(Ngày Nay) - Với tài kinh bang tế thế xuất sắc, ông được hậu thế ghi nhận là một trong những vị vua vĩ đại nhất lịch sử phong kiến Việt Nam, nhưng tiếc là, đến cuối đời lại chết bởi nghi án bị chính vợ mình đầu độc.
1 Vị vua vĩ đạo nào cuối đời chết bởi nghi án bị vợ đầu độc?
icon
Lê Nhân Tông
icon
Lê Thánh Tông
icon
Lê Hiển Tông
Giải thích Với những thành tựu nổi bật trên tất cả các lĩnh vực, Lê Thánh Tông (1442-1497) của nhà Hậu Lê được xem là vị vua vĩ đại nhất trong lịch sử nước ta. Thế nhưng, đến cuối đời, ông lại chết bởi nghi án bị vợ đầu độc.
2 Ông là vị vua thứ mấy của triều Hậu Lê?
icon
Thứ ba
icon
Thứ tư
icon
Thứ năm
Giải thích Lê Thánh Tông (1442-1497) có tên thật là Tư Thành, lúc nhỏ được gọi là hoàng tử Hiệu. Ông là con thứ 4 của nhà Hậu Lê. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, vua có “thiên tư tuyệt đẹp, thần sắc khác thường, vẻ người tuấn tú, nhân hậu, rạng rỡ, nghiêm trang, thực là bậc thông minh xứng đáng làm vua, bậc trí dũng đủ để giữ nước”. Trong thời gian trị vì của mình, nhờ tài năng và đức độ hơn người, Lê Thánh Tông đã xây dựng được một quốc gia Đại Việt thịnh trị trên mọi lĩnh vực, đạt đến đỉnh cao của chế độ phong kiến.
3 Sinh thời, Lê Thánh Tông là vị vua nổi tiếng tài giỏi ở lĩnh vực nào?
icon
Văn thơ
icon
Võ nghệ
icon
Hội họa
Giải thích Lê Thánh Tông là vị vua có biệt tài văn thơ nhất của nước ta. Năm 1495, vua sáng lập ra Hội Tao Đàn tập hợp 28 người giỏi thơ văn nhất lúc bấy giờ, đích thân làm Nguyên súy. Thơ văn của ông chứa đựng tinh thần yêu nước và tinh thần dân tộc sâu sắc. Ông sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị như: Quỳnh uyển cửu ca, Châu cơ thắng thưởng, Chinh tây kỉ hành, Minh lương cẩm tú, Văn minh cổ xúy, Cổ tâm bách vịnh...với khoảng hơn 300 bài bằng chữ Hán và chữ Nôm.
4 Vua Lê Thánh Tông có ngoại hình thế nào?
icon
Xấu xí
icon
Dị tật
icon
Tuấn tú
Giải thích Theo sách "Đại Việt sử ký toàn thư", Lê Thánh Tông có: “Thiên tư tuyệt đẹp, thần sắc khác thường, vẻ người tuấn tú, nhân hậu, rạng rỡ, nghiêm trang, thực là bậc thông minh xứng đáng làm vua, bậc trí dũng đủ để giữ nước".
5 Ông lên ngôi sau sự kiện nào?
icon
Lê Thái Tông qua đời đột ngột
icon
Lê Nhân Tông bị hãm hại
icon
Lê Nghi Dân bị lật đổ
Giải thích Lê Thánh Tông lên ngôi năm 1460 khi Lê Nghi Dân bị lật đổ. Theo "Đại Việt sử ký toàn thư", năm 1459, Lê Nghi Dân lập kế giết hại em trai là Lê Nhân Tông để giành ngôi báu. Sau đó không lâu, ông ta bị đình thần lật đổ, đưa Lê Tư Thành lên làm vua, tức Lê Thánh Tông.
