15 trận lụt ‘tàn bạo’ nhất lịch sử

[Ngày Nay] - Con người vì sự tồn tại mà đang cố gắng kiểm soát thiên nhiên bằng cách này hay cách khác. Nguy hiểm thay, thiên nhiên cũng có sự cân bằng riêng, “trả đũa” lại con người theomột cách rất hoang dã và khủng khiếp. Trong đó, lũ lụt được xếp vào một trong những mối thiên tai “tàn bạo” nhất của tự nhiên.
15 trận lụt ‘tàn bạo’ nhất lịch sử

Dưới đây là những trận lụt lớn nhất và tồi tệ nhất trong lịch sử nhân loại xếp từ thấp đến cao.

15. Lũ St. Marcellus năm 1362

Grote Mandrenke là một cơn bão Đại Tây Dương tàn phá, quét qua các đảo của Anh, Hà Lan và Đức vào ngày 16 tháng 1 năm 1362. Cơn bão to lớn này đã quét khắp đất liền, quét sạch toàn bộ thị trấn và các huyện lỵ. Thủy triều trong cơn cuồng bão này cùng với nhiều thủy triều khác trong thế kỷ 13 và 14 được cho là đã đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành Zuiderzee ở phía tây bắc Hà Lan.

Đợt thủy triều này còn được gọi là “cơn lũ Marcellus thứ hai”.

14. Lũ ở Bangladesh

Năm 1974, Bangladesh ghi nhận trận lũ lớn nhất và tồi tệ chưa từng xảy ra do gió mùa. Các quốc gia Đông Nam Á đã gặp phải rất nhiều đợt lũ lụt do các đặc điểm địa lý của nó nhưng chưa bao giờ trải qua một đợt lũ có sự tàn phá ghê gớm  như vậy. Bangladesh phải đối phó với lũ lụt liên tục, gây ra nạn đói cùng nhiều bệnh tật trầm trọng cho người dân. Trận lụt năm 1974  đã giết chết gần 30.000 người và vô số người lâmbệnh nặng.

13. Lũ sông Dương Tử năm1954

Sông Dương Tử là con sông lớn nhất ở châu Á và lớn thứ ba trên thế giới, chiếm gần 20% GDP của Trung Quốc.

Nhưng, ở góc độ lịch sử, con sông này được coi là một trong những con sông hung dữ trên thế giới. Năm 1954, một loạt các trận lụt chết người đã tấn công tỉnh Hồ Bắc miền Trung Trung Quốc.Lượng mưa khổng lồ và kéo dài ở trung tâm Trung Quốc và trung tâm sông Dương Tử vào mùa xuân năm 1954 đã đẩymực nước sông vượt trên mức an toàn. Bất chấp những nỗ lực đối phó xả bớt lũ để kiểm soát mực nước dâng cao bằng cách chuyển hướng đường nước, mực nước lũ vẫn tiếp tục tăng lên cho đến khi nó chạm mức cao lịch sử đáng kinh ngạc 44,67 m ở Jingzhou, Hồ Bắc và 29,73 m ở Vũ Hán.

12. Lũ St. Marcellus năm 1219

Còn được gọi là “Đợt Marcellus đầu tiên” xảy ra vào năm 1219, dọc theo bờ biển phía Tây Friesland và tỉnh Groningren của Hà Lan. Trận lũ lụt đáng sợ này gây thiệt hại khủng khiếp về người và của. Số người chết đuối trong trận lũ này lên đến 36.000 người.

11. Lũ lụt miền Đông Guatemala

Trận lũ năm 1949 ở Đông Guatemala là kết quả của một cơn bão từ Thái Bình Dương, tạo ra một trận lũ lụt kéo dài ròng rã trong một tháng. Thảm họa này đã giết chết khoảng 40.000 người ở Guatemala, và khiến cho nhiều người lâm vào thảm cảnh vô gia cư.

