Cụ thể, kết quả khảo sát hàng năm của Grant Thornton, công ty có trụ sở tại London, cho thấy Philippines đứng đầu bảng xếp hạng với 43% vị trí quản lý cấp cao tại các doanh nghiệp do phụ nữ nắm giữ. Ba quốc gia Đông Nam Á khác lọt vào top 10 là Thái Lan (thứ 3), Malaysia (thứ 7) và Indonesia (thứ 10).
Cuộc khảo sát, dựa trên các cuộc phỏng vấn được thực hiện vào quý 4 của năm 2023, bao gồm 4.891 công ty cỡ trung bình – 90% trong số đó có từ 50 đến 2.500 nhân viên – từ châu Á, châu Âu và châu Mỹ.
Grant Thorntonxác định vai trò quản lý cấp cao là các vị trí từ giám đốc điều hành đến thành viên hội đồng quản trị và giám đốc tài chính.
Philippines thường nằm trong nhóm dẫn đầu của bảng xếp hạng này. Quốc đảo Đông Nam Á đã giữ vị trí thứ 2 vào năm 2023, thứ 4 vào năm 2022 và thứ nhất vào năm 2021 và 2020.
Chuyên gia Tomoko Tashiro, giám đốc truyền thông tiếp thị của Grant Thornton Nhật Bản, chỉ ra rằng điều này không phải do ý thức kém của xã hội phương Tây về vai trò giới mà là do những nỗ lực ban đầu của Philippines nhằm giải quyết các vấn đề về giới, bao gồm Đạo luật Magna Carta của Phụ nữ năm 2009 nhằm đảm bảo quyền kinh tế và xã hội của nữ giới.
Tuy nhiên, thành công của Philippines trong việc thu hẹp khoảng cách chênh lệch nam-nữ ở nơi làm việc lại phụ thuộc vào một dạng bất bình đẳng khác, đó là khoảng cách thu nhập hộ gia đình.
Tại Thái Lan, 41% vị trí quản lý cấp cao do phụ nữ nắm giữ, tăng 4% so với năm trước. Trong số các công ty Thái Lan được khảo sát, 42% có nữ giám đốc điều hành, tỷ lệ cao nhất trong số 28 quốc gia.
Grant Thornton cho biết các công ty Thái Lan đã tuyển dụng nhiều nữ lãnh đạo doanh nghiệp hơn kể từ năm 2011, khi bà Yingluck Shinawatra trở thành nữ Thủ tướng đầu tiên của đất nước.
Hai nền kinh tế hàng đầu châu Á - Thái Bình Dương là Hàn Quốc và Nhật Bản lần lượt xếp hai vị trí cuối cùng, lần lượt là 27 và 28. Điều này cho thấy thể hiện sự thống trị không thể lay chuyển của nam giới trong các xã hội thuần Á Đông này.