7 quốc gia gây ô nhiễm nước hàng đầu thế giới

(Ngày Nay) - Ô nhiễm nước đang là “vấn nạn” lớn trên toàn cầu, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đang loay hoay đối mặt với bài toán ô nhiễm nước, nhất là các nước đang phát triển, nơi có nhà máy, khu công nghiệp, trang trại “mọc” lên như nấm.
7 quốc gia gây ô nhiễm nước hàng đầu thế giới

Hầu hết các nước phát triển đều cho rằng, nông nghiệp là thủ phạm lớn nhất gây ô nhiễm nguồn nước ở nhiều quốc gia. Thuốc trừ sâu và các hóa chất sử dụng thường xuyên trong nông nghiệp cũng chính là các chất chính gây ô nhiễm nước ngầm và nước bề mặt. Chúng gây tích tụ nitrat trong nước mặt, gây ra sự nở hoa tảo độc.

Ở nhiều nước, các nhà máy, xí nghiệp cũng là một nguyên nhân lớn gây ô nhiễm nguồn nước. Từ các nhà máy sản xuất, lưu trữ, sử dụng các hóa chất độc hại đến các nhà máy thải nước thải đơn thuần từ quá trình sản xuất… đều gây hại cho nguồn nước và môi trường xung quanh. Việc xả thải trực tiếp vào nước ngọt đang xảy ra ở hầu hết các nước phát triển.

Ô nhiễm nước còn xuất phát từ việc thải nhiên liệu. Đặc biệt ở các thành phố lớn, nơi dân số gia tăng, dầu và nhiên liệu góp phần làm ô nhiễm nguồn nước. Những chất này thường tràn ra hoặc rò rỉ, lượng khí thải đi vào bầu khí quyển, “bám” các đám mây, sau đó theo những trận mưa rơi xuống đất, gây ô nhiễm mạch nước ngầm. 

Xử lý chất thải là một trong những nguyên nhân lớn nhất gây ô nhiễm nước ở các nước đang phát triển. Vi khuẩn, bệnh tật và ký sinh trùng có môi trường sinh sôi nảy nở…

Đó là những nguyên nhân khách quan ở nhiều quốc gia. Dưới đây là 7 quốc gia gây ô nhiễm nước hàng đầu thế giới. Mỗi quốc gia là một bức tranh ô nhiễm khác nhau.

1. Trung Quốc

 Sông Dương Tử được biết đến như là con sông bị ô nhiễm nhất ở Trung Quốc, trong khi sông Hoàng Hà đã bị khai thác vượt quá khả năng, lòng sông cạn kiệt và bị ô nhiễm nghiêm trọng, không thể duy trì cuộc sống của tôm cá và động vật. Sông Đào bị ô nhiễm bởi dòng chảy công nghiệp và nước thải từ các nhà máy lân cận.

7 quốc gia gây ô nhiễm nước hàng đầu thế giới ảnh 1

Các làng nhỏ ở nông thôn Trung Quốc được cung cấp nước bằng nguồn nước mà các nhà máy sử dụng để đổ nước thải và các hóa chất độc hại. Các làng này đã có sự tăng vọt về số người mắc bệnh ung thư.

Từ năm 1999, có khoảng 700 triệu người ở Trung Quốc thường xuyên uống nước bị ô nhiễm bởi chất thải của con người và động vật. Chính điều này đã kéo theo số lượng lớn dịch bệnh và các bệnh nhiễm trùng ký sinh ở Trung Quốc.

Năm 2010, một vụ tràn dầu lớn xảy ra ở vùng biển Hoàng Hải của Trung Quốc sau sự cố nổ đường ống dẫn. 1.500 tấn dầu thô đi thẳng ra biển gây ra một vành đai 50 km2 dầu trên mặt nước. Nước biển bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Năm 2013, có tới 16.000 con lợn chết trôi sông Hoàng Phố, nguồn nước bị nhiễm virut bệnh mạch vành. Dù rằng bệnh này không có hại cho con người, nhưng nguy hiểm đối với lợn vì khả năng lây lan vi rút từ lợn chết sang lợn sống.

