Box liên kết tin http://ngaynay.vn/phap-luat/vu-sap-nha-cao-bang-vi-sao-khoi-to-bi-can-nhung-lai-khong-bat-giam-43479.html |
Box liên kết tin http://ngaynay.vn/xa-hoi/vu-sap-nha-6-nguoi-thuong-vong-o-cao-bang-noi-dau-chua-nguoi-41616.html |
Phóng viên: Thưa luật sư, đối với 1 vụ án sập nhà chết 3, 3 người bị thương, được đánh giá là đặc biệt nghiêm trọng thì việc khởi tố bị can nhưng không bắt giam là có hợp lý?
Luật sư Trương Anh Tú: Tạm giam là biện pháp ngăn chặn được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự do người có thẩm quyền áp dụng đối với bị can, bị cáo. Đây là biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc nhất trong các biện pháp ngăn chặn. Cụ thể: tại Điều 119 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 có qui định rất rõ về vấn đề này. Tại Khoản 1, khoản 2 điều luật quy định rõ các trường hợp có thể áp dụng biện pháp tạm giam đối với bị can, bị cáo. Theo đó:
– Bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; phạm tội rất nghiêm trọng. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười năm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. Tội phạm rất nghiêm trọng, là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù. Đối với trường hợp bị can, bị cáo rơi vào trường hợp này, những người có thẩm quyền ra lệnh bắt tạm giam ngay mà không cần có thêm căn cứ khác.
– Bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội. Để tạm giam bị can, bị cáo trong trường hợp này cần có hai điều kiện. Một là, bị can, bị cáo phạm các tội mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt từ trên hai năm. Tức là không được áp dụng tạm giam đối với bị can, bị cáo phạm các tội mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt từ hai năm trở xuống. Hai là, có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội. Để xác định, bị can, bị cáo có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội thường căn cứ vào yêu cầu của điều tra, xét xử và sự cần thiết của việc ngăn chặn tội phạm, thái độ của bị can, bị cáo khi được áp dụng biện pháp ngăn chặn khác ít nghiêm khắc hơn tạm giam.
Như vậy, trong trường hợp đối với vụ án sập nhà gây hậu quả 3 người chết, 3 người bị thương và thiệt hại toàn bộ tài sản được đánh giá là đặc biệt nghiêm trọng mà không áp dụng lệnh bắt tạm giam đối với bị can là không hợp lý.
Luật sư Trương Anh Tú |
Phóng viên: Công an tỉnh Cao Bằng cho rằng, đối tượng Vũ Đình Dương chấp hành tốt pháp luật, hợp tác tốt. Vậy đây có phải là lý do cần và đủ trong việc không bắt tạm giam?
Luật sư Trương Anh Tú: Theo qui định của pháp luật tố tụng hình sự thì căn cứ để áp dụng biện pháp tạm giam là căn cứ vào tính chất, hành vi nhân thân của bị can bị cáo và căn cứ vào yêu cầu của việc ngăn chặn, sự cần thiết của việc ngăn chặn tội phạm. Đối với yêu cầu của việc ngăn chặn xảy ra 02 trường hợp theo qui định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 119 Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
Như vậy, ngoài yêu cầu về nhân thân của bị can thì các điều kiện khác liên quan đến tính chất hành vi phạm tội của bị can và các căn cứ khác cho rằng bị can có thể trốn như lợi dụng tình trạng nghề nghiệp có thể tự do đi lại, nơi cư trú không ổn định thường xuyên di chuyển…, căn cứ cho rằng bị can có thể cản trở quá trình điều tra như tiêu hủy chứng cứ, làm giả hiện trường, thông đồng với nhau về những lời khai gian dối, mua chuộc mang tính chất đối phó lại việc tiến hành điều tra, truy tố, xét xử. Do đó việc Công an tỉnh Cao Bằng cho rằng đối tượng Vũ Đình Dương chấp hành tốt pháp luật, hợp tác tốt. Đây không phải là lý do cần và đủ trong việc không bắt tạm giam đối với bị can Dương như phân tích ở trên. Bởi vì tính chất việc áp dụng biện pháp tạm giam xuất phát từ yêu cầu ngăn chặn chứ không phải là biện pháp trừng phạt cho nên đối với vụ việc gây hậu quả dặc biệt nghiêm trọng thiệt hại lớn về người và của, chưa nói đến trách nhiệm hình sự cơ quan điều tra phải làm rõ còn liên quan đến việc bồi thường dân sự với một số tiền không nhỏ thì việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam là hết sức cần thiết.
Hiện trường lúc vụ sập nhà 3 người chết, 3 người bị thương vừa xảy ra |
Phóng viên: Trong trường hợp Vũ Đình Dương bỏ trốn thì diễn biến vụ việc sẽ như thế nào? Cơ quan, cá nhân nào sẽ phải chịu trách nhiệm?
Luật sư Trương Anh Tú: Trong trường hợp bị can Vũ Đình Dương bỏ trốn thì vụ việc sẽ kéo dài gây ảnh hưởng cho quá trình giải quyết vụ án từ điều tra, truy tố, xét xử đặc biệt là quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại. Cơ quan điều tra là đơn vị có trách nhiệm truy tìm tung tích bị can bằng việc truy nã để truy tìm tung tích của bị can khi người đó bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu. Truy nã được thực hiện bằng quyết định truy nã và đã tiến hành các biện pháp xác minh, truy bắt nhưng không có kết quả;Đã xác định chính xác lý lịch, các đặc điểm để nhận dạng đối tượng bỏ trốn.
