Vụ dạy trẻ bằng "roi sắt": Hầu hết giáo viên không có bằng cấp

Qua kiểm tra hồ sơ, cơ sở chỉ có 3 giáo viên tốt nghiệp sư phạm ngành giáo dục đặc biệt, còn lại 8 người khác đều không có hồ sơ, hợp đồng lao động được thỏa thuận miệng với chủ cơ sở. Học phí cũng như các khoản chi phí trong quá trình học tập ở đây của các học sinh đều được chủ cơ sở thỏa thuận miệng với phụ huynh.
Vụ dạy trẻ bằng "roi sắt": Hầu hết giáo viên không có bằng cấp
Sáng 23/7, Đội CSĐT tội phạm về TTXH Công an Q.Tân Bình (TP.HCM) chính thức tiếp nhận clip ghi cảnh đánh đập trẻ tự kỷ ở “Trường tiểu học chuyên biệt Anh Vương”, do PV Thanh Niên cung cấp, để phục vụ công tác điều tra.
Vụ dạy trẻ bằng "roi sắt": Hầu hết giáo viên không có bằng cấp - anh 1
Vụ dạy trẻ bằng "roi sắt": Hầu hết giáo viên không có bằng cấp - anh 2

Những hình ảnh đánh đập trẻ tự kỷ tại Trường tiểu học chuyên biệt Anh Vương.

Khai gian dối

Từ 8 - 10 giờ cùng ngày, phóng viên đã mở clip ghi hình cảnh các em bị hành hạ để điều tra viên ghi nhận chính xác các diễn biến. Trong lúc xem, trinh sát, điều tra viên của công an quận tỏ thái độ rất bức xúc.

Theo Công an Q.Tân Bình, ngay sau khi báo đăng, công an đã xuống làm việc với chủ trường và thu thập hồ sơ danh sách của những người làm việc ở đây; đồng thời ghi nhận lời khai của một số bảo mẫu, giáo viên, nhân viên quản lý mà báo phản ánh đã tham gia đánh đập trẻ tự kỷ. Lời khai ban đầu của các bảo mẫu, giáo viên, quản lý thừa nhận có dọa, đánh các em “nhưng cũng chỉ để dạy bảo” (!). Tuy nhiên, sau khi xem tất cả clip mà PV cung cấp, điều tra viên của Công an Q.Tân Bình nhận định lời khai ban đầu của các cô giáo, bảo mẫu, quản lý chưa đúng với bản chất sự việc và thực tế mà PV ghi nhận được bằng hình ảnh, lời nói. Việc dọa, đánh đập này lặp đi lặp lại nhiều lần, vật cứng dùng để đánh xuất hiện trong nhiều lần đánh khác nhau trong nhiều ngày. Cụ thể, cơ quan công an thống kê từ 7 - 13.7, các cô giáo, bảo mẫu, nhân viên của trường gồm Lê Thị Thúy Vân (56 tuổi, quê Vĩnh Long), Nguyễn Thị Vương Trâm (28 tuổi, quê Bà Rịa-Vũng Tàu), Đỗ Thị Trúc (21 tuổi, sinh viên một trường đại học sư phạm, quê Bình Định), Nguyễn Ngọc Phương Lam (22 tuổi, quê Khánh Hòa), Võ Thị Thu Loa (29 tuổi, quê Bến Tre)… dùng tay chân, vật cứng như gỗ, kim loại, nhựa đánh đập, đe dọa các em Trần Minh Sang (8 tuổi, quê Đà Nẵng), Nguyễn Phi Bằng (8 tuổi, quê Sóc Trăng), Danh Phương (5 tuổi, quê Bình Phước), Trần An Tường (18 tuổi, ngụ Bình Dương). Trong đó, có 3 người thường xuyên đánh đập các em nhiều lần. Cụ thể, bảo mẫu Vân tham gia đánh 7 lần; Trúc đánh 6 lần, nhéo chim; Trâm đánh 3 lần. Những trận đòn roi đều xuất phát từ nguyên nhân nhỏ nhặt như các em nhớ nhà đòi về, hái lá cây, đang ăn mà dám đi uống nước, bật ti vi, mặc áo lộn của người khác…

Ở một diễn biến khác, trưa 23/7, Cơ quan CSĐT Công an Q.Tân Bình đã triệu tập bảo mẫu Vân, nhân viên quản lý Trâm, cô Trúc, cô Lam lên trụ sở quận tiếp tục ghi nhận lời khai. Đại tá Lê Văn Thúc, Trưởng công an Q.Tân Bình, khẳng định: “Tôi chưa nói đến chuyện truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng xét về yếu tố đạo đức thì không thể chấp nhận được và ai cũng lên án về vụ việc này. Quan điểm của Công an Q.Tân Bình sẽ xử lý nghiêm đến nơi đến chốn đúng theo quy định pháp luật. Tôi đã chỉ đạo cho anh em khẩn trương điều tra và 1 - 2 ngày tới sẽ đưa ra kết luận cuối cùng”.

Hầu hết nhân viên không bằng cấp

Cũng trong sáng 23.7, đoàn kiểm tra của Phòng GD-ĐT Q.Tân Bình tiếp tục đến “Trường tiểu học chuyên biệt Anh Vương” (số 86 Cống Lở, P.15, Q.Tân Bình) kiểm tra hoạt động chuyên môn liên quan đến nuôi dạy trẻ tự kỷ.