Chính quyền Trung Quốc đã làm gì? - Một số luật đã có hiệu lực ở Trung Quốc để điều chỉnh việc quản lý nước thải và xử lý nguồn cung cấp nước. Chính phủ Trung Quốc cũng ban hành các tiêu chuẩn chất lượng nước khác nhau tùy thuộc vào việc sử dụng nước. Tuy nhiên việc thực thi 2 điều này đều không nghiêm ngặt.

2. Mỹ

 Thuốc trừ sâu là một trong những chất gây ô nhiễm lớn nhất ở Mỹ, các hóa chất khác lần lượt xếp sau. Các hóa chất này làm tổn thương hệ thống thần kinh, các vấn đề về thận, gan, và ung thư ở cả người và động vật nếu uống phải nguồn nước bị ô nhiễm.

Năm 2010, khảo sát của Nhóm Công tác về Môi trường Mỹ phát hiện, chất crom6 - một chất gây ung thư có trong nước uống của ít nhất 35 thành phố lớn ở Mỹ. Một nghiên cứu năm 2016 của Đại học Harvard đã tìm ra các hóa chất gây ung thư khác có trong nước ở 33 tiểu bang.

Trước đó, sự cố ô nhiễm nước của trại Lejeune diễn ra từ năm 1953 - 1987 làm ô nhiễm nguồn nước uống sử dụng trong trại hải quân này suốt nhiều thập kỷ. Một số lượng lớn những người từng sống trong trại này sau đó bị ung thư do tiếp xúc với hóa chất.

Trong năm 2015, mỏ Gold King ở Mỹ xảy ra vụ tràn nước thải khi nắp giữ nước thải bị vỡ và các chất độc hại tràn vào gần đó. Nước quanh vùng hiện vẫn còn bị ô nhiễm bởi kim loại nặng.

Chính phủ Mỹ đã ban hành luật về nước uống an toàn, quy định số lượng chất gây ô nhiễm có thể có mặt trong nước uống bất kỳ, bao gồm 91 chất gây ô nhiễm khác nhau. Mỹ cũng ra Quy định về Nước sạch - một bộ luật sâu hơn, lâu hơn để điều chỉnh các đánh giá về nước uống cũng như các cuộc kiểm tra về lưu kho và vận chuyển hóa chất. Tuy nhiên cả hai luật đều rất khó thực thi.

3. Ấn Độ

 Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 626 triệu người Ấn Độ là thủ phạm đáng kể gây ô nhiễm nguồn nước trên thế giới. Mặc dù có nhiều biện pháp cải thiện điều kiện vệ sinh ở Ấn Độ nhưng nhiều nhà máy xử lý nước thải đang hoạt động không được duy trì tốt vẫn gây ô nhiễm, gây nhiều bệnh tật phổ biến rộng rãi ở Ấn Độ. Thống kê cho thấy, 97 triệu người dân Ấn Độ không được tiếp cận nước sạch. 

7 quốc gia gây ô nhiễm nước hàng đầu thế giới ảnh 2

Trước đó, năm 1984, thảm họa công nghiệp tồi tệ nhất thế giới đã xảy ra ở Bhopal, Ấn Độ. Sự cố khủng khiếp khi nhà máy thuốc trừ sâu  Union Carbide India Limited  bị rò rỉ khí độc khiến 50.000 người bị ngộ độc, hơn 3.700 người chết và hơn 500.000 người bị thương. Theo một báo cáo đến năm 2009, khu vực này vẫn còn bị ô nhiễm nặng. 


Chính phủ Ấn độ đã ban hành đạo luật The Water (Phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm) vào năm 1974 để bảo vệ tài nguyên nước, hướng tới bảo tồn nước uống sạch cho cư dân Ấn Độ. Đạo luật vẫn đang được sửa đổi cho đến nay, với những thay đổi gần đây nhất được thực hiện vào năm 2003. Tuy nhiên, với thói quen vệ sinh bừa bãi của người Ấn Độ, luật này không được thi hành rộng rãi. 

