Bản Tu Nâk sau những ngày bão

0:00 / 0:00
0:00

(Ngày Nay) -  Hơn 6 năm qua, kỹ sư Phạm Đình Quý (sinh năm 1972) miệt mài đi xây hàng trăm ngôi trường từ các quỹ ủng hộ cho trẻ em nghèo vùng cao. Năm 2018, anh là một trong 10 nhân vật truyền cảm hứng do giải thưởng WeChoice Awards bình chọn.

Hiện, anh Quý đang có mặt tại Quảng Nam để cùng chính quyền, các nhà hảo tâm xây lại những trường học ở vùng sâu, vùng xa bị bão, gió quật nát. Và dưới đây, là câu chuyện mà anh Quý ghi ở bản Tu Nấk, xã Trà Cang, huyện Nam Trà My, Quảng Nam.

Trường nhỏ trên bản Tu Nấk bị bão giật sập
Trường nhỏ trên bản Tu Nấk bị bão giật sập

Cô Nguyễn Thị Teo đi cuốc bộ từ trường xuống thị trấn

Trời mưa như trút, thấy cô giáo Nguyễn Thị Teo chuẩn bị áo mưa, balo. Tôi hỏi:

- Cô đi đâu đấy?

- Em đi xuống thị trấn Nam Trà My tập huấn.

- Ôi, mưa bão thế này cô đi làm gì. Cô điện cho thầy xin nghỉ đi, chứ đi lúc này thì nguy hiểm lắm

- Em điện rồi, không thấy thầy bắt máy.

Thế rồi cô cầm vội cái ô đi trong lúc trời mưa như trút. Nhìn theo bóng cô nhỏ dần trong làn mưa, tôi thấy thương cô thật. 5km xuống núi phải đi bộ, 14km đường đá đi được xe máy nhưng cũng cực kỳ khó khăn. Tôi cứ ngồi nhìn theo cô men dần theo vách núi...

Nói thêm về ngôi trường nhỏ cheo leo trên những dãy núi ở bản Tu Nâk này, do làm toàn bằng tre, gỗ mỏng nên đợt bão vừa qua, nó cơ bản đã bị thổi bay. Lũ trẻ nhỏ giương đôi mắt ngơ ngác đứng nhìn ngôi trường thân thuộc của mình tan hoang chỉ sau một đêm.

Nhớ ngày đầu tiên lên bản Tu Nâk, tôi được một thầy giáo khác và cô Teo giới thiệu với người dân trong bản bằng tiếng Xê Đăng: "Đây là anh Quý, anh ấy về xây trường cho bản mình", đại ý là như thế.

Tôi thấy người dân vui mừng ra mặt, họ đón tiếp tôi rất nhiệt tình, niềm nở. Tôi hiểu người dân đã tin ở cô và cô cũng đã tin ở tôi, mặc dù niềm tin đó cô thầy cũng chỉ được biết tôi qua mạng xã hội facebook.

Ở đây được vài ngày, tôi nhận thấy học sinh ở đây ngoan quá, rất biết vâng lời cô, cô dặn dò gì là các em về làm rất nghiêm chỉnh. Cô gần gũi bọn nhỏ như chính người trong nhà mình vậy. Cả bản ai cũng rất quý mếm cô, cô nói gì họ tin theo.

Điều gì đã khiến cô làm được như vậy? Tôi nghĩ, là do cô đã được sinh ra và lớn lên ở chính mảnh đất này, từ lớp 1 cô cũng phải học tiếng phổ thông, lớn lên được đi học sư phạm và cô đã mang kiến thức trở về bản làng mình dạy các em thơ. Nhưng trong cô còn có một thứ quý hơn cả kiến thức học được, đó là sự thấu hiểu, tình yêu thương cô dành cho bản làng mình. Cô hiểu hoàn cảnh từng hộ gia đình, hiểu từng thói quen, từng tính cách của mỗi người và đặc biệt là cô hiểu các em nhỏ cần phải học ra sao, từng bước đi như thế nào để tiếp cận với văn hóa chung của toàn xã hội.

Trong các bài viết trước của tôi, khi thấy cảnh người dân vùng cao khổ cực, các bạn vẫn thường hay đặt câu hỏi: "Tại sao không đưa họ xuống vùng thấp ở, ở trên cao thế thế làm gì cho khổ?"

Câu hỏi đó cũng là câu hỏi của tôi, cách đây chục năm khi lần đầu tiền đặt chân đến vùng cao. Đầu tiên tôi cũng nghĩ là do thói quen, do phong tục tập quán, nhưng sau nhiều năm làm việc và ở với người vùng cao tôi đã hiểu không phải hoàn toàn như vậy mà cái chính đó là sự mặc cảm của họ. Từ sự yếu kém về kinh tế, về văn hóa về ngôn ngữ khiến họ lúc nào cũng cảm thấy mình bị yếu thế, từ sự tự ti đó họ thích lui về ở ẩn, tìm đến những nơi xa xôi, hẻo lánh, như những gì họ đang có.