Qua kiểm tra hồ sơ, cơ sở chỉ có 3 giáo viên tốt nghiệp sư phạm ngành giáo dục đặc biệt, gồm cô Nguyễn Thị Ánh Nguyệt tốt nghiệp CĐSP Nha Trang, cô Nguyễn Ngọc Phương Lam tốt nghiệp CĐSP Trung ương 2, cô Võ Thị Thu Loa tốt nghiệp ĐH Sư phạm TP.HCM; còn lại 8 người khác đều không có hồ sơ, hợp đồng lao động được thỏa thuận miệng với chủ cơ sở (ông Chu Văn Việt, 44 tuổi). Ngoài ra, cơ sở này dù có xin thành lập công ty và đã được Sở KH - ĐT TP.HCM cấp phép từ ngày 5.5.2014 nhưng không có bất kỳ hồ sơ, sổ sách chứng từ về các khoản thu chi. Học phí cũng như các khoản chi phí trong quá trình học tập ở đây của các học sinh đều được chủ cơ sở thỏa thuận miệng với phụ huynh.

Hiện toàn bộ 27 học sinh từng ở cơ sở Anh Vương đều đã được gia đình đón về nhà. Một số em được chủ cơ sở hoàn trả lại một phần tiền học phí. Tại buổi làm việc, đoàn kiểm tra đã yêu cầu chủ cơ sở phải có trách nhiệm giải quyết những quyền lợi của các học sinh tự kỷ, nhân viên lao động; phối hợp cơ quan chức năng xử lý các vấn đề còn tồn đọng.

Theo nhận định của luật sư Nguyễn Hữu Thế Trạch (Đoàn luật sư TP.HCM), vụ việc này chẳng khác gì so với vụ xảy ra tại cơ sở mầm non Phương Anh ở Q.Thủ Đức (Thanh Niên đã phản ánh) đã được khởi tố về tội danh “hành hạ trẻ em”, nhưng nghiêm trọng hơn ở chỗ nạn nhân là trẻ em bị bệnh tự kỷ, khả năng nhận thức bị hạn chế. Với những bằng chứng mà Báo Thanh Niên ghi nhận được là đủ cơ sở, chứng cứ để cơ quan tố tụng truy cứu trách nhiệm hình sự. Tỷ lệ thương tật hoặc vết thương trong vụ việc này chỉ là yếu tố phụ. “Cơ quan chức năng không chỉ rút giấy phép, đóng cửa trường là xong mà cần phải trừng trị bằng pháp luật”, luật sư Trạch nói.

Quan điểm của Công an Q.Tân Bình sẽ xử lý nghiêm đến nơi đến chốn đúng theo quy định pháp luật. Tôi đã chỉ đạo cho anh em khẩn trương điều tra và 1 - 2 ngày tới sẽ đưa ra kết luận cuối cùng

Đại tá Lê Văn Thúc, Trưởng công an Q.Tân Bình

Hội đồng Bảo an LHQ kêu gọi tăng cường viện trợ cho Gaza
Hội đồng Bảo an LHQ kêu gọi tăng cường viện trợ cho Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 18/11 (giờ New York), các thành viên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (LHQ) đã kêu gọi tăng cường viện trợ cho những người dân đang gặp khó khăn ở Dải Gaza, đồng thời cảnh báo rằng tình hình ở khu vực này đang trở nên tồi tệ hơn.
Ấn bản tiếng Trung của 2 cuốn sách “Vắt qua những ngàn mây” và “Người Hà Nội, chuyện ăn chuyện uống một thời”
Ra mắt hai cuốn sách văn hóa Việt Nam tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Từ TP.Nam Ninh, Trung Quốc, dịch giả Nguyễn Lệ Chi, cho biết vào chiều ngày 16/11 vừa qua, Công ty Chibooks đã phối hợp với NXB Khoa học Kỹ thuật Quảng Tây tổ chức ra mắt ấn bản tiếng Trung cho hai cuốn sách về văn hóa Việt.
Buổi thực hành của lớp cồng chiêng và múa xoang bên mô hình nhà Rông đặc trưng ngay tại sân trường THCS Tân Thượng.
Bảo tồn văn hóa K’Ho ở mái trường vùng sâu cao nguyên Di Linh
(Ngày Nay) - Để bản sắc dân tộc K’Ho không bị mai một, thầy và trò Trường Trung học Cơ sở Tân Thượng (xã Tân Thượng, huyện Di Linh, Lâm Đồng) đã cùng nhau triển khai mô hình bảo tồn văn hóa ngay tại mái trường thân yêu. Hoạt động ý nghĩa này đã góp phần giữ gìn văn hóa đặc trưng của người dân tộc K’Ho ở cao nguyên Di Linh nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung.
Ảnh minh hoạ.
Việt Nam tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng
(Ngày Nay) - Theo Bộ Y tế, kháng thuốc là một mối đe dọa sức khỏe và sự phát triển toàn cầu. Việt Nam đang tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng. Việc phòng, chống kháng thuốc đòi hỏi sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội.
Tổng Bí thư Tô Lâm với cán bộ Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau
(Ngày Nay) - Tiếp theo chương trình công tác tại Cà Mau, chiều 17/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020-2025.
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
(Ngày Nay) - Nghe Pháp là từ thường gặp trong kinh. Đa văn là nghe Pháp nhiều, một trong những hạnh lành. Ngày nay, nghe Pháp không chỉ nghe giảng mà còn là đọc, tụng, nghiên cứu, thảo luận, biên khảo giáo pháp.