4. Nhật Bản

 Nước bề mặt đang chiếm 70% nguồn nước uống được sử dụng trên khắp Nhật Bản, nhất là từ khi ô nhiễm nước ngầm tăng vọt trong vài thập kỷ qua. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, clo đang “xâm chiếm” các nguồn nước uống này. Sự ôxy hóa cũng là một vấn đề lớn hiện nay. Ôxy hóa làm tảo nở hoa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, ô nhiễm nước và có thể độc hại cho con người. Thủy triều đỏ rất phổ biến ở Nhật.

Trước đó, Nhật xảy ra thảm họa ô nhiễm nổi tiếng Fukushima. Năm 2013 - 2 năm sau thảm hoạ, nước phóng xạ vẫn rò rỉ vào đại dương xung quanh.

Theo báo cáo năm 2013, hơn 71.000 gallon nước phóng xạ đã tràn vào biển.  Năm 2016, người ta tin rằng một số nước biển nhiễm phóng xạ này đã “cập bến” bờ biển Hoa Kỳ.

Chính phủ Nhật đã đưa ra một số mục tiêu nhằm giúp làm sạch nguồn cung cấp nước và giữ cho môi trường sống đẹp và lành mạnh hơn. Luật Kiểm soát Ô nhiễm Nước cũng điều chỉnh các nhà máy, doanh nghiệp, các công ty và khả năng xử lý nước thải ở những khu vực nơi người dân sinh sống. 

5. Đức

Nhiều con sông ở Đức bị ô nhiễm nghiêm trọng. Trong một nghiên cứu thực hiện năm 2015, hầu hết các con sông này đều ô nhiễm, 257 hợp chất độc hại đã được tìm thấy ở các con sông Đức, nhiều chất có tỉ lệ cao.

Đơn cử, sông Rhine đã nhận được rất nhiều trợ giúp và nỗ lực dọn dẹp trong những thập kỷ qua, nhưng E.coli vẫn còn trong nước, con sông này bị liệt vào danh sách không an toàn để bơi lội và sinh hoạt.

Năm 1986, một kho hóa chất ở Thụy Sỹ đã xảy ra hỏa hoạn dẫn tới các hóa chất độc hại được thải ra không khí và nước sông Rhine. Nước này chảy vào Đức qua sông Rhine khiến nước chuyển màu đỏ. Hồi năm 2015, ở ngoại ô Bonn, Đức, nước uống gần trạm bơm bị phát hiện chứa kiềm.

Nước Đức đã sớm có những quy định về sử dụng và bảo vệ nguồn nước. Đạo luật nước liên bang được đưa ra vào năm 1957 nhằm cố gắng giúp làm sạch các nguồn nước trong tương lai. Đạo luật về phí nước thải điều chỉnh loại và lượng nước thải mà các ngành công nghiệp khác nhau cũng được áp dụng. Luật cũng ban hành các khoản tiền phạt và hình phạt nếu vi phạm luật này.

6. Indonesia

 Nước ở Indonesia chiếm 6% lượng nước trên toàn thế giới. 80% trong tổng số 250 triệu người sống ở Indonesia không được tiếp cận các nguồn nước sạch. Khoảng 66% dân cư sử dụng nước sông để tắm rửa, góp phần gây ô nhiễm môi trường.

Năm 2004, một nhà máy hoá chất ở Indonesia đã phát nổ và bốc cháy, phát tán anhydrit maleic vào trong khí quyển. Khu vực xung quanh nhà máy đã được di tản, nhưng vụ nổ làm 70 người thương vong. Sau vụ việc, nước trong khu vực quanh nhà máy bị ô nhiễm, bốc mùi hôi và gây ngứa, phát ban cho những ai tiếp xúc với nước. Vịnh Buyat ở Inddoonessia cũng bị ô nhiễm nước khiến người dân gặp phải những vấn đề sức khỏe “kỳ lạ”.

