Vụ 5 triệu Yen trong chiếc loa thùng: Luật sư nói gì?

Liên quan đến vụ 5 triệu Yen trong chiếc loa thùng, theo Luật sư Lê Luân, đến nay đã hết thời hạn 1 năm từ ngày thông báo nên theo quy định 5 triệu Yen phải trở thành tài sản của chị Hồng.
Vụ 5 triệu Yen trong chiếc loa thùng: Luật sư nói gì?

Sau 1 năm nhặt được 5 triệu Yen trong chiếc loa thùng cũ, số tiền 5 triệu yên vẫn chưa thuộc về chị Huỳnh Thị Ánh Hồng. Lý do là xuất hiện nhân vật lạ ở "phút 89" là bà Phạm Thị Ngọt có đơn trình báo công an nhận đây là số tiền của mình. Hiện hồ sơ vụ việc đã được công an Tân Bình (TP HCM) chuyển lên toà án giải quyết.

Sai lầm khi quan niệm 5 triệu Yen là vật?

Vụ 5 triệu Yen trong chiếc loa thùng: Luật sư nói gì? - anh 1

Luật sư Lê Luân, Đoàn Luật sư Hà Nội.

Về vụ việc này, đã có nhiều ý kiến phân tích của các luật sư. Trong phân tích trên báo Tuổi trẻ, Luật sư Hà Hải (Đoàn luật sư TP HCM) dẫn ra các điều luật liên quan và cho rằng, tiền yen hay bất kỳ ngoại tệ nào hoàn toàn không được xem là tiền theo luật Việt Nam vì nó không phải là phương tiện thanh toán. Mà nếu nó không phải là phương tiện thanh toán (tiền) thì chỉ xem nó như một loại tài sản theo khoản 2 điều 174 Bộ luật dân sự. Do đó không thể áp dụng điều 163 Bộ luật dân sự xem nó là “tiền”.

Luật sư Lê Luân, Đoàn Luật sư Hà Nội cho rằng, đây là một cách lập luận và suy diễn nguy hiểm, sai lầm nghiêm trọng tư duy logic, vì những mệnh đề tương đương không khớp nhau: A tương đương B, B tương C, C không phải D nên suy ra: A không phải D. Tuy nhiên, dù C không phải D nhưng D lại là một tập giao với C. Nên đương nhiên trong A vẫn có một phần tính chất của D.

Luật sư Lê Luân, Đoàn Luật sư Hà Nội cho rằng, quan niệm trên lãnh thổ Việt Nam thì chỉ dùng đồng tiền Việt Nam để thanh toán, giao dịch, còn ngoại hối không được phép là không đúng quy định pháp luật.

Luật sư Lê Luân dẫn chứng, Điều 22 Pháp lệnh ngoại hối 2003 (đã sửa đổi năm 2013) quy định rằng không được phép giao dịch bằng ngoại hối trừ các trường hợp do Ngân hàng Nhà nước quy định. Mặt khác Pháp lệnh cũng giải thích rõ Ngoại hối là đồng tiền nước ngoài.

Tiếp đó, Thông tư 32/2013/TT-NHNN đã quy định rõ các trường hợp được giao dịch bằng ngoại hối tại Điều 3, Điều 4.

Trong khi đó, Điều 163 Bộ luật Dân sự chỉ ghi tài sản bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản. Tức chỉ quy định là tiền chứ không phải chỉ tiền Việt Nam mà là một đồng tiền bất kỳ gọi tên và được hiểu là tiền. Mà về tập hợp, vật bao gồm tiền, tiền lại bao hàm tiền Việt Nam hoặc các loại tiền riêng lẻ khác... “Nên không ai tranh cãi việc tiền là vật cả. Mà chỉ cần áp dụng cụ thể việc 5 triệu Yen Nhật là tiền đã đủ rồi chứ không cần phải bảo nó là vật. Vì đủ điều kiện là cái nhỏ hơn thì áp dụng theo cái mà nó phù hợp nhất”- luật sư Lê Luân cho biết.

5 triệu Yen phải thuộc về vợ chồng đồng nát?

