Xót xa phận người chết không được lo ma vì nợ thôn 1,8 triệu đồng

Bà Nguyễn Thị Lê (58 tuổi), trú tại thôn Chùa, Lương Phong, Hiệp Hòa, Bắc Giang đã không được hưởng một đám ma trọn vẹn cho mình chỉ vì nợ khoản tiền đóng góp cho thôn.
Xót xa phận người chết không được lo ma vì nợ thôn 1,8 triệu đồng

Người trong thôn Chùa (xã Hương Phong, Hiệp Hòa, Bắc Giang) không ai là không biết hoàn cảnh của gia đình nhà bà Lê.

Mẹ bà là cụ Nguyễn Thị Bốn năm nay đã 89 tuổi, lưng đã yếu, mắt đã mờ nhưng hằng ngày vẫn phải quằn lưng ra dọn dẹp, bán những mớ rau, ngọn chuối để mưu sinh. Bởi vì bà Lê là người khuyết tật bẩm sinh, ngay cả chuyện vệ sinh cá nhân, bà Lê vẫn còn phải nhờ mẹ già.

Hơn nữa, theo lời cụ Bốn kể, bà có đến tận 3 cô gái liền kề nhau cùng vướng phải khuyết tật đó. Nhưng nay đã mất hết, gần đây nhất là bà Lê đã qua đời hôm mùng 9/11 vừa qua. Cụ Bốn ở cùng con gái để chăm sóc cho đứa con tật nguyền của mình, cho dù bà hiện giờ như “ngọn dầu trước gió”.

Xót xa phận người chết không được lo ma vì nợ thôn 1,8 triệu đồng ảnh 1

Bàn thờ bà Lê.

Đám ma không kèn, không trống… vì vi phạm hương ước của làng?!

Tiếp chúng tôi tại nhà riêng, con trai cả của cụ Bốn là Ông Nguyễn Văn Nam (SN 1951) chia sẻ: “Bà Lê bị khuyết tật từ nhỏ nên mẹ tôi dù tuổi đã cao nhưng lúc nào cũng chỉ đòi ở cùng con gái để chăm sóc cho nó”.

Ông Nam cho biết thêm, bà Lê là người khuyết tật, thuộc diện hộ nghèo. Nhưng chỉ vì vi phạm hương ước mà các ban ngành trong thôn, trong xã không tổ chức ma chay theo phong tục.

Cái chết của bà Lê, làng đã không thông báo trên loa như những đám tang bình thường khác, đến cả kèn trống, xe tang... để lo đám gia đình ông cũng không được mượn của làng mà phải tự thân vận động, mượn từ các làng lận cận để làm đám ma cho bà chu toàn.

Xót xa phận người chết không được lo ma vì nợ thôn 1,8 triệu đồng ảnh 2

Ông Nam - con trai cả của cụ Bốn bức xúc cho biết.

Ông Nam lý giải nguyên nhân: do gia đình ông bức xức về các chính sách, các điều khoản thu chi của làng không minh bạch nên đã chống đối bằng cách sẽ không đóng góp bất kì khoản gì trong làng.

Ông Nam khẳng định: “Cách đây 7 năm tôi đã có tuyên bố những yêu cầu thu chi bất hợp lí về các công trình như xây mương, đổ cấp phối đường ngoài đồng... trong làng cần phải được minh bạch. Kể cả làng, xã, có hay không trả lời cũng phải có công văn bằng văn bản để cho chúng tôi còn biết”.

Sau khi bà Lê mất thì trưởng thôn Chùa là ông Nguyễn Văn Khúc có gọi ông Nam lên thông báo gia đình ông và em gái còn nợ nhiều khoản tiền đóng góp trong thôn như: bão lụt, tình nghĩa, hội xuân, môi trường... Nếu đóng hết thì thôn sẽ tổ chức tang lễ cho em gái ông.

Ông Nam ngán ngẩm: “Tôi có hỏi qua ông Nguyễn Văn Vinh - Trưởng ban mặt trận của làng về những khoản chi vô lí của em gái tôi. Bản thân tôi không đóng góp là đúng, nhưng em gái tôi là tàn tật lại còn là hộ nghèo thì nó có liên quan gì đến chuyện nợ nần của thôn xóm đâu mà ép nợ nó. Ông Vinh còn khẳng định với tôi rằng, em gái tôi không phải đóng góp gì hết vì nó thuộc hộ gia đình được trợ cấp miễn giảm tất cả các khoản thu chi của nhà nước và xã hội”.

Xót xa phận người chết không được lo ma vì nợ thôn 1,8 triệu đồng ảnh 3

Cụ Bốn: "Trước khi chết, cái Lê bảo tôi phải sống ở đây để trông nhà cho nó".

Ngoài ra, gia đình nhà ông Nam rất bức xức khi thôn, xã không công chứng cho gia đình ông là gia đình cô công với cách mạng. Ông tâm sự: “Bản thân bố tôi còn sống đã là đảng viên với 30 năm tuổi Đảng, đã từng là bộ đội vùng Cao – Lạng. Mẹ tôi cũng là thanh niên du kích thời đó. Nhưng khi ra công chứng của thôn thì nhận được cái lắc đầu phũ phàng của ban lãnh đạo thôn. Bắt tôi phải đóng góp thì mới chịu cho công chứng”.

Khi "phép vua còn thua lệ làng"

Liên hệ với Ông Nguyễn Văn Khúc, trưởng thôn Chùa, xã Lương Phong. Ông này cho biết, số tiền mà gia đình ông Nam đang nợ là 1.860.000 đồng. Còn bà Lê nợ 1.716.000 đồng. Số tiền này là tiền đóng góp cho các khoản trong làng.

