Vụ cô giáo lạnh nhạt với học sinh: Nữ sinh phản ánh chuyển trường, cô giáo không còn đứng lớp

(Ngày Nay) - Sau vụ việc nữ sinh Phạm Song Toàn - người đã đứng lên phản ánh về việc cô giáo bộ môn Toán của mình là cô Trần Thị Minh Châu đã 3 tháng liền lên lớp không giảng bài, Song Toàn đã được chuyển đến học ở trường mới, còn cô Minh Châu xác nhận không còn giảng dạy.
Nữ sinh Phạm Song Toàn.
Nữ sinh Phạm Song Toàn.

Kể từ ngày 9/4, em Phạm Song Toàn - người phản ánh cô giáo Trần Thị Minh Châu nhiều tháng lên lớp không giảng bài - đã chính thức chuyển qua ngôi trường mới. Nơi mới em Toàn theo học là một trường THPT tư thục quốc tế ở địa bàn TPHCM.

Ngoài việc nhận em Toàn vào học theo nguyện vọng của gia đình, trường còn quyết định trao học bổng toàn phần suốt thời gian học còn lại ở bậc THPT. Quyết định trao học bổng cho em Toàn xuất phát từ việc nhà trường cảm kích về lòng dũng cảm và sự chính trực của em phù hợp với mục tiêu giáo dục đào tạo của nhà trường.

Theo nguồn tin của báo Dân trí, một trường ĐH tư thục có tiếng ở TPHCM cũng đang có ý định muốn tặng học bổng toàn phần suốt 4 năm đại học nếu sau này em vào học tại trường.

Nhiều ý kiến cũng đề xuất, Thành Đoàn TPHCM nên đưa em Phạm Song Toàn vào danh sách 10 công dân trẻ tiêu biểu của thành phố năm 2018.

Cũng trong sáng cùng ngày, cô giáo Trần Thị Minh Châu xác nhận đã không còn đứng lớp tại trường THPT Long Thới. Cô cho biết muốn ngừng dạy ngay từ khi sự việc được em Toàn phản ánh. Tuy nhiên, được thầy hiệu trưởng động viên, cô trò đã hòa giải nên giáo viên này mới tiếp tục đứng lớp.

Trước đó, tại cuộc họp khẩn sáng 6/4 về vụ cô giáo Trần Thị Minh Châu, bà Nguyễn Thị Thu, phó chủ tịch UBND TP.HCM, cho biết Sở GD&ĐT TP.HCM đã biết nguyện vọng chuyển trường của em Phạm Song Toàn.

Bà Thu chỉ đạo ngành giáo dục thành phố tạo điều kiện giải quyết nhanh để em Toàn được chuyển trường, ổn định tâm lý, tập trung học tập trước kỳ thi học kỳ đang đến gần.

"Qua dư luận, tôi thấy bất an khi để cháu trong môi trường đó. Việc em Toàn phản ánh là đúng, nhưng hiện giờ em đang phải chịu sự đả kích từ dư luận”, bà Thu nói.

Bà Thu lo sợ sẽ xảy ra 2 tình huống xấu với em Toàn. Thứ nhất, bạn bè sẽ có sự kỳ thị cháu, nhiều khả năng cháu sẽ bị cô lập trong trường. Thứ hai, sau này nhà trường bị đánh giá thi đua không mong muốn sẽ xem đó là lỗi của Toàn. 

Ông Lê Hoài Nam, phó giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết trường hợp của em Song Toàn, sở đã nắm tình hình. Em được chuyển trường vào đầu tuần này. Việc làm của cô Trần Thị Minh Châu là vi phạm nghiêm trọng quy định nghề nghiệp nên sẽ bị kỷ luật theo Nghị định 27 về xử lý viên chức. Sau khi kỷ luật cô Châu, sở sẽ tiếp tục xem xét kỷ luật hiệu trưởng và những người có liên quan, báo Zing.vn đưa tin.

Tổng hợp

TIN LIÊN QUAN
Tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ. Ảnh: THX/TTXVN
WHO phê duyệt vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ thứ hai
(Ngày Nay) - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố việc cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine LC16m8 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận vaccine kịp thời tại các cộng đồng đang bùng phát dịch đậu mùa khỉ.
Bão Beryl là cơn bão cấp 5 đầu tiên hình thành vào tháng 6 khi bắt đầu mùa bão Đại Tây Dương. Ảnh: Nasa
Nguyên nhân đẩy nhanh tốc độ gió bão Đại Tây Dương năm 2024
(Ngày Nay) - Viện nghiên cứu Climate Central công bố một công trình cho thấy nhiệt độ đại dương ấm lên do con người gây ra đã làm tăng tốc độ gió tối đa của mọi cơn bão Đại Tây Dương trong năm 2024. Điều này phản ánh cách thức mà biến đổi khí hậu đang khuếch đại sức mạnh hủy diệt của các cơn bão.
Núi lửa Lewotobi Laki-Laki ở Đông Flores, tỉnh Đông Nusa Tenggara, Indonesia, phun trào ngày 8/11/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Indonesia cảnh báo nguy cơ lũ dung nham lạnh gần núi lửa Lewotobi
(Ngày Nay) - Ngày 20/11, giới chức Indonesia cho biết núi lửa Lewotobi Laki-laki tiếp tục hoạt động mạnh khiến 3 ngôi làng trong khu vực Đông Flores, tỉnh Đông Nusa Tenggara có nguy cơ cao phải hứng chịu lũ dung nham lạnh từ các con sông bắt nguồn từ đỉnh núi trên. Các ngôi làng này nằm trong bán kính 7 km tính từ miệng núi lửa.