Phê duyệt chiến lược phát triển dự trữ quốc gia đến năm 2030

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Chiến lược phát triển DTQG là toàn bộ quá trình dự báo, hoạch định mục tiêu, quy hoạch và kế hoạch dài hạn để đảm bảo hình thành nguồn lực DTQG bằng hiện vật đủ mạnh để sẵn sàng, chủ động đáp ứng mục tiêu đã đề ra.
Phê duyệt chiến lược phát triển dự trữ quốc gia đến năm 2030

Để định hướng cho toàn bộ hoạt động của ngành DTQG, mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 305/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược phát triển DTQG đến năm 2030, với mục tiêu tổng quát: “Nâng cao hiệu quả quản lý, huy động sử dụng nguồn lực DTQG. Xây dựng lực lượng DTQG có quy mô đủ mạnh, cơ cấu hợp lý, danh mục hàng chiến lược, thiết yếu để sẵn sàng, chủ động đáp ứng kịp thời, hiệu quả các mục tiêu DTQG và các nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao”.

Đề cập tới nội dung nguồn lực DTQG, chiến lược nêu rõ, ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước chi cho DTQG và huy động các nguồn lực hợp pháp ngoài ngân sách nhà nước để tăng cường tiềm lực DTQG.

Mức dự trữ quốc gia một số mặt hàng chiến lược, thiết yếu đến năm 2030, lãnh đạo chính phủ yêu cầu, đến năm 2025 giữ mức lương thực dự trữ tồn kho cuối năm khoảng 250.000 tấn (quy gạo). Giai đoạn 2026 - 2030, căn cứ tình hình thực tế để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định mức mua tăng hàng năm phù hợp.

Sử dụng lượng muối ăn tồn kho hiện nay để xuất cấp cứu trợ, hỗ trợ cho nhân dân khi có tình huống đột xuất, cấp bách xảy ra hoặc xuất giảm theo quyết định của cấp có thẩm quyền; trong giai đoạn tới không bố trí kế hoạch mua tăng, mua bù muối ăn.

Đối với các mặt hàng phục vụ quốc phòng, an ninh, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu, tăng cường DTQG các mặt hàng chiến lược, tiên tiến, hiện đại với mức bố trí kinh phí hàng năm tăng cao hơn mức bình quân của toàn ngành, đảm bảo yêu cầu tăng cường nguồn lực cho quốc phòng, an ninh để chủ động, sẵn sàng cho nhiệm vụ bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ và giữ vững an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội và các nhiệm vụ đột xuất, cấp bách khác.

Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu, đến năm 2030 phấn đấu tăng dần mức DTQG lên khoảng 800 ngàn m3 đối với sản phẩm xăng dầu và 1.000 - 2.000 ngàn tấn đối với dầu thô, tương đương 15-20 ngày nhập ròng, trong đó: tiếp tục tập trung hoàn thiện hệ thống quy định của pháp luật về quản lý xăng dầu DTQG; trên cơ sở đó, tăng dần mức DTQG phù hợp với hạ tầng phục vụ DTQG về xăng dầu.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.