“Chúng tôi đã yêu cầu ông Nam, cũng như bà Lê lúc còn sống nhanh chóng đóng cho thôn như các hộ gia đình khác nhưng cả chục năm nay rồi, ông Nam vẫn không chịu thực hiện” - ông Khúc chia sẻ.

Xót xa phận người chết không được lo ma vì nợ thôn 1,8 triệu đồng ảnh 4

Khoản thu nợ các khoản trong làng của bà Lê.

Tiếp lời, ông Khúc cho PV xem hương ước của làng Chùa được soạn thảo vào năm 2011. Trong đó, có khoản 5 của hương ước có đoạn: “Nếu hộ gia đình nào hay bất kỳ cá nhân nào không chấp hành sẽ bị đuổi ra khỏi hội. Kể cả những hộ có người 100 tuổi già nếu không thực hiện hương ước của làng chính quyền địa phương sẽ không tổ chức lễ mai táng”.

Ông trưởng thôn này cho hay: “Tôi và nhà bà Lê vốn dĩ là anh em họ. Người nhà với nhau cả, làm như vậy tôi cũng day dứt lắm vì chị em, không phải núm ruột thì là gì. Nhưng tôi nói mãi rồi mà họ vẫn không nghe thì tôi buộc phải làm theo hương ước, việc đó là việc bất đắc dĩ. Tôi làm việc cho cộng đồng chứ không phải vì tình riêng mà vi phạm hương ước. Có thể tôi ưu tiên cho gia định bà Lê nhưng như thế các hộ gia đình khác cũng sẽ phản ánh vì tôi lấy chuyện riêng làm việc công”.

Xót xa phận người chết không được lo ma vì nợ thôn 1,8 triệu đồng ảnh 5

Ông khúc và hương ước của làng.

Xót xa phận người chết không được lo ma vì nợ thôn 1,8 triệu đồng ảnh 6

Sổ hương ước của làng Chùa.

Xót xa phận người chết không được lo ma vì nợ thôn 1,8 triệu đồng ảnh 7

Điều 5 trong hương ước của thôn.

Nhiều người dân trong làng Chùa cho rằng, hương ước mà thôn Chùa đang thực hiện là văn bản lưu trữ trong làng. Cứ 6 tháng một lần trưởng thôn lại đọc cho bà con nghe nội dung hương ước trên để mọi người cùng cam kết thực hiện.

Tái khẳng định lại lời nói, ông Khúc trình bầy: “Hương ước này là tất cả người dân trong thôn lập ra chứ không phải tôi tự nhiện soạn thảo. Vì vậy dân trong làng cần phải thực hiện đúng các yêu cầu, nguyên tắc đã bàn trong cuốn hương ước đó”.

Điều đáng nói rằng, các khoản thu chi này đều do thôn Chùa tự thu, tự chi đề ra.Trong khi theo quy định của pháp luật bà Lê là người khuyết tật được miễn giảm tất cả các khoản đóng góp của nhà nước.

Ông Khúc còn cho biết: “Bà Lê là người khuyết tật, hộ nghèo. Bản thân bà Lê cũng đã nhận được các ưu đãi, chính sách của Đảng, của Nhà nước nên những khoản đóng góp của địa phương bà Lê phải đóng cho làng”.

Trái hẳn với chia sẻ của Ông Khúc, Bà Nghiêm Thị Quyền, chị dâu bà Lê xúc động: “Hàng ngày cô ấy đi xe lăn lên chợ Gió, chợ Thắng mua ít hàng về bán cho mẹ già và trẻ em kiếm cái sinh nhai qua ngày. Chứ có lấy đâu ra mà giàu có hay dư giả gì mà đóng góp nhiều thế”.

Đi quanh thôn Chùa, ông Đức, một nông dân trong thôn cho hay: “Cho dù bà Lê là người khuyết tật nhưng cũng phải hoàn thành các nghĩa vụ của địa phương. Kể cả bà Lê có nhận được bất kì sự ưu đãi nào. Nhiều khi phép vua còn thua lệ làng, bản thân ai trong làng phải thực hiện đúng nguyên tắc của làng”.

Những khoản đóng góp là tự thôn đề ra?

Theo ông Khúc, trước khi quyết định tổ chức hay không tổ chức tang lễ, ông đã hỏi ý kiến cán bộ trong thôn cũng như xin ý kiến chủ tịch UBND xã là ông Trần Quang Hán.

Trao đổi với phóng viên, Ông Trần Quang Hán cho biết: “Các khoản đóng góp trên là do người dân trong thôn họp và ra quyết định tự thu, tự chi nên xã không can thiệp sâu vào chuyện nội bộ của địa phương”.

Xót xa phận người chết không được lo ma vì nợ thôn 1,8 triệu đồng ảnh 8

Căn nhà bà Lê và cụ Bốn sống.

“Từ xưa tới nay, xã chưa thu bất kì các khoản thu nào của bà Lê cả. Còn việc bà Lê nợ thôn Chùa là chuyện riêng của thôn họ, UBND xã không đề ra các khoản thu đó”.

Ông chủ tịch này còn cho biết thêm: “Việc này liên quan tới tình người trong thôn, trong làng. Tôi có chỉ đạo cho ông Khúc, việc làng ông thì ông thực hiện”.

Ông Trần Văn Vĩ - Trưởng Phòng Tư pháp huyện Hiệp Hòa cho rằng những điều lệ nằm trong quy ước mà trưởng thôn Chùa đang thi hành là hoàn toàn trái luật. Ông này khẳng định: “Những quy ước, hương ước đi trái với quy định của pháp luật sẽ bị hủy bỏ. Hương ước là để mọi người đoàn kết hơn, giữ những nét đẹp truyền thống văn hóa chứ không phải để quy định rằng buộc về kinh tế”.

Tiểu Lâm

Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.