Nhà nước đã từng có rất nhiều dự án di dân, quy hoạch nơi ở cho người dân vùng sâu, vùng xa để xuống vùng đồng bằng sinh sống nhưng cũng có không ít dự án không thành công, người dân lại bỏ về nơi cũ, mà lý do chính, theo cá nhân tôi, là những điều như tôi đã lý giải ở trên. Vậy giải pháp là gì?

Không gì khác việc đầu tiên hãy làm là phải mang ánh sáng văn hóa đến cho họ, họ biết chữ, họ biết đọc, họ biết tiếp cận với văn minh phía ngoài và để đến 1 ngày họ thấy rằng mình đủ hiểu biết, đủ trình độ để có thể đến 1 nơi bất kỳ đâu, khi họ nhận thấy cuộc sống nơi đó tốt đẹp cho mình. Ánh sáng văn hóa đó chính là những ngôi trường.

Để làm được việc đó thì hình ảnh cô Teo chính là điển hình. Cô Teo đi học xong, quay về bản với một tâm huyết thẳng tắp hướng về bản làng, cô tận tâm cống hiến và mong muốn các em nhỏ sẽ được như mình.

Có rất nhiều cô giáo phải từ xã này sang dạy xã kia, thậm chí phải từ tỉnh này sang dạy tỉnh khác, trong bối cảnh hiện tại điều đó hoàn toàn là tốt, nhưng trong tương lai, đặc biệt là các bản sâu, bản xa nếu có được những người như cô Teo thì việc khai sáng văn hóa cho các bản làng sẽ rất nhanh và hiệu quả.

Ở đây, một vùng núi cô lẻ và mưa gió não nề nhưng tôi chợt cảm thấy hạnh phúc. Tôi tin rằng, Tu Nâk mai này sẽ khác.

Khách tham quan triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống”.
Khai mạc Triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống”
(Ngày Nay) - Lễ khai mạc Triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống” đã diễn ra chiều 18/3 tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (số 36, Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội). Triển lãm do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Họa sỹ Phan Ngọc Khuê, nhà nghiên cứu nghệ thuật các dân tộc Việt Nam tổ chức.
Chương trình hòa tấu nhạc cụ dân tộc tại lễ hội.
Thanh Hoá: Nhiều hoạt động đặc sắc tại lễ hội Mường Xia
(Ngày Nay) - Tối 18/3, tại xã Sơn Thủy, huyện miền núi Quan Sơn (Thanh Hóa), Lễ hội Mường Xia đã diễn ra với sự tham gia của hàng nghìn đồng bào dân tộc Thái và người dân nước bạn Lào ở khu vực biên giới miền Tây Thanh Hóa và tỉnh Hủa Phăn (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào).
Những quan điểm cần “gác qua một bên”
Những quan điểm cần “gác qua một bên”
(Ngày Nay) - Sinh thời, khi được hỏi về các vấn đề siêu hình thì Thế Tôn im lặng, “gác qua một bên”. Sau khi Thế Tôn nhập diệt, một số người đã đến hỏi Tôn giả A-nan vấn đề này. Hiện nay, các quan điểm này vẫn đang được đặt ra.
Bầu trời Iceland rực đỏ vì núi lửa phun trào
Bầu trời Iceland rực đỏ vì núi lửa phun trào
(Ngày Nay) - Đài truyền hình RÚV của Iceland đưa tin, hiện tượng núi lửa phun trào ở Bán đảo Reykjanes đã buộc người dân sống xung quanh Vũng biển Blue nổi tiếng và thị trấn Grindavik gần đó phải sơ tán khẩn cấp.
Tràn lan nội dung độc hại do AI sáng tạo trên TikTok
Tràn lan nội dung độc hại do AI sáng tạo trên TikTok
(Ngày Nay) - Theo báo cáo của tổ chức phi lợi nhuận Media Matters, người dùng TikTok đang có xu hướng kiếm tiền từ các video đưa ra những thông tin vô căn cứ về những “thuyết âm mưu” liên quan đến ngày tận thế của thế giới.
Khai mạc Lễ hội Nữ tướng Lê Chân
Khai mạc Lễ hội Nữ tướng Lê Chân
(Ngày Nay) - Tối 17/3, tại Tượng đài Nữ tướng Lê Chân, UBND quận Lê Chân (thành phố Hải Phòng) khai mạc Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân năm 2024.