Vụ hơn 100 bác sỹ bị nợ lương: Người trong cuộc nói gì?

Ông Mã, Giám đốc chuyên môn cho biết: “Bệnh nhân có giảm nhưng không đáng kể. Số lượng giảm mới chỉ xảy ra 3 tháng trở lại đây”.
Vụ hơn 100 bác sỹ bị nợ lương: Người trong cuộc nói gì?

Bệnh nhân có giảm nhưng không đáng kể

Liên quan đến tình trạng bệnh viện đa khoa Hồng Đức, Kiến An (Hải Phòng) nợ lương, PV có mặt tại bệnh viện.

Theo ghi nhận của PV, bệnh nhân đến thăm khám tại viện khá đông. Hầu như phòng nào cũng có người bệnh.

Trao đổi về việc bản thân bị nợ lương, ông Bùi Văn Mã, Giám đốc chuyên môn của bệnh viện, cho biết, tính đến thời điểm này, bệnh viện nợ ông số tiền lên đến hơn 300 triệu.

Theo ông Mã, ông bắt đầu về bệnh viện công tác từ ngày 01/3/2015. Mức lương của ông trước đây là 30 triệu/tháng, nhưng tính từ thời điểm bệnh viện nợ lương đến giờ, mức lương của ông là 25 triệu/tháng.

Ông Mã trần tình vụ việc: “Tình trạng nợ lương diễn ra quá lâu. trước đây tôi thường động viên anh em cố gắng, nhưng có lẽ, đã đến lúc để mọi người đối diện với sự thật. Chúng tôi quá bức xúc, nên chẳng có gì phải giấu giếm nữa. Tiền khám sức khỏe cho bệnh nhân bệnh viện thu về từ đầu năm đến giờ khoảng 2 tỷ. Bên cạnh đó, những khoản thu khi khám dịch vụ ngoài tôi không quản lý việc này nên chỉ giám đốc công ty mới nắm được".

Khi được hỏi về nguyên nhân dẫn đến việc bệnh viện nợ lương, ông Mã đưa ra quan điểm: "Nếu nói nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ lương là do ít bệnh nhân thì chưa đúng. Chỉ 3 tháng trở lại đây, khi số lượng y bác sỹ gửi đơn lên ban giám đốc, kiến nghị giải quyết tiền lương ngày một đông đã ảnh hưởng đến tâm lý người đến khám bệnh. Vì vậy, bệnh nhân có giảm nhưng không đáng kể”.

Vụ hơn 100 bác sỹ bị nợ lương: Người trong cuộc nói gì? ảnh 1

Bệnh Viện đa khoa Hồng Đức, Kiến An (Hải Phòng).

Cùng tâm trạng với ông Mã, bác sỹ Đỗ Mạnh Ngừng, Trưởng khoa Ngoại, người về BVĐK Hồng Đức công tác từ tháng 5/2015 bức xúc: “Từ ngày vào làm việc tại viện đến giờ, tôi ký hợp đồng mức lương 10 triệu/ tháng. Kể từ tháng 5 đến nay, tôi nhận được 11 triệu, trong đó có 2 lần tạm ứng mỗi lần 2 triệu. Tháng 9 vừa rồi tôi được lấy lương 7 triệu, tổng cộng tôi nhận được tất cả 11 triệu. Từ tháng 10 vừa qua, tôi thấy nguy cơ nặng nề nên tôi chỉ đi làm nửa số công/ tháng”.

Không chỉ bác sĩ, mà nhân viên điều dưỡng của bệnh viện cũng phải chịu cảnh nợ lương. Nhân viên điều dưỡng tên Duyên chia sẻ: “Em tốt nghiệp đại học nên thử việc 3 tháng. 3 tháng đầu tiên thử việc không lương, 3 tháng tiếp theo được hỗ trợ 1,5 triệu, 2 tháng tiếp theo mức hỗ trợ là 2 triệu, từ tháng thứ tư em được hưởng mức hỗ trợ 3 triệu đồng. Đến tháng thứ 9 thì lương của em được 3,5 triệu cho đến thời điểm này. Tính đến thời điểm này, tiền trợ cấp em lĩnh rồi, chỉ còn tiền trợ cấp của tháng 1, tháng 2 bệnh viện chưa thanh toán. Còn tiền lương thì bệnh viện trả hết tháng 3 và tháng 9, lương tháng 5 thì lĩnh được 2 triệu. Còn lại là nợ từ ngày ấy đến giờ. Tính đến giờ, bệnh viện nợ em 20 triệu".

Nhiều y bác sỹ tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Đức bức xúc không chỉ về khoản nợ lương cả năm trời qua mà còn về cách tính lương bất hợp lý. Một nhân viên giấu tên, có 4 năm làm việc tại bệnh viện nêu quan điểm: “Lương tính bất cập lắm ạ. Hợp đồng 26 ngày công, nhưng nếu ai làm dưới 23 công thì số lương sẽ chia cho 30 ngày sau đó nhân lên số ngày đi làm. Những ai đi làm dưới 23 ngày công thì người lao động phải đóng bảo hiểm 100%, bệnh viện cũng không có văn bản nào quy định. Chúng em thắc mắc nhiều nhưng phía nhà đầu tư không một lời giải thích”.

Lãnh đạo bệnh viện nói gì trước tình trạng nợ lương?

