Bảo tồn và phát huy thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế

Cần nghiên cứu kỹ lưỡng, tiếp tục sưu tầm, phiên âm, chú giải, dịch nghĩa... chính xác toàn bộ Di sản tư liệu Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế để tiếp tục bảo tồn và phát triển hơn nữa di sản này.
Bảo tồn và phát huy thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế

Bảo tồn và phát huy thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế ảnh 1

Hình ảnh tại Lễ công bố Di sản tư liệu thơ văn trên kiến trúc Cung đình Huế thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á-Thái Bình Dương của UNESCO.
Ảnh: VGP/Thế Phong.

Đây là ý kiến được nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu tại tọa đàm về định hướng bảo tồn và phát huy giá trị Di sản tư liệu Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế tổ chức ngày 11/6 tại tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Di sản tư liệu Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế được ghi danh vào Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á-Thái Bình Dương và được công bố tại hội nghị toàn thể lần thứ 7 của Ủy ban Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại TP. Huế vào trung tuần tháng 5 vừa qua. Đây là di sản thứ 5 của vùng đất cố đô này được UNESCO vinh danh.

Đây là những áng văn thơ tinh túy nhất ca ngợi về non sông, đất nước và dân tộc Việt Nam được thể hiện trên các công trình kiến trúc của cung đình Huế. Hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế gồm những tác phẩm tinh tế được bắt đầu được sử dụng để trang trí trên cung điện, đền miếu, lăng tẩm hoàng gia từ thời vua Minh Mạng (1820-1841) đến thời vua Khải Định (1916-1925).

Hiện nay, Huế vẫn còn bảo tồn được hơn 3.000 đơn vị với đầy đủ các loại hình thơ, văn, câu đối, đại tự... Các bài thơ được trang trí theo lối “nhất thi nhất họa” hoặc “nhất tự nhất họa”, mỗi bài thơ hay mỗi đại tự được trang trí kèm một bức tranh. Vị trí thể hiện chủ yếu là trên các liên ba, đố bản hay cổ diềm các công trình, trong nội thất và ngoại thất kiến trúc cung đình triều Nguyễn.

Theo TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế: Cho đến nay, hệ thống thơ văn chữ Hán trên kiến trúc cung đình Huế vẫn được bảo tồn rất tốt. Trừ các tác phẩm đã bị mất mát do công trình bị tiêu hủy, số còn lại được giữ gìn hầu như nguyên vẹn, phản ánh trí tuệ, tài năng của tiền nhân, có ý nghĩa quan trọng đối với các thế hệ mai sau khi đọc sử thông qua những áng thơ văn trang trí một cách độc đáo của một giai đoạn lịch sử gần 150 năm phát triển chính trị, kinh tế-xã hội và văn hóa của Việt Nam.

Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm cho rằng, hệ thống văn thơ trên kiến trúc cung đình Huế là rất đặc biệt, một đặc trưng riêng của Việt Nam, chỉ có Việt Nam mới đưa thơ văn lên nóc nhà, đưa lên những kiến trúc đặc biệt quan trọng, nghiêm chỉnh của chế độ. Những văn thơ này là loại văn thơ có tiêu chí rõ ràng về tính lịch sử, tính xã hội và mang tính giáo huấn quốc dân những điều mà người ta phải gìn giữ, phải bảo vệ. Điều đó là niềm tự hòa của hậu duệ, của những người đang nghiên cứu về giá trị di sản này. Để bảo tồn và phát huy di sản này, cần làm sâu sắc hiểu biết của chúng ta về hệ thống thơ văn này, phải nghiên cứu một cách thấu đáo hơn, cần phải làm cho mọi người hiểu sự quý giá của hệ thống văn thơ này để tiếp tục bảo tồn và phát triển.

Còn TS. Nguyễn Tuấn Cường, Viện trưởng Viện nghiên cứu Hán Nôm cho rằng cần nâng cao nhận thức, phải hiểu rõ hơn về giá trị thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế trong việc bảo tồn và phát huy di sản này. Theo ông Cường, để nâng cao nhận thức về di sản này, tiếp tục sưu tầm, thực hiện phiên âm, chú giải, dịch nghĩa chính xác toàn bộ; phải phân tích mối quan hệ giữa văn tự và họa đối với các tác phẩm “nhất thi nhất họa” và cần nỗ lực hơn để hiểu các giá trị đó; đồng thời cần tôn vinh các tác giả của hệ thống thơ văn này.

Theo PGS.TS Đặng Văn Bài, Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam, do đặc thù hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế nằm trên nhiều chất liệu nhưng về cơ bản vẫn là trên gỗ, đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UNESCO và UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế sớm xây dựng Viện nghiên cứu bảo tồn di sản gỗ tại Huế để thực hiện bảo tồn di sản Huế và thực hiện nhiệm vụ đào tạo nhân lực cho bảo tồn di sản gỗ, góp phần nâng tầm công tác bảo tồn và khẳng định thương hiệu bảo tồn di sản của Việt Nam.

Các chuyên gia cũng đề xuất xây dựng cuốn sách giới thiệu ba di sản Tư liệu thế giới xuất phát từ cung đình Huế gồm: Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế, Mộc bản triều Nguyễn và Châu bản triều Nguyễn.

Cùng ngày, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tổ chức Lễ công bố "Di sản tư liệu thơ văn trên kiến trúc Cung đình Huế” thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á-Thái Bình Dương của UNESCO.

Theo Chinhphu.vn

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có đức, có tài
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có đức, có tài
(Ngày Nay) - Sáng 18/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và trao Huân chương Lao động hạng Ba, tặng Trường đại học Kinh tế. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo. Tạp chí Ngày Nay trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt.
Tổng Bí thư Tô Lâm với cán bộ Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau
(Ngày Nay) - Tiếp theo chương trình công tác tại Cà Mau, chiều 17/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020-2025.
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
(Ngày Nay) - Nghe Pháp là từ thường gặp trong kinh. Đa văn là nghe Pháp nhiều, một trong những hạnh lành. Ngày nay, nghe Pháp không chỉ nghe giảng mà còn là đọc, tụng, nghiên cứu, thảo luận, biên khảo giáo pháp.
Toàn cảnh Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình.
Gìn giữ văn hóa bản địa qua trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình
(Ngày Nay) - Tối 17/11, tại Quảng trường Hòa Bình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình tổ chức Chương trình Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện của Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 diễn ra từ ngày 15-23/11/2024.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở Tổ dân phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình.
Đoàn kết xây dựng khu dân cư tự quản, văn minh, hạnh phúc
(Ngày Nay) - Tối 17/11, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cùng Đoàn công tác Trung ương đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại Tổ dân phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình. Cùng tham dự có đại diện lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, tỉnh Ninh Bình và đông đảo cán bộ, nhân dân Tổ dân phố 4, phường Đông Thành.
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Tỉnh Hưng Yên đang triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển, mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế với nhiều hoạt động hỗ trợ và các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, nhằm mang lại quyền lợi thiết thực cho người dân.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
(Ngày Nay) - Ngày 16/11, trong cuộc thảo luận về tuyên bố chung trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), các nhà ngoại giao của nhóm đã gặp khó khăn trong việc thu hẹp bất đồng về nguồn tài chính để giải quyết biến đổi khí hậu và vấn đề đánh thuế nhóm siêu giàu.