9 vũ khí 'phi đạo đức' bị cấm sử dụng trong chiến tranh

Chất độc, vũ khí sinh học, súng phun lửa hay bom chùm là những vũ khí luôn bị cấm bởi chúng mang lại những hậu quả khôn lường đối với con người.
9 vũ khí 'phi đạo đức' bị cấm sử dụng trong chiến tranh
9 vũ khí 'phi đạo đức' bị cấm sử dụng trong chiến tranh ảnh 1

Khí độc đứng đầu bảng trong Danh sách những vũ khí bị cấm sử dụng trong chiến tranh theo Công ước Liên Hiệp Quốc về các loại vũ khí thông thường.

Trong đó phải kể tới loại là khí độc ngấm trực tiếp vào máu như phosegene và khí hydro cyanua. Những khí độc hệ thần kinh như VX hay Sarin có thể phá hủy chất dẫn truyền thần kinh khiến các cơ quan ngừng hoạt động.

9 vũ khí 'phi đạo đức' bị cấm sử dụng trong chiến tranh ảnh 2

Trong nghị định thư I, Liên Hiệp Quốc cấm sử dụng vật liệu phi kim loại hoặc các loại vật liệu gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho nạn nhân nếu dính phải trong chế tạo bom, đầu đạn. Những loại này thường không thể phát hiện bởi X-quang nên rất khó để lấy chúng ra khỏi cơ thể nạn nhân.

9 vũ khí 'phi đạo đức' bị cấm sử dụng trong chiến tranh ảnh 3

Sự thất bại về lệnh cấm sử dụng mìn sát thương cá nhân trong Công ước năm 1979 đã dẫn đến Hiệp ước Ottawa yêu cầu hạn chế sử dụng mìn đất trong chiến tranh. Tuy nhiên, các loại mìn chống tăng, mìn điều khiển từ xa và mìn treo không bị cấm.

Các hiệp ước trước đây quy định mìn phải có khả năng vô hiệu hóa từ xa trong trường hợp chiến tranh kết thúc để tránh gây thương vong cho người dân.

9 vũ khí 'phi đạo đức' bị cấm sử dụng trong chiến tranh ảnh 4

Các loại súng phun lửa, bom napalm, hoặc các phản ứng hóa học sản sinh nhiệt khác đều bị cấm sử dụng trong các khu vực thường dân.

9 vũ khí 'phi đạo đức' bị cấm sử dụng trong chiến tranh ảnh 5

Nghị định thư IV cấm sử dụng các loại vũ khí laser gây mù vĩnh viễn đối với mắt của binh lính hoặc dân thường. Các bên ký kết không được phép chuyển giao cho bất kỳ tổ chức nhà nước hoặc ngoài nhà nước.

9 vũ khí 'phi đạo đức' bị cấm sử dụng trong chiến tranh ảnh 6

Đạn nở được hiểu là những loại đạn dễ bị bung ra hoặc là phẳng khi tiếp xúc cơ thể người, được quân đội Anh và Ấn Độ phát triển từ những năm 1899. Loại vũ khí này có tính sát thương rất cao vì gây thương tích nhiều hơn cho nạn nhân. Ngày nay, các loại đạn xuyên phá mô mềm này bị cấm sử dụng trong chiến tranh.

9 vũ khí 'phi đạo đức' bị cấm sử dụng trong chiến tranh ảnh 7

Các loại đầu đạn chứa chất độc hoặc các loại chất gây nhiễm trùng khác bị cấm sử dụng trong sản xuất đạn súng trường và súng lục các loại. Trong thỏa thuận chiến tranh cổ xưa nhất giữa quân đội La Mã và người Pháp, hai bên nhất trí không sử dụng đạn có độc. Thời điểm đó, quân đội sẽ để đạn ở những nơi bẩn thỉu, chẳng hạn nơi chứa xác chết. Ý tưởng này đã có mặt 100 năm nay với mục đích không chỉ gây chấn thương cho nạn nhân mà còn truyền vi khuẩn qua vết bắn.

9 vũ khí 'phi đạo đức' bị cấm sử dụng trong chiến tranh ảnh 8

Bom chùm phóng ra một loạt đầu đạn nhỏ và gây tác hại nghiêm trọng tới người và các phương tiện cơ giới. Hiệp ước về bom chùm năm 2008 đã cấm sử dụng loại bom này vì hai lí do. Thứ nhất, chúng gây hại cho phạm vi quá rộng và khiến dân thường bị thương thay vì binh lính. Thứ hai, bom chùm để lại rất nhiều đầu đạn chưa phát nổ khiến thương vong về sau sẽ càng khủng khiếp.

9 vũ khí 'phi đạo đức' bị cấm sử dụng trong chiến tranh ảnh 9

Công ước Liên Hiệp Quốc năm 1972 là lệnh cấm toàn diện đầu tiên trên toàn thế giới đối với vũ khí sinh học. Công ước cấm sản xuất, tàng trữ các loại vũ khí sinh học và độc tố được sử dụng như vũ khí sinh học. Vũ khí sinh học đã có lịch sử rất lâu đời. Trước đây, quân đội Mông Cổ từng ném xác chết qua tường thành quân địch năm 1343, lây lan bệnh truyền nhiễm cho người dân trong thành.

Minh Vũ (T/H)

Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
(Ngày Nay) - Căng thẳng giữa Nga và phương Tây ở Bắc Cực đã gia tăng đáng kể, khi Moskva chỉ trích những tuyên bố của Washington về Bắc Cực cũng như việc Mỹ gia tăng hoạt động quân sự. Bất đồng đó có thể lên đến đỉnh điểm khi Lầu Năm Góc dự kiến ​​công bố Chiến lược Bắc Cực mới.
Nguy cơ đối với sức khỏe con người từ vi nhựa trong không khí
Nguy cơ đối với sức khỏe con người từ vi nhựa trong không khí
(Ngày Nay) - Vi nhựa được xem là chất gây ô nhiễm chính cho các đại dương và sự hiện diện của chúng trong không khí ít được biết đến hơn. Trong những năm gần đây ngày càng có nhiều lo ngại về những nguy cơ tiềm ẩn của vi nhựa đối với sức khỏe con người, nhưng những nghiên cứu về vấn đề này mới ở giai đoạn sơ khai.
Đoàn tàu của ngư dân Cảng Trần Đề (Sóc Trăng) đang di chuyển thỉnh Ông ngoài tại Lễ hội Nghinh Ông.
Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải thu hút du khách gần xa
(Ngày Nay) - Ngày 29/4, tại thị trấn Trần Đề, UBND huyện Trần Đề (Sóc Trăng) tổ chức lễ hội Nghinh Ông Nam Hải năm 2024. Đây là một trong những lễ hội lớn ở khu vực duyên hải Tây Nam Bộ, với mong muốn cầu cho quốc thái dân an, biển lặng, gió hòa, ngư dân đánh bắt được nhiều tôm cá, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Đối với người trẻ Trung Quốc, sự độc lập của cá nhân là nền tảng và ưu tiên hàng đầu của việc hẹn hò và các mối quan hệ. Ảnh: Weixin
Trung Quốc: Giới trẻ chuộng hẹn hò "độc thân"
(Ngày Nay) - Giới trẻ ở Trung Quốc đang ngày càng áp dụng những cách tiếp cận mới trong việc hẹn hò và xây dựng các mối quan hệ, sự thay đổi được phản ánh qua việc dân số độc thân ở nước này ngày càng gia tăng.