Bệnh nhân diễn tiến nặng, Bệnh viện FV khẳng định ‘đúng quy trình’?

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Bà Hoàng Ánh Hậu, 32 tuổi, ngụ tại quận 7, TP.HCM phản ánh với Tạp chí Ngày Nay về việc y bác sĩ Bệnh viện FV đã sai sót, tắc trách khiến cho bà Hậu suýt mất mạng và giờ vẫn còn di chứng; còn con bà Hậu, bên cạnh việc rối loạn tiêu hoá và có nguy cơ tàn tật bàn tay nếu không chữa trị lâu dài.
Bệnh nhân diễn tiến nặng, Bệnh viện FV khẳng định ‘đúng quy trình’?

Hai lần vào viện, hai lần thương đau!

Theo đơn của bà Hậu, ngày 14/5/2021, do mang thai tới tuần thư 39, bà Hậu được gia đình chuyển vào Bệnh viện FV để sinh con. Trước khi nhập viện, bà Hậu đã liên hệ với bác sĩ (BS) Đạt tại Bệnh viện FV (người khám và theo dõi thai kỳ cho bà Hậu) với nguyện vọng được BS Đạt sẽ đỡ đẻ cho bà Hậu.

“Sau khi liên lạc BS Đạt bảo tôi cứ vào viện sinh vì ông ấy đang ở bệnh viện. Tuy nhiên, khi tôi nhập viện chờ sinh thì không thấy BS Đạt đâu. Người đặt thuốc dục sinh lại là bác sĩ Nam”, bà Hậu bức xúc.

“Khoảng sau 19 giờ, ông Nam vào phòng, đặt thuốc xong rồi đi ra. Tầm 30 phút sau, tôi bắt đầu lạnh run người, hai hàm răng va vào nhau lập cập, bụng đau thắt lại và âm đạo ra dịch màu đỏ như máu. Dịch ra mỗi lúc một nhiều, chảy ồ ạt. Tôi hoảng hốt bảo chồng nhiều lần bấm chuông gọi bác sĩ nhưng bác sĩ không có mặt, chỉ có nữ hộ sinh bước vào nói “chị nghỉ đi” hoặc “khi nào cổ tử cung mở 4 phân thì gọi bác sĩ” rồi đi ra”, bà Hậu ấm ức.

Hai vợ chồng loay hoay. Máu ra nhiều quá, bà Hậu phải nhờ chồng lấy tạm gần chục chiếc bỉm mang sẵn để cầm máu. Nhưng cũng không ăn thua. Hơn 4 giờ đồng hồ vật lộn với cơn đau và mất máu, bà Hậu muốn ngưng thở, tim thai có dấu hiệu suy thì bác sĩ Đạt mới tới, đưa bà vào mổ cấp cứu, bắt con.

Sau 2 ngày hôn mê, khi tỉnh dậy bà Hậu được thông báo bị băng huyết sau sinh. Quá trình nằm viện, dù rất yếu và đã nằm dịch vụ nhưng bệnh viện vẫn để một người bị tai biến sản khoa suýt chết như bà phải tự đổ bô.

Sau hơn 10 ngày điều tri hậu sản tại Bệnh viện FV, ngày 25/5, dù còn rất yếu nhưng vì thương con nên bà Hậu đề nghị bác sĩ bệnh viện xem xét cho về. Tuy nhiên, BS Bình, người được cử lên thăm khám cho bà Hậu, lại “khiếm nhã” so sánh bà Hậu với vợ BS Bình.

“Vợ tôi đi đẻ không đau, về nhà chăm con ầm ầm. Cô này bị đau là vì cô bị viêm đài bể thận. Tôi dò hỏi hoá ra BS Bình “khám bằng mắt” và đưa ra kết luận tôi bị viêm đài bể thận nhằm “câu lưu” bệnh nhân nằm thêm 15 ngày. Tôi đang nóng ruột nhớ con, nghe BS Bình nói xong như xát thêm muối vào cả thể xác lẫn tinh thần”, bà Hậu quả quyết.

Bà Hậu cho rằng bà đã có dấu hiệu xuất huyết khi đang giục sinh, nhưng BS không thăm khám kịp thời, khiến bà Hậu bị mất máu, hôn mê,… và suy thai. Dẫn tới việc phải truyền 4,5 lít máu chứ không phải chỉ do băng huyết sau sinh.

Nghiêm trọng hơn là sau sự cố trên bà Hậu lo lắng về việc sẽ có khả năng không còn khả năng sinh con nữa.

“Vụ việc có thể coi như 1 lần xui rủi nên tôi cũng nén lại. Nhưng, khi con tôi không may bị tai nạn bỏng nước sôi vào Bệnh viện FV để chữa trị thì một lần nữa “tôi lại tiền mất tật mang”, bà Hậu cho biết thêm.