Trong mọi trường hợp, chỉ có cơ quan điều tra mới có thẩm quyền ra quyết định truy nã. Tùy vào giai đoạn tố tụng và tùy từng đối tượng bị truy nã mà cơ quan điều tra có thẩm quyền ra quyết định truy nã được xác định trong giai đoạn điều tra: nếu xác định bị can bỏ trốn hoặc không biết bị can đang ở đâu thì Cơ quan điều tra đang thụ lý vụ án phải ra quyết định truy nã và phối hợp với lực lượng cảnh sát truy nã tội phạm để tổ chức truy bắt.
Như vậy, đối với trường hợp vụ việc này cơ quan điều tra đang áp dụng biện pháp cấm không đi khỏi nơi cư trú đối với bị can mà không áp dụng biện pháp bắt tạm giam là không hợp lý do tính phòng ngừa tội phạm không cao. Trong trường hợp bị can Dương bỏ trốn cho thấy việc không áp dụng biện pháp ngăn chặn trong trường hợp bị can phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thể hiện sự dễ dãi tùy tiện trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn của cơ quan điều tra. Ngoài các nguyên nhân khách quan do bị can không chấp hành nghiêm chỉnh theo qui định và văn bản đã cam kết còn có nguyên nhân chủ quan do cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng hoặc không áp dụng một cách chính xác đầy đủ các qui định của Bộ luật tố tụng hình sự về các biện pháp ngăn chặn.Đối với việc áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm không đi khỏi nơi cư trú trên thực tế có nhiều bất cập như việc quản lý, giám sát của chính quyền địa phương còn lỏng lẻo, mối liên hệ giữa chính quyền địa phương và cơ quan đã áp dụng biện pháp này còn chưa chặt chẽ dẫn đến việc bị can có thể trốn khỏi địa phương nhưng chính quyền không biết. Hiện này trách nhiệm của chính quyền cơ sở trong việc quản lý, theo dõi bị can là không rõ ràng khi vi phạm khó truy cứu trách nhiệm.Bên cạnh đó việc bị can chỉ làm giấy cam đoan nhưng không có qui định rằng buộc kèm theo nên không nâng cao trách nhiệm của họ trong việc thực hiện các nghĩa vụ đã cam đoan.
Trên thực tế áp dụng biện pháp này cho thấy hiệu quả rất thấp, rất nhiều trường hợp bỏ trốn gây khó khăn cho quá trình điều tra, truy tố, xét xử. Do đó, việc áp dụng biện pháp ngăn chặn này đối với bị can Dương là không đảm bảo việc phòng ngừa ngăn chặn tội phạm theo qui định của pháp luật.
Hai đứa con của anh Nguyễn Hoài Đức-nạn nhân trong vụ sập nhà bỗng nhiên trở thành mồ côi mẹ |
Phóng viên: Đặt trường hợp Vũ Đình Dương được tại ngoại như bây giờ, giữa Dương và Trương Xuân Hoà có chuyện bàn luận, thông cung thì kết luận điều tra của vụ án liệu có khách quan?
Luật sư Trương Anh Tú: Đối với trường hợp này việc bị can Dương chưa đảm bảo các điều kiện được tại ngoại thì việc có sự gặp gỡ bàn bạc giữa bị can Dương và chủ nhà Trương Xuân Hòa không loại trừ. Bởi vì việc bị can Dương hiện tại chỉ bị cấm đi khỏi nơi cư trú nên bị can Dương có thể dễ dàng gặp gỡ với chủ nhà để trao đổi bàn bạc, cùng nhau thống nhất một lời cung khai cho một nội dung sự việc (thường là khác đi với sự thật hoặc sai sự thật) làm có lợi cho mình hoặc người nào đó. Nhằm giảm đi mức sai phạm hoặc trách nhiệm đối với pháp luật hay công việc. Điều này sẽ gây khó khăn cản trở cho quá trình điều tra sẽ dẫn đến kết luận điều tra không chính xác, khách quan trong trường hợp các bị can thông cung và hợp lý hóa các tài liệu chứng cứ trong vụ án.
Điều 183 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
“- Việc hỏi cung bị can do Điều tra viên tiến hành ngay sau khi có quyết định khởi tố bị can. Có thể hỏi cung bị can tại nơi tiến hành điều tra hoặc tại nơi ở của người đó. Trước khi hỏi cung bị can, Điều tra viên phải thông báo cho Kiểm sát viên và người bào chữa thời gian, địa điểm hỏi cung. Khi xét thấy cần thiết, Kiểm sát viên tham gia việc hỏi cung bị can.
Trường hợp vụ án có nhiều bị can thì hỏi riêng từng người và không để họ tiếp xúc với nhau. Có thể cho bị can viết bản tự khai của mình.
Hỏi cung bị can là một biện pháp điều tra theo trình tự luật định đối với một người đã bị khởi tố về hình sự (bị can) nhằm làm rõ sự thật về hành vi phạm tội của họ và của những người đồng phạm. Khi tiến hành hỏi cung bị can, Điều tra viên phải quán triệt nguyên tắc thận trọng, khách quan, không được dễ tin lời cung. Lời khai của bị can phải được thẩm tra, xác minh kỹ, bảo đảm chính xác và rõ ràng; phải thực hiện đúng thủ tục pháp luật về hỏi cung bị can.Nếu vụ án có nhiều bị can thì phải hỏi cung riêng từng bị can và không được để cho các bị can tiếp xúc với nhau để tránh các bị can thông cung, khai báo không đúng sự thật.
Như vậy chỉ khi cơ quan điều tra xác định khởi tố bị can đối với ông Hòa thì việc hỏi cung trong quá trình điều tra theo qui định nói trên. Do đó hiện tại rất khó xác định có hay không việc thông cung giữa bị can Dương và ông Vũ Đình Hòa.