10 sự thật bất ngờ về giải Nobel Hòa bình từ 1901-2014

Cho đến nay, người trẻ nhất Giải Nobel Hòa bình là Malala Yousafzai, khi được trao giải thưởng Nobel Hòa bình năm 2014 cô chỉ mới 17 tuổi.
10 sự thật bất ngờ về giải Nobel Hòa bình từ 1901-2014

Ngày 27/11/1895, Alfred Nobel đã ký di chúc cuối cùng của mình. Ông hiến tặng phần lớn nhất tài sản của ông cho một loạt các giải thưởng, giải thưởng mang tên ông giải thưởng Nobel (the Nobel Prizes). Như được mô tả trong di chúc của Nobel, một phần tài sản được dành riêng cho "người có đã cống hiến hết mình, người làm những việc tốt cho nhân loại như cho tình huynh đệ giữa các dân tộc, cho việc bãi bỏ hoặc giảm thiểu quân đội thường trực và cho việc gìn giữ và thúc đẩy hòa bình". Đó chính là một trong một loạt các giải thưởng Nobel, giải thưởng Nobel Hòa bình (the Nobel Peace Prize).

10 sự thật bất ngờ về giải Nobel Hòa bình từ 1901-2014 - anh 1

1. Số giải thưởng Nobel Hòa bình

95 Giải thưởng Nobel Hòa bình đã được trao tặng từ năm 1901. Nó đã không được trao 19 lần vào các năm 1914-1916, 1918, 1923, 1924, 1928, 1932, 1939-1943, 1948, 1955-1956, 1966-1967 và 1972.

2. Số người đoạt giải Nobel Hòa bình

Giải thưởng Nobel Hòa bình được trao cho 128 người (103 cá nhân và 25 tổ chức). Trong đó, Hội Chữ thập đỏ Quốc tế (Comité International de la Croix Rouge) đã được trao ba lần và Văn phòng Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (Office of the United Nations High Commissioner for Refugees) đã được trao hai lần có 103 cá nhân và 22 tổ chức đã được trao giải Nobel Hòa bình.

3. Chia sẻ và không chia sẻ giải thưởng Nobel Hòa bình

- 64 Giải thưởng Hòa bình đã được trao cho chỉ có một người đoạt giải.

- 29 Giải thưởng Hòa bình đã được chia sẻ bởi hai người đoạt giải.

- 2 Giải thưởng Hòa bình đã được chia sẻ giữa ba người.

+ Năm 1994: Yasser Arafat, Shimon Peres, Yitzhak Rabin

+ Năm 2011: Ellen Johnson Sirleaf, Leymah Gbowee và Tawakkol Karman

4. Ngày sinh nhật của người đoạt giải Nobel

Trong số những người đoạt giải Nobel, hai ngày sinh nhật phổ biến nhất của họ là ngày 21/5 và 28/2. Tức là đa số những người đoạt giải Nobel sinh vào ngày 21/5 và 28/2. Bạn có sinh vào một trong hai ngày trên?

5. Tuổi trung bình của người đoạt giải Nobel Hòa bình

Độ tuổi trung bình của tất cả những người đoạt giải Nobel Hòa bình từ năm 1901 đến năm 2014 là 61 năm.

6. Người trẻ tuổi nhất đoạt giải Nobel Hòa bình

10 sự thật bất ngờ về giải Nobel Hòa bình từ 1901-2014 - anh 2

Cho đến nay, người trẻ nhất Giải Nobel Hòa bình là Malala Yousafzai, khi được trao giải thưởng Nobel Hòa bình năm 2014 cô chỉ mới 17 tuổi.

7. Người nhiều tuổi nhất đoạt giải Nobel Hòa bình

Đó là Joseph Rotblat, người đã 87 tuổi khi ông được trao giải thưởng năm 1995.

8. Những phụ nữ đoạt giải Nobel Hòa bình

Trong số 103 cá nhân được trao giải Nobel Hòa bình, 16 người là phụ nữ. Lần đầu tiên một giải thưởng Nobel Hòa bình được trao cho một người phụ nữ là vào năm 1905, Bertha von Suttner.

9. Một người đoạt nhiều giải Nobel Hòa bình

Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế (ICRC) 3 lần đoạt giải thưởng Nobel Hòa bình. Ngoài ra, người sáng lập của ICRC, Henry Dunant, cũng đã được trao giải Nobel Hòa bình đầu tiên vào năm 1901.

Hay Linus Pauling người đoạt 2 giải Nobel. Ông đoạt giải Nobel về Hóa học năm 1954 và Hòa bình năm 1962.

10. Một người đã từ chối nhận giải Nobel Hòa bình

Đó chính là chính trị gia người Việt Nam, đồng chí Lê Đức Thọ. Người được trao giải Nobel Hòa bình năm 1973 cùng với Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger, là người duy nhất đã từ chối giải Nobel Hòa bình. Cả hai đều được trao giải cho những đàm phán các hiệp định hòa bình Việt Nam. Đồng chí Lê Đức Thọ nói rằng ông không phải ở một vị trí để nhận giải thưởng Nobel, với lý do tình hình ở Việt Nam khi đó.

Xem thêm:

- Nobel Hòa bình 2015 gây sửng sốt khi trao cho Bộ tứ đối thoại quốc gia Tunisia

- Khám phá ngôi trường đào tạo chủ nhân giải Nobel 2015

Theo Nobelprize

WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, Hy Lạp đã ký một thỏa thuận năng lượng sạch với Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh trên các đảo dễ bị tổn thương của nước này, vốn đang bị đe dọa bởi tình trạng du lịch quá mức và biến đổi khí hậu.
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.