Ngày đầu tiên đi học, làm gì để bé không sợ đến trường?

Năm học mới đã bắt đầu, không ít bậc phụ huynh gặp vấn đề khó khăn khi mỗi sáng đưa bé tới lớp, trẻ tỏ ra không hào hứng, thậm chí là khóc sợ đi học. Vậy phải làm sao để trẻ không sợ đến trường?
Ngày đầu tiên đi học, làm gì để bé không sợ đến trường?
Ngày đầu tiên đi học, làm gì để bé không sợ đến trường? - anh 1

Ngày đầu tiên đi học, làm gì để bé không sợ đến trường? Ảnh minh họa.

Vào lớp 1 là bước ngoặt lớn đối với trẻ. Lạ bạn, lạ cô, chữ viết nguệch ngoạc... là những lý do khiến nhiều bé cảm thấy lo lắng và sợ sệt mỗi khi tới trường. Một vài bí quyết dưới đây sẽ giúp cho việc đến trường mỗi ngày của bé trở nên dễ dàng hơn.

Tập thói quen ăn ngủ đúng giờ cho trẻ

Tập cho bé thói quen đi ngủ đúng giờ giấc để bé được nghỉ ngơi một cách đầy đủ. Ở độ tuổi này, thời gian ngủ lý tưởng là từ 10 đến 12 giờ mỗi ngày. Ngủ đủ giấc, bé sẽ vui vẻ đến lớp hơn mà không thấy mệt mỏi.

Bạn cố gắng sắp xếp để mình có đủ thời gian dành cho con vào mỗi buổi sáng mà không cần phải vội vã vì điều này sẽ giúp hạn chế sự căng thẳng cho cả bạn và bé. Tranh thủ mọi khoảnh khắc để giúp bé cảm thấy sẵn sàng cho việc đi học một cách tích cực thoải mái.

Cho bé ăn uống đầy đủ dưỡng chất vào mỗi buổi sáng vì khi bé đói, bé sẽ thấy mệt và rất dễ cáu gắt, khó chịu.

Cho bé đến lớp sớm để bé có thể làm quen và dễ hòa nhập với không khí lớp. Đồng thời, bạn cần tạo điều kiện cho giáo viên tương tác với bé nhằm tạo dựng sự tin tưởng giữa cô và trò để cô có thể hỗ trợ bé tốt hơn trong lớp.

Khuyến khích trẻ làm quen với môi trường mới

Khi bắt đầu đi học, các bé phải thích nghi với một giai đoạn chuyển tiếp, từ hoạt động chơi với yếu tố hứng thú là chính sang hoạt động học tập mà điều người lớn quan tâm nhất là kết quả. Điều đó khiến bé cảm thấy căng thẳng, khó tuân thủ các yêu cầu của cô như tập trung nghe giảng, làm bài tập đầy đủ...

Cho bé đến lớp sớm để bé có thể làm quen và dễ hòa nhập với không khí lớp. Đồng thời, bạn cần tạo điều kiện cho giáo viên tương tác với bé nhằm tạo dựng sự tin tưởng giữa cô và trò để cô có thể hỗ trợ bé tốt hơn trong lớp.

Khuyến khích bé chủ động làm quen với làm quen, tích cực tham gia các hoạt động tại lớp nhằm giúp bé bình tĩnh hơn và dần quên đi cảm giác lo lắng khi bạn rời bé.

Đừng mắng mỏ hay ép bé học nhiều hoặc so sánh với các trẻ khác

Viết chữ là khó nhất đối với các bé trong những ngày đầu này, còn các kỹ năng khác như tập đọc, làm toán đơn giản hơn. Vì thế, bố mẹ không nên quá coi trọng việc viết chữ đẹp ở những tuần đầu tiên bé đi học mà hãy quan tâm rèn cho con cầm bút đúng cách và hào hứng với các chữ cái.

Nếu thấy con chưa đạt yêu cầu về các môn học ở lớp, bố mẹ đừng buông lời mắng mỏ bé hay ép bé học nhiều hoặc so sánh kiểu chỉ trích với bạn khác... Những điều này chỉ khiến các bé tổn thương, thấy việc đi học là nặng nề và không còn hứng thú với bài vở. Thay vào đó, bạn nên khen ngợi những cố gắng, thành quả dù là nhỏ nhất của con đồng thời tăng cường các hoạt động vui chơi khiến bé thấy hào hứng, tự tin hơn vào bản thân. Bạn cũng nên tìm hiểu điều kiện học tập của con ở lớp, trao đổi với giáo viên để nhờ họ kết hợp cùng giúp các bé.

Tuy không nên ép bé học trước chương trình, nhưng cha mẹ cũng cần tập cho trẻ cách cầm bút, ngồi học đúng tư thế, tập cho trẻ tô các nét chữ... để trẻ không quá lạ lẫm khi tới trường học.

Nếu bố mẹ kiên trì thực hiện, chỉ cần 6 đến 8 tuần hay nhiều nhất là 12 tuần, các bé sẽ vượt qua giai đoạn khó khăn của những ngày đầu đi học, hòa nhập với trường lớp và tiếp thu bài vở bình thường.

Xem thêm:

- Chuẩn bị cho con vào lớp 1: Cha mẹ nên và không nên làm gì?

- 5 bí kíp giúp con bước vào năm học mới thật nhẹ nhàng

Tuấn Minh (t/h)
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Tổng thống Pháp: Châu Âu cần bớt lệ thuộc vào Mỹ
(Ngày Nay) - Tổng thống Pháp cho rằng châu Âu cần cần thay đổi quy mô phòng thủ giúp châu lục này thiết lập đối thoại với các nước thứ ba, bớt lệ thuộc vào Mỹ và có khả năng đương đầu tốt hơn với các mối đe dọa.
UBND tỉnh Quảng Trị, T&T Group và Công ty năng lượng SK E&S ký kết hợp tác đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK
Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.