Ý kiến trái chiều việc quét vôi di tích, trang trí đường phố Hà Nội

(Ngày Nay) - Màu vôi mới ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám và mẫu đèn hoa trên đường phố Hà Nội đang nhận sự quan tâm bàn luận của cộng đồng, trong đó nhiều chuyên gia cho rằng cần "hài hòa với xung quanh". 

Màu vôi mới ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám và mẫu đèn hoa trên đường phố Hà Nội đang nhận sự quan tâm bàn luận của cộng đồng, trong đó nhiều chuyên gia cho rằng cần "hài hòa với xung quanh". 

    Màu vôi mới ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám và mẫu đèn hoa trên đường phố Hà Nội đang nhận sự quan tâm bàn luận của cộng đồng, trong đó nhiều chuyên gia cho rằng cần "hài hòa với xung quanh". 

      Chào đón năm mới 2017, Hà Nội trang trí đèn hoa không lòe loẹt và dày đặc như năm ngoái mà tập trung ở một số điểm nhấn.
      Chào đón năm mới 2017, Hà Nội trang trí đèn hoa không lòe loẹt và dày đặc như năm ngoái mà tập trung ở một số điểm nhấn.

      Khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám đang khoác lên mình "chiếc áo mới" để đón Tết. Cụ thể các bức tường bao, tường rào khu vực quanh giếng Thiên Quang, bia tiến sĩ được quét loại vôi trộn với than bùn, còn gọi là vôi sữa truyền thống.

      Họa sỹ Lê Thiết Cương bày tỏ không đồng tình với việc quét vôi trang trí như trên. Ông cho rằng, màu vôi mới phủ lên một số công trình chưa hài hòa với khung cảnh xung quanh. Với một di tích cổ như Văn Miếu thì màu vôi cần cũ hơn để tạo đồng bộ với các hạng mục không được tu sửa. 

      Tuy nhiên, theo ông Đặng Văn Bài (Phó chủ tịch Hội đồng di sản quốc gia) thì quét vôi cho di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám là cần thiết và nên tiến hành thường xuyên để bảo vệ lớp vữa tường, cũng để chỉnh trang di tích tạo không khí đón xuân mới. "Màu sơn không quá mới là chấp nhận được. Văn Miếu là di tích cấp quốc gia đặc biệt nên việc tu sửa đã được nhiều cơ quan thẩm quyền phê duyệt, giám sát chặt chẽ", ông Bài nói.

      Ý kiến trái chiều việc quét vôi di tích, trang trí đường phố Hà Nội ảnh 1Hà Nội vệ sinh cấu kiện gỗ và quét vôi trang trí lại cảnh quan di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám. 

      Theo lãnh đạo Sở Văn hóa Hà Nội, đón năm mới Đinh Dậu 2017, Thủ đô tổ chức trang trí 6 tuyến phố trung tâm gồm: Tràng Tiền, Hàng Bài, Ngô Quyền, Bà Triệu, Phan Đình Phùng, Điện Biên Phủ.

      Rút kinh nghiệm việc trang trí Tết Bính Thân bị phản đối vì lòe loẹt, năm nay Sở Văn hóa đã tổ chức cuộc vận động thiết kế hình thức trang trí để chọn ra các tác phẩm có chất lượng tốt nhất, chọn làm mẫu áp dụng trên các tuyến phố. Lãnh đạo ngành Văn hóa Thủ đô cho biết việc trang trí được làm rất thận trọng, từng tuyến, từng điểm và tiếp tục lắng nghe để điều chỉnh chứ không ồ ạt.

      Trước thông tin nêu trên, nhiều ý kiến cho rằng, việc trang trí đường phố cần được chính quyền đặt hàng các trường mỹ thuật hoặc mời gọi chuyên gia đầu ngành thiết kế dựa trên đặc điểm lịch sử và văn hóa của đô thị. Mỗi thành phố cần xây dựng một quỹ tác phẩm tốt dành cho không gian công cộng, tránh sự trang trí trùng lặp theo kiểu "thành phố nào cũng giống nhau". Để có quỹ tác phẩm này, chính quyền đô thị nên đặt hàng trực tiếp đến các kiến trúc sư, họa sĩ thay vì làm theo kiểu phong trào. 

      Theo họa sỹ Lê Thiết Cương, nhiều tuyến phố chính của Hà Nội và TP HCM đang bị ô nhiễm ánh sáng do sử dụng quá nhiều đèn led trang trí. Vỉa hè của hai đô thị này vốn đã chật chội lại dựng thêm các cột trang trí dịp Tết, chiếm diện tích và có ánh sáng rối mắt. Thực tế Hà Nội và Hải Phòng từng phải gỡ nhiều dàn đèn led trang trí vì ánh sáng quá xấu.

      Kiến trúc sư Đặng Tuấn Trung chia sẻ kỷ niệm việc trước đây ông làm tư vấn cho quận Hoàn Kiếm, Hà Nội về khu phố đi bộ. "Trong phố cổ không thể đèn xanh đỏ lập lòe, liều lượng ánh sáng ra sao đều phải được tính toán. Có thể cả dãy phố chỉ dùng ánh sáng đèn nhè nhẹ, nhưng với một ngôi nhà cổ nào đó, hoặc đền Bạch Mã thì dùng ánh sáng mạnh hơn. Như thế, cả phố tự nhiên có điểm nhấn", ông Tuấn nói. Tuy nhiên, về sau khu phố trên vẫn giăng đèn Led nhiều theo ý nhà tài trợ và tái diễn tình trạng "xanh đỏ lập lòe".

      "Hải Phòng tháo dỡ hình trang trí lạ là đúng"

      Trước khi Hải Phòng dỡ bỏ trang trí hoa giả, trả lại nguyên trạng hình rồng được cắt tỉa bằng cây xanh ở đường Lê Hồng Phong, họa sỹ Lê Thiết Cương đã đến xem trực tiếp hình trang trí lạ cho rằng đây là con rồng "xấu nhất thế giới", có hình dạng giống nhân vật phim hoạt hình hơn là hình tượng rồng Việt Nam.

      Theo ông Cương, rồng là linh vật biểu tượng cho quyền lực của vua chúa thời phong kiến, mỗi thời kì có sự khác nhau. Tùy theo vùng miền có thể chọn con rồng thời nào để trang trí mang đậm văn hóa Việt. Hải Phòng là quê gốc của nhà Mạc nên có thể chọn con rồng thời Mạc, gọi là Rồng yên ngựa, còn trang trí hình rồng ở Hà Nội thì nên chọn biểu tượng rồng thời Lý.

      Ông Đặng Văn Bài (Phó chủ tịch Hội đồng di sản quốc gia) cho rằng "Hải Phòng tháo dỡ hình trang trí này là đúng".

      Theo Vnexpress
      Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
      6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
      (Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
      Quang cảnh Hội nghị.
      Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
      (Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).