Ngày 31/12/2021, con bà Hậu bị bỏng nước sôi và được bà đưa vào Bệnh viện FV. Sau khi chờ hơn 1 tiếng thì mới thấy BS Diệu tới khám. Vừa khám BS Diệu vừa “tra sách cẩm nang y khoa” để xem cách chữa.

Bệnh nhân diễn tiến nặng, Bệnh viện FV khẳng định ‘đúng quy trình’? ảnh 1

Do BS Diệu là BS nội nhi mà xử lý vết bỏng (vết thương), nên tôi nghĩ BS Diệu thiếu kinh nghiệm. Vì vậy BS Diệu cho thuốc bôi, xử lý vết thương không phù hợp khiến cho vết thương của con tôi có dấu hiệu nặng thêm và nguy cơ bị tật.

BS Diệu còn kê thuốc mà nhà sản xuất khuyến cáo nghị “chưa có đủ nghiên cứu để biết cách sử dụng cho phụ nữ có thai, cho con bú.... Vậy mà, bệnh viện trả lời về vấn đề này lại cho rằng cho thuốc như vậy là “hoàn toàn đúng”?. Bệnh viện một hai không liên quan đến thuốc thì xin hỏi cơ sở nào bệnh viện nói vậy ? Hay họ quen nói bừa nói ẩu với bệnh nhân nên nói lấy được?

Ngay cả BS Henri Maries công tác tại Bệnh viện FV cũng bất ngờ vì cho rằng thuốc này đã không còn sử dụng ở Pháp nữa. (Tức là có loại thuốc khác thay thế phù hợp hơn). Cũng như theo thư Bệnh viện FV trả lời cho gia đình bà Hậu là “hiệu quả của thuốc còn gây tranh cãi”.

“Phải chăng, do BS Diệu “học lỏm” nên cho thuốc đã được Pháp ngưng sử dụng để kê cho bé?. Từ ngày con tôi uống thuốc BS Diệu kê cho, bé ăn uống kém hẳn, tiêu hoá kém theo. Bé ói ra bằng... mũi”, bà Hậu lo lắng.

Cả hai mẹ con tôi (Chị Hậu) vào Bệnh viện FV hai lần đều có chuyện. Bệnh viện luôn tự hào ISO chất lượng này nọ nhưng thực tế thì sao?. Chất lượng có như họ quảng cáo. Nếu chỉ riêng tôi bị thì còn đổ qua đổ lại cho xui, chứ vì sao cả hai mẹ con tôi vào điều trị ở FV xong đều “nặng” lên và thêm bệnh?

Khi tôi phản ánh thì họ trả lời lòng vòng không thoả đáng. Đến khi tôi quyết tâm làm tới thì họ đổi sang thái độ thách thức, nặng lời dù chưa tìm được câu trả lời thoả đáng với tôi.

Bệnh viện đúng, bệnh nhân “nhầm”?

Trong khi đó, trao đổi với phóng viên Tạp chí Ngày Nay, bác sĩ Jean Marcel Guillon Tổng Giám đốc và đại diện pháp luật của công ty TNHH Viễn Đông Việt Nam (Bệnh viện FV khẳng định : “Chúng tôi không phát hiện sai sót nào trong quá trình sinh con của bà Hậu cũng như quá trình chữa trị vết bỏng trên tay của con bà Hậu tại Bệnh viện FV. Việc bà Hậu cho rằng BV có thái độ thách thức, mạt sát, nặng lời với người bệnh khi chưa tìm được nguyên nhân là hoàn toàn không chính xác”.

Trong cả hai vụ việc nêu trên Bệnh viện FV đã họp hội đồng chuyên môn để xem xét và sau đó trực tiếp gặp gỡ cũng như viết thư giải thích chi tiết cho hai vợ chồng bà Hậu. Chúng tôi hy vọng sau thời gian khó khăn qua đi bà Hậu sẽ bình tâm và nhìn nhận tích cực hơn”, đại diện Bệnh viện FV nói.

Tóm lại, chúng tôi rất lấy làm tiếc vì gia đình bà Hậu cảm thấy việc điều trị cho bé con bà Hậu chưa phù hợp, tuy nhiên trên thực tế là việc điều trị là đúng và hoàn toàn không có thiếu sót. Việc ai đó đã cung cấp cho gia đình thông tin sai về những tác dụng của thuốc Alphachi motrypsine gây ra, đây là loại thuốc đã tồn tại, được ứng dụng trong một thời gian dài mà hiệu quả của thuốc vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi nhưng thực tế trong trường hợp chỉ định và sử dụng cho con trai bà Hậu thuốc đã cơ bản đem lại hiệu quả điều trị tốt và không thể là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hoá cho bé.

