Cái chết của một thị trấn

(Ngày Nay) - Khi dược sĩ Gary Linderman qua đời vào tháng 6 năm 2015, Picher cũng chính thức trở thành một thị trấn chết.
Cái chết của một thị trấn

Nằm ở tiểu bang Oklahoma Tây Nam nước Mỹ, Picher từng là tổ ấm của 20 vạn người. Nhưng trong những năm cuối cùng, Linderman là người duy nhất còn lại. Ngày ngày, ông mở cửa hiệu thuốc của mình và kiên nhẫn chờ đợi một người khách vãng lai nào đó ghé qua. Không còn hàng xóm và bạn bè, nhưng ông tự hứa với mình sẽ ở lại với Picher, hoặc ít nhất, sẽ là người cuối cùng tắt những ngọn đèn trước khi rời đi. Linderman đã giữ trọn vẹn lời hứa đó.

Picher đã từng có một thời vàng son. Những ngọn đồi cát từng là tụ điểm picnic và vui chơi giải trí của dân cư thị trấn. Đôi lúc, họ xúc cát ở đây về để trộn với xi măng láng sân nhà. Một số người có con nhỏ thì lấy về để làm hố cát trong vườn cho con chơi. Những khi trời nổi gió, cát bụi cuộn lên và bay tỏa đi khắp nơi trong không khí.

Cái chết của một thị trấn ảnh 1Dược sĩ Gary Linderman

Suốt gần một thế kỷ, người dân không biết loại cát đó là chất độc. Đây là một loại bụi hóa chất tích tụ trong suốt những thập kỷ hoạt động khai mỏ diễn ra tấp nập tại đây. Cho đến khi bệnh tật trở nên phổ biến và trẻ em ở độ tuổi đến trường có biểu hiện thiếu khả năng trí tuệ, người ta mới nhận ra thị trấn này đã trở thành một trong những thị trấn độc hại nhất nước Mỹ. Không chỉ độc hại, nền đất của thị trấn đã bị đào rỗng, khiến hiện tượng hố tử thần có thể diễn ra bất cứ lúc nào.

Được thành lập năm 1918, Picher là trung tâm của Vùng Mỏ Ba Bang - một khu vực bao trùm lên ba tiểu bang Oklahoma, Kansas và Missouri vốn là thủ phủ chì và kẽm của thế giới. Khi nước Mỹ tham gia vào Chiến tranh Thế giới thứ nhất, nhu cầu khai thác chì để sản xuất đạn tăng mạnh. Khoảng 75% vỏ đạn và vỏ bom của Mỹ sử dụng trong hai cuộc thế chiến được làm từ kim loại khai thác ở Vùng Mỏ Ba Bang, Picher đóng góp phân nửa trong số đó. Có tất cả 227 nhà máy xử lý tới 10 triệu tấn quặng mỗi ngày.

Trong lòng đất phía bên dưới thị trấn là những khu hầm mỏ chằng chịt. Những khối đá vôi và đá dolomite được đưa lên mặt đất và phân tách để lấy quặng kẽm và chì. Phế thải và phụ phẩm được chất đống xung quanh thị trấn thành những ngọn đồi nhân tạo cao đến cả trăm mét. Tại thời điểm các khu mỏ ngừng hoạt động vào cuối thập kỷ 60, có tới 30 ngọn đồi nhân tạo như vậy với tổng khối lượng phế thải lên tới 178 triệu tấn. Trường học được xây dựng ngay bên cạnh một trong những ngọn đồi ấy, và những đồi phế thải cũng được tận dụng làm nơi tập luyện thể thao cho học sinh.

Thời đó, trẻ con cũng hay bơi lội trong những con suối có màu nước ngả đỏ do nhiễm hóa chất cadmi và thạch tín. Những vết bỏng trên da mà họ cho là cháy nắng thực ra là bỏng hóa chất. “Chúng tôi từng tắm ở dưới suối và sau đó, tóc trên đầu ngả luôn thành màu da cam và không thể gội sạch được” - đó là lời kể của bà Karen Harvey, một người đã sống ở Picher trong suốt 42 năm từ 1960 đến 2002. Ở tuổi 18, bà đã phải trải qua một cuộc phẫu thuật chỉnh hình do xương phát triển bất thường trong tai. Chỉ số IQ của bà chỉ ở mức 65 điểm, và bà cũng mắc chứng khó đọc. “Tôi không biết điều đó có liên quan đến việc môi trường trong thị trấn bị ô nhiễm hay không”, bà nói.

Cái chết của một thị trấn ảnh 2Dòng suối đỏ ở Picher 

Theo thời gian, cư dân thị trấn nhận ra họ nên tránh xa những dòng suối này. Nhưng những ngọn đồi phế phẩm thì vẫn sừng sững đứng đó, kể cả khi Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ - EPA liệt Picher vào danh sách những khu vực cần giải cứu vào năm 1980. Họ đơn giản là không nhận thức được hiểm họa từ chúng, kể  và chính quyền cũng không dọn dẹp chúng.

Trong 15 năm tiếp theo đó, người dân địa phương bắt đầu gặp phải hàng loạt vấn đề sức khỏe cho thấy mức độ nghiêm trọng của tình trạng ô nhiễm ở Picher. Học sinh trong thị trấn có kết quả học tập thua kém mọi nơi khác trong tiểu bang. Các loại bệnh tật cũng xuất hiện thường xuyên hơn.