6 Bộ luật nào được ban hành dưới thời trị vì của vua Lê Thánh Tông đến nay vẫn còn được bảo tồn nguyên vẹn?
icon
Hồng Đức
icon
Hình Luật
icon
Hình Thư
Giải thích Để ổn định tình hình xã hội, thời trị vì của mình, vua Lê Thánh Tông đã cho ban hành bộ Quốc Triều Hình Luật – thường được gọi với tên thông dụng là Luật Hồng Đức. Luật Hồng Đức có tất cả 13 chương với 722 điều, quy định trên tất cả các lĩnh vực. Cho đến nay, đây là bộ Luật duy nhất của nước ta ban hành trong thời phong kiến vẫn còn được bảo tồn nguyên vẹn.
7 Vị trạng nguyên nổi tiếng nào rất được vua Lê Thánh Tông yêu mến nhờ tài năng và đức độ, khi chết được vua làm thơ khóc?
icon
Lê Văn Thịnh
icon
Lương Thế Vinh
icon
Mạc Hiển Tích
Giải thích Dưới thời trị vì của Lê Thánh Tông, giáo dục và khoa cử nước ta đều phát triển rực rỡ, nhiều khoa thi được triều đình đều đặn tổ chức, nhiều nhân tài xuất thân từ tầng lớp bình dân được triều đình trọng dụng, trạng lường Lương Thế Vinh là một trong những người như thế. Nhờ tài năng uyên bác hơn người, phẩm chất trong sáng, giản dị, Lương Thế Vinh được vua Lê Thánh Tông rất coi trọng, yêu thương. Khi biết Trạng Lường qua đời, vua đau buồn đến phát khóc, đích thân làm thơ bài tỏ sự tước nuối, trong đó có hai câu cuối như sau: “Khuất ngón tay than tài cái thế / lấy ai làm trạng nước Nam ta”.
8 Lê Thánh Tông đã minh oan cho đại thần nào?
icon
Lê Văn An
icon
Nguyễn Trãi
icon
Thân Nhân Trung
Giải thích Ngay sau khi lên ngôi, vua Lê Thánh Tông đã xuống chiếu minh oan cho gia đình Nguyễn Trãi bị hại chết năm 1442, cho tìm con cháu của Nguyễn Trãi về. Vua cũng xuống chiếu xá tội cho nhiều đại thần trước đó như Lê Ngân, Lê Sát, Trần Nguyên Hãn.
9 Vua Lê Thánh Tông cho lập nhà Tế sinh để làm gì?
icon
Chữa bệnh cho dân
icon
Chữa bệnh cho quan lại
icon
Cả 2 đáp án trên
Giải thích Lê Thánh Tông là vị vua rất quan tâm tới dân chúng. Ông đã cho lập nhà Tế sinh để chữa bệnh giúp dân. Ông còn quy định, địa phương nào có dịch bệnh xảy ra, các quan nơi đó được phép trích tiền thuế để mua thuốc trị bệnh cho dân.
10 Người vợ nào của vua Lê Thánh Tông bị đời sau cho là đã giết hại vua?
icon
Nguyễn Thị Anh
icon
Nguyễn Nương
icon
Nguyễn Hằng
Giải thích Theo nhiều tư liệu để lại, năm 1497 vua Lê Thánh Tông mắc bậnh phù thũng, Quý phi Nguyễn Hằng, con gái của đại thần Nguyễn Đức Trung, vốn bị thất sủng lâu ngày, nên nảy lòng ghen ghét, lấy cớ vào thăm bệnh rồi ngầm bôi thuốc vào tay, xoa lên những chỗ loét. Do vậy, bệnh của vua Thánh Tông ngày càng nặng thêm. Ngày 29 tháng 1 âm lịch năm 1497, nhà vua ngồi tựa ghế ngọc, chỉ định Hoàng thái tử lên kế ngôi. Ngày hôm sau, vua qua đời ở điện Bảo Quang, hưởng thọ 56 tuổi, trị vì quốc gia Đại Việt trong 38 năm (1460-1497).
(Ngày Nay) - Từ ngày 19-21/11/2024, Tổng thống Luis Rodolfo Abinader Corona cùng các quan chức cấp cao của Chính phủ Cộng hòa Dominicana đã đón Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính thăm chính thức nước Cộng hòa Dominicana.
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.