10. Lũ biển Bắc

Hà Lan có một lịch sử lâu dài đồng hành cùng hàng loạt trận lũ lụt. Một trong những lý do rõ ràng nhất là nước này được hình thành bởi ba cửa sông lớn là sông Rhine, sông Meuse và sông Scheldt và các chi lưu khác của chúng.

Lũ lụt ở biển Bắc năm 1212 có thể không phải là trận lũ lụt tồi tệ nhất từng xảy ra đối với Hà Lan nhưng nó đã giết chết khoảng 60.000 người. Phải mất nhiều năm sau đó, Hà Lan mới xây dựng lại những khu vực bị ảnh hưởng bởi lũ lụt.

9. Lũ St. Lucia

Trận lũ St. Lucia đã nhấn chìm Hà Lan và Bắc Đức vào ngày 12 tháng 12 năm 1287. Đây là trận lũ lớn thứ sáu trong lịch sử quốc gia này, cướp đi sinh mạng của gần 80.000 người.

Lý do chính của thảm họa này là sự kết hợp của triều cường cao và gió bão châu Âu nghiêm trọng cùng với áp suất thấp dẫn đến mực nước dâng cao hơn 5,6 mét (18,4 ft) so với mực nước biển trung bình ở biển Bắc. Lũ lụt St. Lucia năm 1287 có ảnh hưởng lớn đến chặng đường lịch sử sau này của đất nước Hà Lan.

8. Lũ lụt sông Dương Tử năm 1911

Năm 1911, lũ sông Dương Tử là một trong những thảm họa nguy hiểm nhất mà Trung Quốc từng trải qua. Sông Dương Tử chảy qua 6.300 km từ sông băng Thanh Hải ở Tây Tạng đến biển Đông Trung Quốc tại Thượng Hải. Sông này là nguồn cung cấp thủy lợi, vận tải chính ở Trung Quốc.Nhà máy thủy điện lớn nhất thế giới được xây dựng trên dòng sông này. Vào năm 1911, 1 trận lũ lụt ở Dương Tử đã giết chết khoảng 100.000 người và gây thiệt hại tài sản nghiêm trọng cho người dân Trung Quốc.

7. Lũ lụt sông Hồng

15 trận lụt ‘tàn bạo’ nhất lịch sử ảnh 1

Đồng bằng sông Hồng trải rộng trên diện tích 15.000 km vuông, nằm ở miền Bắc Việt Nam. Năm 1971, do chịu tác động của một tổ hợp thời tiết nguy hiểm nên ở khu vực trên  xuất hiện các trận mưa lớn, gây vỡ đê và khiến lũ trên các song dâng cao nhanh chóng, nhiều khu vực đạt tới mức báo động 3.

Trận lũ lụt này đã khiến khoảng 100.000 người thiệt mạng.

6. Lũ Felix

Trận lũ lụt xảy ra vào ngày 5 tháng 11 năm 1530, vào đúng ngày lễ Thánh Felix ở Hà Lan.

Phần lớn đất của Hà Lan bị cuốn trôi và hơn 120.000 người thiệt mạng.

Ngày nay, các khu vực ngập nước, bao gồm phần lớn của các thành phố Flanders, Zeeland và Reimerswaal đã hoàn toàn biến thành khu vực đầm lầy ngập mặn.

Ngày Thánh Felix năm đó đã được gọi là “Ngày thứ Bảy đen tối” trong lịch sử Hà Lan.

5. Lũ sông Dương Tử năm 1935

Vào năm 1935, một trận lụt khác đã đổ xuống phía đông nam Trung Quốc, trên sông Dương Tử. Thung lũng Yangtze, nằm trong số những khu vực bị ngập lụt thường xuyên nhất trên thế giới. Trận lụt năm 1935 còn tàn khốc hơn những trận lụt năm 1911.Nó giết chết hơn 150.000 người và phá hủy mọi thứ mà cư dân của thung lũng đã từng sở hữu. Do lũ lụt, một số bệnh nguy hiểm gây ra như sốt rét, viêm da và bệnh lao đã xảy ra và lan rộng cả nước.