Giữa những năm 1990, EPA lần đầu tiên tiến hành những nỗ lực tẩy sạch hóa chất trong đất. Họ bỏ ra 140 triệu USD để cào bỏ khoảng 20 cm bề mặt đất trong vườn của các gia đình. Nhưng nỗ lực đó cũng không thấm tháp vào đâu. Toàn bộ trường học được xây dựng trên một bãi hóa chất thải. Gần một nửa số học sinh trong trường có nồng độ chì trong máu quá mức cho phép, và lớn gấp 11 lần mức trung bình trong tiểu bang. Và khi đã đi vào hệ tuần hoàn, chì sẽ không thể bị đào thải ra ngoài.

Một khảo sát năm 2004 cho thấy tỉ lệ bệnh tật ở Vùng Mỏ Ba Bang cao hơn mức trung bình từ 20 đến 30%. Riêng tỉ lệ các bệnh về phổi cao hơn gấp 2.000 lần. Các đội tuyển thể thao học đường từ các thị trấn lân cận đã từ chối không tham dự những giải đấu được tổ chức ở Picher.

Cái chết của một thị trấn ảnh 3Hố tử thần

Chính phủ bắt đầu chính sách mua lại đất đai nhà cửa từ người dân với giá gần 600 USD/m2 từ năm 2005. Một số người dân chấp nhận bán nhà để chuyển đi nơi khác. Và sau đó, vào năm 2006, thanh tra liên bang đưa ra kết luận rằng có tới 90% công trình trong thị trấn có nguy cơ bị sụt xuống các hố tử thần xuất hiện từ dưới lòng đất rỗng. Vào năm 2008, một trận lốc xoáy đã phá hủy 150 ngôi nhà và rắc bụi độc đi khắp nơi. Hầu hết cư dân thị trấn buộc phải chuyển đi nơi khác sinh sống. Chính quyền địa phương và lực lượng cảnh sát giải tán một năm sau đó, cùng năm lứa học sinh cuối cùng của Picher tốt nghiệp với chỉ 11 em.

Một số ít cư dân cứng rắn và bướng bỉnh nhất của Picher chọn ở lại. Cho tới năm 2010, Picher chỉ còn lại những tòa nhà hoang tàn với dân số vỏn vẹn 20 người. Họ sinh tồn bằng cách trao đổi nhu yếu phẩm với nhau hoặc tới các thị trấn lân cận để mua hàng. Những ngọn đồi phế thải trở thành nơi họ tập bắn súng tiêu khiển hoặc tập đua xe địa hình. Ô tô cá nhân được thay lốp xe tải để đi lại dễ dàng hơn trong lớp bụi hóa chất dày. Họ tự gọi mình là “chuột sống trong cát”.

Sau khi việc mua lại được hoàn tất vào năm 2011, chính phủ liên bang đã bán lại khu vực bị nhiễm hóa chất nặng nhất có tên Tar Creek cho bộ lạc thổ dân Quapaw - bộ lạc đã bị buộc rời khỏi vùng đất của tổ tiên ở miền Arkansas để tái định cư ở Oklahoma từ năm 1818. Bộ lạc Quapaw trở thành những người thiểu số bản địa đầu tiên phụ trách việc tẩy độc một khu vực trong danh sách cần giải cứu của EPA. Tuy nhiên, chính phủ liên bang giữ lại quyền sở hữu những đống phế thải độc hại này. Sau khi lọc bỏ trầm tích, họ bán lại chúng cho các công ty gạch để làm chất tăng độ bền cho nhựa đường. Bộ lạc Quapaw được hỗ trợ gần 5 triệu USD cho những nỗ lực tẩy độc, làm sạch môi trường.

Năm 2013, thị trấn Picher chính thức bị xóa tên trên bản đồ nước Mỹ. Các công trình xây dựng bị giật sập, ngoại trừ một vài công trình trong danh sách di sản. Cho tới thời điểm đó, chính phủ Mỹ đã tiêu tốn 301 triệu USD để giải tỏa và dọn dẹp, và đã dành khoản ngân sách 170 triệu USD để đào các giếng nước mới và xây dựng các nhà máy xử lý nước. EPA đặt ra mục tiêu hoàn tất việc khôi phục lại chất lượng môi trường của khu vực này trong 20 năm tới.

Cái chết của một thị trấn ảnh 4Cửa hàng trong thị trấn bị bỏ hoang

Khoảng hơn 20 triệu mét khối phế thải độc hại vẫn đang còn lại ở Picher. Những ngày gió lớn, bụi hóa chất bay mịt mù quanh những con phố hoang phế.

Không còn những cửa hàng cửa hiệu, những ngôi nhà, những người lớn, trẻ nhỏ, không còn dù là một cái tên trên bản đồ… nhưng Picher vẫn hiện hữu trong trái tim của những con người đã từng coi đấy là mái ấm. Cứ mỗi dịp Giáng sinh - dịp đoàn viên của người Công giáo, hàng nghìn người lại trở về để hồi sinh lại mái nhà của mình, dù chỉ trong một ngày ngắn ngủi. Họ tổ chức một cuộc diễu hành đầy màu sắc và những hoạt động lễ hội sôi nổi để tôn vinh một thị trấn đã từng tràn đầy sức sống.

“Chúng tôi hạnh phúc khi được thăm lại Picher và gặp lại những bạn bè, hàng xóm cũ”, một người dân cho biết. “Đây chính là Picher trong tâm thức của tôi. Thị trấn này bé nhỏ thôi, và không có nhiều thứ để làm, nhưng nó đã từng là quê nhà”.

Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.