thế hệ mới do Hoa Kỳ sản xuất.
(Ngày Nay) - Ngày 20/11, Chính phủ Mỹ đã yêu cầu một thẩm phán ra lệnh cho Google bán trình duyệt Chrome - một trong những trình duyệt Internet phổ biến nhất trên thế giới hiện nay.