Trao đổi với PV, bà Ngô Thuần Oanh, Giám đốc BVĐK Hồng Đức cho biết: “Hiện nay, bệnh viện đang mắc kẹt ở khoản tiền bảo hiểm bởi lẽ, ở bảo hiểm y tế tuyến đầu có phần định mức. Ví dụ, bảo hiểm phân cho Bệnh viện Hồng Đức 1 quý 2 tỷ tương đương với 18.000 thẻ. Trong quý đó, số bệnh nhân chuyển lên tuyến trên hoặc bệnh viện quá khả năng chữa bệnh nên phải chuyển lên tuyến trên. Cộng toàn bộ chi phí tuyến trên mất 2,5 tỷ. So với 2 tỷ bảo hiểm chi cho ban đầu thì bệnh viện bị âm 500 triệu.

Số bệnh nhân thực tế đang khám chữa tại Bệnh viện Hồng Đức, bệnh viện chi tiền thuốc, chi tiền hóa chất… mất khoảng 1 tỷ, 1 tỷ này sẽ được gọi là tiền vượt quỹ. Vậy, 1 tỷ đó sẽ bị treo lại để xác minh nguyên nhân khách quan hay chủ quan của 2,5 tỷ vượt tuyến. Vì vậy, bây giờ bảo hiểm đang xem xét nên chưa thể có tiền trả lương cho mọi người".

Vụ hơn 100 bác sỹ bị nợ lương: Người trong cuộc nói gì? ảnh 2

GĐ bệnh viện đã chốt giấy nợ với y bác sỹ làm việc tại bệnh viện.

Về lời hứa của mình với y bác sỹ trong bệnh viện, bà Oanh cho biết: “Lời hứa của tôi phụ thuộc vào bảo hiểm, khi có bản quyết toán từ phía bảo hiểm, tôi nghĩ sẽ sớm có lương chi trả cho mọi người. Vậy nên tôi động viên anh em và cũng nghĩ trong tuần sau sẽ có lương… Rồi khi bảo hiểm chưa giải quyết xong thì tôi đành phải thất hứa với họ”.

Giải thích về nguồn thu ngoài khi đi khám chữa dịch vụ cho các đơn vị, bà Oanh giải thích: “Nếu không có nguồn thu ngoài thì tôi không thể duy trì bệnh viện cho đến bây giờ. 100% thuốc, vật tư tiêu hao, điện nước… dùng trong bệnh viện đều cần tiền ngay. Toàn bộ số tiền thu từ bên ngoài được chi vào việc đó. Cho đến thời điểm tháng 8/2015, tôi đã chốt giấy nợ đối với từng y bác sỹ. Số nợ đó, tôi sẽ trả lãi suất 1%/ tháng. Tất cả các nhân viên đều nhận được giấy tờ đầy đủ".

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc ở những nội dung tiếp theo.

Trà My

Hải Phòng: Đội ngũ trí thức - nòng cốt, tiên phong trong nhiều hoạt động
Hải Phòng: Đội ngũ trí thức - nòng cốt, tiên phong trong nhiều hoạt động
(Ngày Nay) - Thành phố Hải Phòng đã có chủ trương cùng nhiều giải pháp, cơ chế, chính sách đặc thù, bố trí kinh phí, cơ sở, vật chất để bảo đảm điều kiện hoạt động cho đội ngũ trí thức. Hải Phòng xác định, đây là một trong những động lực quan trọng để phát triển đất nước và mỗi địa phương.
15 học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm​ tại TP.HCM
15 học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm​ tại TP.HCM
(Ngày Nay) - Tối 2/5, thông tin từ Bệnh viện Lê Văn Thịnh, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, đơn vị này đang điều trị, theo dõi tình hình sức khoẻ của 15 học sinh tại 4 trường tiểu học trên địa bàn nhập viện với các triệu chứng ngộ độc thực phẩm.
Ảnh minh họa
Ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024
(Ngày Nay) - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Theo hướng dẫn, đoàn thanh tra, kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện thanh tra, kiểm tra việc ban hành văn bản, công tác chỉ đạo, tổ chức kỳ thi của Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng thi, Điểm thi và công tác tổ chức thanh tra, kiểm tra thi của Sở Giáo dục và Đào tạo.
Ảnh minh họa
Trẻ em Hàn Quốc dành quá nhiều thời gian cho việc học
(Ngày Nay) -  Theo hãng tin Yonhap, hơn 60% số trẻ em Hàn Quốc dành thời gian cho việc học nhiều hơn mức được khuyến nghị. Đây là kết quả khảo sát do tổ chức phúc lợi trẻ em Childfund Korea tiến hành và công bố ngày 2/5.
Ảnh minh họa
Bắc Bộ và Thanh Hóa cục bộ có mưa to đến rất to
(Ngày Nay) -  Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ chiều tối 2/5 đến ngày 3/5, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa và dông, cục bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 80mm.
Ảnh minh họa
Tuyển sinh đầu cấp: TP HCM ưu tiên phân bổ học sinh học ở gần nơi cư trú nhất
(Ngày Nay) -  Nhằm tạo thuận lợi trong công tác tuyển sinh đầu cấp, năm học này Thành phố Hồ Chí Minh sẽ ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý (bản đồ GIS) trên toàn địa bàn để phân bổ học sinh vào chỗ học gần nhà nhất. Đặc biệt, việc phân bổ chỗ học cho học sinh chủ yếu dựa vào một tiêu chí là "nơi ở hiện tại" thay vì dựa trên nhiều tiêu chí năm học trước.