Chính phủ Innodesia đã có những chương trình đánh giá và kiểm soát ô nhiễm, khuyến khích các công ty áp dụng các điều kiện kinh doanh sạch, an toàn hơn và tìm kiếm các phương thức thân thiện với môi trường và bền vững. Chương trình “Sông Sắt” khích lệ các công ty đăng ký và cam kết tham gia vào việc đánh giá nước và kiểm tra chất lượng nước thường xuyên.

7. Braxin

Brazil mỗi ngày tạo ra hơn 161.000 tấn chất thải, 2/3 số đô thị trong nước dựa vào các bãi chôn lấp rác để thải tiêu hủy rác. Các bãi chôn lấp này khiến mức độ nhiễm độc đất ở Braxin cao, nước ngầm vì thế cũng bị ô nhiễm.

Hơn 800 tấn chất thải được đổ vào vịnh Guanabara hàng ngày bao gồm chất thải bị nhiễm vi khuẩn, phân và ký sinh trùng. 16 triệu người dựa vào vịnh này để sinh sống, 4 triệu người trong số họ không có hệ thống thoát nước chuyên dụng.

3 sự cố ô nhiễm nguồn nước lớn nhất ở Braxin diễn ra ở cùng vị trí, đó là vịnh Guanabara. Những sự kiện này diễn ra vào năm 1975, 1997 và 2000. Sự cố tràn dầu ở vịnh Guanabara năm 2000 là điều tồi tệ nhất. Trong vụ tràn dầu này, 1,3 triệu lít dầu đã ngấm vào nước và giết chết lượng lớn cá cùng các động vật có vú sống ở đó.

Sự cố này đã khiến ngành công nghiệp đánh cá giảm mạnh dẫn đến sự suy giảm kinh tế nghiêm trọng trong nước. Sự cố tràn dầu này đã mang lại nhiều thay đổi trong chính sách và luật pháp về ô nhiễm nước ở Braxin.

Chính phủ Brazin đã ban hành Chính sách quốc gia về tài nguyên nước, quy định cụ thể các thông lệ liên quan đến nước phải được thực hiện theo giấy phép từ cơ quan công quyền. Braxin cấm một số loại hoạt động nước hoàn toàn và cho phép xử phạt bất cứ ai không tuân thủ quy tắc. Bất cứ ai, bất kỳ công ty nào gây ra sự cố ô nhiễm nước đều phải tự mình làm sạch nước hoặc phải trả đủ tiền cho các cơ quan thích hợp làm sạch nước.

Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
(Ngày Nay) -  Đắk Lắk đang vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến số ca đột quỵ gia tăng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.
Ban lãnh đạo Viettel chúc mừng đồng chí Cao Anh Sơn và đồng chí Nguyễn Đạt được bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn.
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
(Ngày Nay) - Sáng 2/11, tại Văn phòng Quân ủy Trung ương, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao Quyết định số 420/QĐĐ-BQP và Quyết định số 468/QĐĐ-BQP ngày 1/11/2024 về việc bổ nhiệm cán bộ cho Thượng tá Cao Anh Sơn và Trung tá Nguyễn Đạt giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).
Hiện trường nơi xảy ra vụ việc.
Đường sắt Việt Nam tiếp tục xảy ra sự cố tàu hoả trật bánh
(Ngày Nay) - Ngày 1/11/2024, trên tuyến đường sắt vào ga Hải Vân Nam (TP. Đà Nẵng) tiếp tục xảy ra vụ trật bánh tàu khiến 3 toa hàng lật, gây ách tắc đoạn tuyến qua đèo Hải Vân. Trước đó, đường sắt Việt Nam đã liên tiếp xảy ra nhiều sự cố tương tự, mà các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân cần xem xét về yếu tố chất lượng, niên hạn toa tàu, nhất là toa tàu hàng.