Vinh danh 522 tân Giáo sư, Phó giáo sư năm 2015

Lễ công bố và trao quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó giáo sư năm 2015 cho 522 nhà giáo đã được tổ chức ngày hôm nay (12/11).
Vinh danh 522 tân Giáo sư, Phó giáo sư năm 2015

Ngày 12.11 tại Hà Nội, Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước đã tổ chức lễ công bố và trao quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2015 cho 522 nhà giáo.

GS Trần Văn Nhung, Tổng Thư ký Hội đồng chức danh GS Nhà nước cho biết, năm nay có 52 nhà giáo đạt tiêu chuẩn chức danh GS và 470 nhà giáo đạt tiêu chuẩn chức danh PGS. Trong số GS, PGS được công nhận năm nay, trên 95% là giảng viên các trường Đại học hoặc làm việc tại các Viện nghiên cứu.

Vinh danh 522 tân Giáo sư, Phó giáo sư năm 2015 - anh 1

Phó ​Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan trao quyết định công nhận chức danh GS, PGS sáng 12.11.

Trong số 52 giáo sư, có năm nữ là giáo sư Đỗ Hương Trà (sinh năm 1957) chuyên ngành giáo dục học, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội; giáo sư Nguyễn Thái Yên Hương (sinh năm 1962) ngành sử học, Học viện Ngoại giao, Bộ Ngoại giao; hai giáo sư ngành y học là giáo sư Hứa Thị Ngọc Hà (sinh năm 1954), ĐH Y Dược TP.HCM và giáo sư Phan Thị Ngà (sinh năm 1960), Viện Vệ sinh dịch tễ T.rung ương; Đặc biệt, sau 35 năm Việt Nam đã có nữ giáo sư toán học thứ hai, là GS Lê Thị Thanh Nhàn (sinh năm 1970), phó Hiệu trưởng trường ĐH Khoa học, ĐH Thái Nguyên.

Nữ giáo sư Toán học đầu tiên là GS.TSKH Hoàng Xuân Sính, cả hai giáo sư đều là nhà đại số học.

470 phó giáo sư được phong trong đợt này công tác trong nhiều lĩnh vực: thủy sản, Chăn nuôi, hóa học, cơ khí, công nghệ thông tin, dược học, tự động hóa, giáo dục học… Theo ông Nhung, tuổi trung bình của các giáo sư, phó giáo sư ngày càng trẻ, tuổi đời trung bình của các giáo sư, phó giáo sư năm 2015 là 48 tuổi, trong đó, số nhà giáo ở độ tuổi 40 trở xuống chiếm hơn 1/5, ở độ tuổi 50 trở xuống chiếm 3/5 tổng số giáo sư, phó giáo sư được công nhận năm 2015.

Năm nay, có 5 phó giáo sư là người dân tộc ít người, có một người dân tộc Hà Nhì, bốn người dân tộc Tày.

GS trẻ nhất là GS Nguyễn Văn Hiếu (43 tuổi) ngành vật lý, phó Viện trưởng ITIMS, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Ông là tác giả và đồng tác giả của hơn 130 công trình khoa học, trong đó, có 85 trên các tạp chí quốc tế.

Giáo sư cao tuổi nhất là GS Nguyễn Đức Lợi (69 tuổi), ngành cơ khí, ĐH Bách khoa Hà Nội. Trùng hợp là giáo sư trẻ nhất và giáo sư cao tuổi nhất đều công tác tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.

GS Trần Văn Nhung cho hay, có cặp vợ chồng cùng ngành sinh học, cùng được trao phó giao sư là tiến sĩ Phan Thị Phượng Trang (sinh năm 1977), tiến sĩ Nguyễn Đức Hoàng (sinh năm 1976), Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia TP HCM.

Theo Dân Việt

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.