WHO cảnh báo năm dịch bệnh thứ hai hậu quả nặng nề hơn

0:00 / 0:00
0:00
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 14/5 cảnh báo đại dịch COVID-19 có khả năng sẽ gây hậu quả nghiêm trọng hơn với nhiều ca tử vong hơn trong năm 2021.
WHO cảnh báo năm dịch bệnh thứ hai hậu quả nặng nề hơn

Tại họp báo ở Geneva (Thụy Sĩ), Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh thế giới đang trải qua một năm đại dịch thứ hai có thể sẽ còn có nhiều ca tử vong hơn năm đầu tiên. Tính đến nay, sau hơn một năm bùng phát, đại dịch đã khiến hơn 3,4 triệu người trên thế giới tử vong.

Ấn Độ hiện đang là điểm nóng của dịch bệnh toàn cầu với số ca mắc mới mỗi ngày cao trong thời gian gần đây ghi nhận riêng tại quốc gia Nam Á đã gần bằng tổng số ca mắc mới ghi nhận ở những khu vực còn lại trên thế giới. Hiện số ca tử vong vì dịch bệnh tại Ấn Độ cũng đã vượt mức 260.000 người. Ngày 14/5, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cảnh báo dịch bệnh đang lây lan mạnh tới các vùng nông thôn rộng lớn của nước này.

Tại Nhật Bản, không khí đang đè nặng khi chính phủ nước này phải mở rộng tình trạng khẩn cấp vì đại dịch ra 3 vùng khác trên cả nước. Như vậy, trong bối cảnh chỉ còn 10 tuần nữa là khai mạc Đại hội Thể thao thế giới Olympic, tình hình dịch bệnh tại nước chủ nhà vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện.

Trong khi thủ đô Tokyo và một số khu vực đã áp dụng lệnh tình trạng khẩn cấp tới hết tháng 5/2021 thì 3 tỉnh khác cũng có các địa điểm thi đấu là Hiroshima, Okayama và Bắc Hokkaido tiếp tục bị đưa vào danh sách áp dụng biện pháp này.

Ở châu Âu, Thủ tướng Anh Boris Johnson cũng bày tỏ quan ngại trước sự xuất hiện của biến thể mới của virus SARS-CoV-2 phát hiện lần đầu tại Ấn Độ, biến thể B1.617.2, vốn được cho là một phần nguyên nhân chính dẫn tới làn sóng dịch bệnh tồi tệ tại quốc gia này. Thủ tướng Johnson không loại trừ khả năng việc B1.617.2 xâm nhập vào Anh sẽ khiến quá trình mở cửa trở lại nền kinh tế và xã hội tại nước này bị gián đoạn một cách nghiêm trọng.

Bộ Y tế Anh đã phát hiện ra biến thể trên tại vùng Tây Bắc xứ England và ở thủ đô London.

Thủ tướng Johnson cho biết chính phủ sẽ dựa vào những dữ liệu đánh giá chính thức về mức độ nguy hiểm của biến thể này để đưa ra quyết định về các bước tiếp theo trong tiến trình mở cửa trở lại. Hiện giới khoa học tin rằng biến thể B1.617.2 lây lan nhanh hơn nhưng chưa xác định được cụ thể nhanh hơn bao nhiều lần so với virus gốc.

Trong khi đó, một số quốc gia trong châu lục như Hy Lạp, Pháp và Tây Ban Nha đã khởi động mùa du lịch Hè với hy vọng bù đắp cho một năm 2020 ảm đạm.

Tại Mỹ, các quy định đeo khẩu trang đang được nới lỏng với những người đã tiêm phòng đầy đủ, một biện pháp được công bố trong hướng dẫn mới của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) nước này. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều điều cần được giải đáp xung quanh hướng dẫn mới như cách thức triển khai hay định nghĩa thế nào là tiêm phòng đầy đủ. Lại một lần nữa nội bộ Mỹ rơi vào cảnh "mạnh ai nấy làm", thiếu một chính sách nhất quán, vốn từng đẩy quốc gia này vào "chảo lửa" COVID-19 hồi đầu năm 2020.

Một số bang tại Mỹ ngay từ đầu đã không áp dụng quy định đeo khẩu trang bắt buộc, một số bang lại dỡ bỏ quy định trước cả khi CDC Mỹ có hướng dẫn mới và một số bang khác vẫn đang đánh giá số liệu trong khi Maryland và Virginia lập tức làm theo hướng dẫn mới của cơ quan chức năng.

Nhiều công ty lớn cũng đưa ra những lựa chọn khác nhau, trong đó hãng bán lẻ hàng đầu Mỹ Walmart ngày 14/5 tuyên bố sẽ dỡ bỏ yêu cầu đeo khẩu trang với những nhân viên và khách hàng đã tiêm phòng đầy đủ. Tuy nhiên, nghiệp đoàn công nhân ngành thực phẩm và thương mại, đại diện cho khoảng 1,3 triệu lao động, lại dứt khoát phản đối và cho rằng vẫn còn nguy cơ từ những người chưa tiêm phòng và không tuân thủ những quy định an toàn phòng dịch.

Hơn 580.000 người Mỹ tử vong vì COVID-19 nhưng cũng đã có khoảng 60% dân số nước này được tiêm ít nhất một mũi vaccine phòng bệnh trong khi số ca mắc mới có chiều hướng giảm nhanh, đối tượng tiêm phòng được mở rộng ra cả nhóm trẻ em.

Về vấn đề này, ngày 14/5, WHO cũng cho rằng những người đã tiêm phòng vẫn nên đeo khẩu trang tại những khu vực vẫn còn tình trạng lây nhiễm. Các quan chức của WHO đều cho rằng các nước cần cân nhắc kỹ về việc dỡ bỏ các biện pháp nhằm kiểm soát lây nhiễm, như đeo khẩu trang, đồng thời cảnh báo nguy cơ xuất hiện thêm những biến thể mới của virus. Nhà khoa học trưởng của WHO Soumya Swaminathan khẳng định hiện có quá ít quốc gia đủ điều kiện để dỡ bỏ những biện pháp này.

Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
(Ngày Nay) - Những bức tranh dân gian Hàng Trống với nội dung thể hiện các tích truyện dân gian, được các nghệ nhân khắc họa cầu kỳ, tinh xảo, toát lên nét sinh động, ý nhị, trở thành nét tinh hóa văn hóa của vùng đất Kinh Kỳ.
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
(Ngày Nay) - Theo Sở Du lịch Hà Nội, quý I/2024, tổng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 6,54 triệu lượt khách, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khách du lịch quốc tế ước đạt 1,4 triệu lượt khách, tăng 40%. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 25.487 tỷ đồng, tăng 17,8%.
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
(Ngày Nay) - Ngày 28/3, người sáng lập sàn giao dịch tiền điện tử FTX Sam Bankman-Fried đã bị kết án 25 tù vì tội lừa đảo khách hàng và các nhà đầu tư trên nền tảng giao dịch tiền ảo này.
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
(Ngày Nay) - Trước thềm mùa du lịch biển, thị xã Cửa Lò (tỉnh Nghệ An) đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng chỉ trang đô thị, nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
(Ngày Nay) - Nếu áp thuế chống bán phá giá đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu sẽ khiến nguồn cung ngày càng khan hiếm và vô hình chung sẽ tạo ra thế độc quyền cho doanh nghiệp sản xuất trong nước. Khi đó, các doanh nghiệp trong ngành tôn mạ và ống thép sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng và trên hết là người tiêu dùng cũng sẽ phải sử dụng thép nội giá cao.