4. Vỡ đập hồ chứa Bản Kiều (Banqiao) năm 1975

Đập hồ Banqiao nằm trên sông Ru ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Năm 1975, đập Banqiao nằm trong số 62 đập ở thành phố Zhumadian đã bị phá hủy trong cơn bão Nina. Theo tờ Daily’s People, con đập được thiết kế để chứa trên 300mm lượng mưa mỗi ngày, nhưng cơn bão đã khiến cho lượng mưa gần gấp đôi so với con đập có thể xử lý. Vào tháng 8 năm 1975, sự cố vỡ đập đã dẫn đến việc Trung Quốc bị ngập một nửa. Hơn 160.000 người đã thiệt mạng và hàng triệu người bị mắc kẹt dưới nước trong nhiều ngày, vật lộn với sự sinh tồn và bệnh tật. Theo báo cáo, thiệt hại tài sản ở Trung Quốc lên đến hơn 500 triệu USD.

3. Lũ sông Hoàng Hà

Lũ lụt sông Hoàng Hà xảy ra năm 1938. Trong cuộc chiến tranh Trung-Nhật lần thứ hai, Trung Quốc bị áp lực từ các lực lượng quân sự Nhật Bản. Chính phủ Trung Quốc (Quốc dân đảng) sau đó đã quyết định ngăn chặn sự gia tăng của các lực lượng Nhật Bản. Theo kế hoạch, họ quyết định tiêu diệt các con đê ở sông Hoàng Hà, cho phép dòng sông tự do chảy vào các khu định cư gần Hà Nam, An Huy và tỉnh Giang Tô.

15 trận lụt ‘tàn bạo’ nhất lịch sử ảnh 2

Tuy nhiên, giá trị chiến lược của việc xả lũ này đã không như mong muốn. Quân đội Nhật vượt ra ngoài phạm vi và hơn nữa, chính Trung Quốc cũng không thể kiểm soát được tình hình. Báo cáo cho thấy có khoảng 800.000 người bị thiệt mạng do lũ.

2. Lũ sông Hoàng Hà năm 1887

51 năm trước khi trận lụt sông Hoàng Hà 1938 xảy ra, có một thảm họa khác xảy ra vào năm 1887 cũng trên chính con sông Hoàng Hà ở Trung Quốc.

Vào ngày 28 tháng 9 năm 1887, dòng nước tràn qua sông và giết chết hơn 900.000 người. Hơn 2 triệu người  vô gia cư và hơn 50.000 km vuông đất bị ngập, phá hủy đất nông nghiệp và các trung tâm buôn bán.

1. Lũ lụt ở Trung Quốc năm 1931

Đây là trận lũ chết nhiều người nhất trong lịch sử loài người.

15 trận lụt ‘tàn bạo’ nhất lịch sử ảnh 3

Trong những năm 1930, một đợt hạn hán nghiêm trọng ảnh hưởng gần như toàn bộ Trung Quốc. Do điều kiện thời tiết riêng biệt trên khu vực miền trung, bắt đầu vào mùa đông cuối năm 1930, bão tuyết lớn xảy ra, sau đó mưa lớn kéo dài đã khiến mực nước song dâng cao nhanh chóng.

Năm 1931, các điều kiện thời tiết trở nên tồi tệ hơn khi Trung Quốc trải qualiên tiếp các trận bão.

Sự hủy diệt bắt đầu vào tháng 7/1931, khi mực nước ở ba con sông lớn nhất trong cả nước vượt quá giới hạn tối đa và bắt đầu đổ bộ. Các nguồn tin chính thức của Trung Quốc công bố, gần 145.000 người mất mạng, ngược lại, nhiều nguồn tin bên ngoài khác cho rằng nó cao hơn nhiều và có tới 4 đến 5 triệu người chết.

Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.