Xét xử phúc thẩm 14 bị cáo trong vụ khủng bố sân bay Tân Sơn Nhất

Do Đặng Hoàng Thiện và 13 đồng phạm trong vụ khủng bố sân bay Tân Sơn Nhất kháng cáo kêu oan sau bản án sơ thẩm, dự kiến TAND Cấp cao tại TP.HCM sẽ xét xử phúc thẩm vụ án này vào ngày mai 4/6.
Các bị cáo bị kết tội khủng bố chống lại chính quyền. Ảnh Zing.vn
Các bị cáo bị kết tội khủng bố chống lại chính quyền. Ảnh Zing.vn

Theo Zing.vn, dự kiến ngày 4-6/6, TAND Cấp cao tại TP.HCM sẽ mở phiên xử phúc thẩm đối với nhóm khủng bố sân bay Tân Sơn Nhất do Đặng Hoàng Thiện cầm đầu. Bị cáo Thiện và 14 đồng phạm đã từng bị đưa ra xét xử về tội Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân. Ngoài ra, một nữ bị cáo cũng bị xét xử tội Không tố giác tội phạm.

Tại phiên tòa sơ thẩm ngày 27/12/2017, TAND TP.HCM đã tuyên Đặng Hoàng Thiện (25 tuổi) 16 năm tù, chịu 5 năm quản chế; Nguyễn Đức Sinh, người cầm đầu đốt bãi xe Công an TP.Biên Hòa nhận mức án 10 năm tù, 3 năm quản chế.

Hai người trực tiếp tham gia vụ khủng bố ở sân bay Tân Sơn Nhất là Ngô Thuỵ Tường Vy lĩnh 11 năm tù, 3 năm quản chế và Trương Tấn Phát lĩnh 5 năm tù giam, 3 năm quản chế. 

Bị cáo Nguyễn Thị Chung nhận mức án 12 năm tù giam, Thái Hàn Phong mức án 14 năm tù, Nguyễn Ngọc Tiền nhận mức án 11 năm tù. Ngoài ra, các bị cáo khác như Bùi Công Thành, Lê Hùng Cường, Trần Quốc Lượng, Vũ Mộng Phong, Hoàng Văn Dương, Hùng Văn Vương, Đoàn Văn Thế, Trần Văn No nhận mức án từ 5-8 năm tù và 3 năm quản chế.

Riêng bị cáo Lê Thị Thu Phương (bạn gái của Thiện) bị kết án 18 tháng tù treo về tội Không tố giác tội phạm. Sau bản án sơ thẩm, ngoại trừ bị cáo Lượng và Phương, các bị cáo còn lại đều kháng cáo kêu oan, xin giảm nhẹ hình phạt.

Theo cáo trạng, Đào Minh Quân là người cầm đầu tổ chức phản động lưu vong ở nước ngoài. Năm 2016, Quân móc nối với Phạm Lisa lôi kéo nhiều người trong và ngoài nước thông qua mạng xã hội, thành lập các "nhóm hành động" để thực hiện các vụ khủng bố.

Giữa tháng 4/2017, Phạm Lisa chuyển cho Thiện cùng đồng phạm gần 12 triệu đồng rồi chỉ đạo nhóm này mua vật liệu chế tạo bom xăng, kích nổ bằng điều khiển từ xa với mục đích gây cháy nổ sân bay Tân Sơn Nhất vào dịp lễ 30/4.

Theo báo Dân Trí, ngoài vụ đốt kho xe và đặt bom xăng tại sân bay Tân Sơn Nhất, băng nhóm này còn thực hiện nhiều vụ khủng bố khác nhưng đều bị lực lượng chức năng ngăn chặn kịp thời.

Cụ thể, cuối năm 2016, Sinh và đồng bọn lên kế hoạch khủng bố vào Tết Nguyên đán 2017. Tuy nhiên, tháng 1/2017, Sinh đánh bạc và xô xát với 1 số đối tượng ở Hóc Môn nên bị lực lượng chức năng phát hiện bắt giữ cùng với khẩu súng trong người. Lợi dụng sơ hở, Sinh đã trốn sang Lào.

Tháng 3/2017, theo chỉ đạo của Phạm Lisa, Sinh quay về Việt Nam để chuẩn bị hoạt động khủng bố thì bị bắt. Với thủ đoạn tương tự, Bùi Tân Thành và Hùng Văn Vương cùng với một số đối tượng chế tạo 1 quả bom xăng đặt tại quán cà phê trước cửa siêu thị BigC trên đường Trường Chinh, quận Tân Phú nhưng đã bị lực lượng chức năng ngăn chặn kịp thời.

Ngoài ra, nhóm của Thành và Vương cũng tổ chức biểu tình tại nhà thờ Đức Bà. Theo chỉ đạo của Phạm Lisa, Trần Quốc Lượng đã chế tạo súng bút dùng cho kế hoạch khủng bố. Tháng 3/2017, Lượng chế tạo và bán 2 súng bút cho 1 người ở Quảng Ninh thì bị bắt.

Theo Người Đưa Tin

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có đức, có tài
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có đức, có tài
(Ngày Nay) - Sáng 18/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và trao Huân chương Lao động hạng Ba, tặng Trường đại học Kinh tế. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo. Tạp chí Ngày Nay trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt.
Tổng Bí thư Tô Lâm với cán bộ Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau
(Ngày Nay) - Tiếp theo chương trình công tác tại Cà Mau, chiều 17/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020-2025.
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
(Ngày Nay) - Nghe Pháp là từ thường gặp trong kinh. Đa văn là nghe Pháp nhiều, một trong những hạnh lành. Ngày nay, nghe Pháp không chỉ nghe giảng mà còn là đọc, tụng, nghiên cứu, thảo luận, biên khảo giáo pháp.
Toàn cảnh Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình.
Gìn giữ văn hóa bản địa qua trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình
(Ngày Nay) - Tối 17/11, tại Quảng trường Hòa Bình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình tổ chức Chương trình Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện của Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 diễn ra từ ngày 15-23/11/2024.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở Tổ dân phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình.
Đoàn kết xây dựng khu dân cư tự quản, văn minh, hạnh phúc
(Ngày Nay) - Tối 17/11, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cùng Đoàn công tác Trung ương đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại Tổ dân phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình. Cùng tham dự có đại diện lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, tỉnh Ninh Bình và đông đảo cán bộ, nhân dân Tổ dân phố 4, phường Đông Thành.
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Tỉnh Hưng Yên đang triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển, mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế với nhiều hoạt động hỗ trợ và các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, nhằm mang lại quyền lợi thiết thực cho người dân.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
(Ngày Nay) - Ngày 16/11, trong cuộc thảo luận về tuyên bố chung trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), các nhà ngoại giao của nhóm đã gặp khó khăn trong việc thu hẹp bất đồng về nguồn tài chính để giải quyết biến đổi khí hậu và vấn đề đánh thuế nhóm siêu giàu.