Theo Luật sư Luân, ngoại hối, ngoại tệ là tiền, chỉ là cách gọi pháp lý để phân biệt đồng tiền trong nước với đồng tiền của một quốc gia khác. Và vì là đồng tiền nên nó được thực hiện thanh toán quốc tế cũng như trong khu vực. Vì là tiền bởi nó là phương tiện trung gian thanh toán, trao đổi (vàng cũng là một loại tiền). Và tiền, về mặt vật chất, cũng là vật. Nhưng đối chiếu với Điều 163 Bộ Luật Dân sự 2005 thì thấy rõ ràng, tiền và vật là hai loại tài sản khác nhau, có hệ quả pháp lý khác nhau. Nên đến nay, để khắc phục, để hiểu đúng và đảm bảo khoa học pháp lý, Dự thảo Bộ luật Dân sự 2015 (sửa đổi) đã bỏ quy định như Điều 163, mà quy định tài sản chỉ bao gồm: Vật và Quyền. Được chia thành Động sản và Bất động sản.

Vụ 5 triệu Yen trong chiếc loa thùng: Luật sư nói gì? - anh 2

Đôi vợ chồng mua ve chai nói dù giàu hay nghèo họ vẫn lao động, vẫn yêu thương nhau (ảnh: KT)

Luật sư Lê Luân cũng cho rằng, ngoại tệ, nó không phải là đồng tiền được lưu thông rộng rãi, nhưng nó được dùng để thanh toán, giao dịch dân sự trong đời sống hàng ngày, được cá nhân cất giữ, trao đổi, sử dụng hoặc tiết kiệm, hoặc phục vụ thanh toán các giao dịch vãng lai... nên nó phải là tiền chứ chẳng thể khác được. Tên gọi khác không phải để hiểu nó khác nhau khi nó là một loại. “Con bò Nhật Bản với con bò Việt Nam thì vẫn là con bò mà thôi. Chứ không cần bảo con bò Nhật Bản là động vật”- Luật sư Lê Luân giải thích.

Luật sư Lê Luân dẫn điều 239, Bộ Luật dân sự quy định về việc xác lập quyền sở hữu đối với vật vô chủ, vật không xác định được chủ sở hữu quy định: Vật vô chủ là vật mà chủ sở hữu đã từ bỏ quyền sở hữu đối với vật đó. Người đã phát hiện vật vô chủ là động sản thì có quyền sở hữu tài sản đó theo quy định của pháp luật; nếu vật được phát hiện là bất động sản thì thuộc Nhà nước.

Khoản 2, Điều này cũng quy định “Người phát hiện vật không xác định được ai là chủ sở hữu phải thông báo hoặc giao nộp cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc công an cơ sở gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại. Việc giao nộp phải được lập biên bản, trong đó ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người giao nộp, người nhận, tình trạng, số lượng, khối lượng tài sản giao nộp. Uỷ ban nhân dân hoặc công an cơ sở đã nhận vật phải thông báo cho người phát hiện về kết quả xác định chủ sở hữu. Trong trường hợp vật không xác định được ai là chủ sở hữu là động sản thì sau một năm, kể từ ngày thông báo công khai, mà vẫn không xác định được ai là chủ sở hữu thì động sản đó thuộc sở hữu của người phát hiện theo quy định của pháp luật; nếu vật là bất động sản thì sau năm năm, kể từ ngày thông báo công khai vẫn chưa xác định được ai là chủ sở hữu thì bất động sản đó thuộc Nhà nước; người phát hiện được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật”.

Luật sư Lê Luân cho rằng, 5 triệu Yen sẽ trở thành tài sản của chị Hồng nếu không có ai nhận làm chủ sở hữu và chứng minh được là chủ sở hữu số tiền đó. Đến nay đã hết thời hạn 1 năm từ ngày thông báo, nên theo quy định tại Điều 239, Bộ Luật Dân sự, 5 triệu Yen sẽ trở thành tài sản của chị Hồng. Đó là cách làm hợp pháp.

Theo VOV

>>> Xem thêm:

Đà Nẵng: Bị buộc trả 14 triệu đồng do dùng một bức ảnh không xin phép

Đắk Lắk: Giận vợ, ném can xăng vào bếp khiến 3 người bỏng nặng

Dự báo thời tiết 10 ngày tới (từ 14/5 - 23/5) khu vực Hà Nội

Giáo dục kỹ năng tham gia giao thông cho học sinh tiểu học
Giáo dục kỹ năng tham gia giao thông cho học sinh tiểu học
(Ngày Nay) - Ngày 23/12, tại Nhà văn hóa thị xã Duy Tiên (Hà Nam), Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Nam phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh tổ chức chương trình Giao lưu giáo dục kỹ năng tham gia giao thông an toàn cấp tiểu học năm học 2024 - 2025.
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.