Bệnh viện FV cho rằng: Thuốc Alphachi motrypsine được kê toa để giảm viêm, tuy hiệu quả chưa cao nhưng với vết bỏng độ 2 không phải là sai sót. Thuốc này hoàn toàn không chống chỉ định ở trẻ em và không phải là nguyên nhân gây ra viêm loét, trào ngược dạ dày. Việc BV cử BS Nhi khám và điều trị cho con trai bà Hậu khi đó là phù hợp. Bệnh viện FV cũng “gợi ý” khi thông tin thêm về việc con bà Hậu từng có vấn đề về tiêu hoá (tháng 5/2021).

Bệnh nhân diễn tiến nặng, Bệnh viện FV khẳng định ‘đúng quy trình’? ảnh 2

Vết bỏng trên tay con bà Hậu.

Bệnh viện FV xác nhận, bà Hậu theo dõi toàn bộ quá trình với BS Đạt. Tuy nhiên khi vào bệnh viện sinh con thì do BS Đạt đang thực hiện một ca sanh cho sản phụ khác. BS Nam là BS trực khoa sản lúc đó đã cùng nữ hộ sinh khám và chăm sóc cho bà Hậu. Sau đó, nữ hộ sinh bệnh viên tiếp tục theo dõi sát quá trình chuyển dạ cho bà Hậu. Đồng thời cập nhật thường xuyên tình trạng sức khoẻ của bà Hậu cho BS Đạt đang ở trong phòng sinh.

Việc cơn gò tử cung đau và vỡ ối là hiện tượng thông thường sau khi đặt thuốc giục sinh. Và theo quy trình thì nữ hộ sinh sẽ theo dõi đến khi cổ tử cung mở từ 3-4cm thì sẽ chuyển sản phụ sang phòng sinh để theo dõi tiếp và báo BS. Trong trường hợp bà Hậu, nữ hộ sinh trong quá trình theo dõi phát hiện có dấu hiệu suy thai trên biểu đồ ghi tim thai và cơn gò tử cung mới mở 2cm nên đã báo BS Đạt và BS Đạt đã cho mổ lấy thai khẩn cấp cho bà Hậu. Quá trình mổ bắt con cấp cứu diễn ra tốt đẹp bé trai chào đời trong tình trạng khoẻ mạnh.

Việc băng huyết sau sinh là do tử cung bị đờ, một biến chứng sản khoa có thể xảy ra sau sinh do tử cung không thể co hồi khi em bé chào đời và gây băng huyết. Trường hợp bà Hậu cũng vậy. BS đã phải thực hiện thủ thuật thắt động mạch và truyền một lượng máu lớn, hơn 4,5 lít máu cho bà Hậu. Nhờ đó cứu được tính mạng, giữ được tử cung để bảo toàn khả năng sinh đẻ sau này cho bà Hậu. Việc bà Hậu cho rằng bà không còn khả năng sinh con sau này là không chính xác.

Bà Hậu sau đó được chuyển sang săn sóc điều trị tai ICU và chuyển sang HDU. Việc bà Hậu mất nhiều máu sau sinh dẫn đến tình trạng sốc xuất huyết, gây ra tình trạng suy thận cấp. Trong quá trình nằm viện, BS Đạt có mời BS Bình - chuyên khoa Nội cho ý kiến đánh giá về vấn đề thận của bà Hậu khi thăm khám, BS Bình có e ngại về việc bà Hậu có thể bị viêm bể thận cấp nên đề xuất bà Hậu ở thêm 14 ngày. Việc BS Bình lo ngại bà Hậu bị viêm bể thận cấp là do bà Hậu từng có tiền sử bị nhiễm trùng đường tiết niệu tương tự với vi khuẩn đa kháng vào 4 tháng trước sinh và phải dùng ống thông tiểu khi nằm ICU trong đợt nhập viện này.

BS Bình có thể đã lo ngại quá mức nhưng chúng tôi hoàn toàn tin tưởng rằng bác sĩ hoàn toà trung thực trong việc đề nghị kế hoạch điều trị, chăm sóc cho bà Hậu. Chúng tôi đã viết thư giải đáp thắc mắc của bà Hậu và thành thật xin lỗi bà nếu lời đè nghị của bác sĩ đã khiến bà phiền lòng.

Liên quan đến nội dung bà Hậu phàn nàn vì bệnh nhân xuất huyết phải tự chăm sóc, đổ bô... Trên thực tế, nữ hộ sinh bệnh viện đã giải thích khi cần phục vụ vệ sinh cá nhân thì bà Hậu có thể bấm chuông gọi nữ hộ sinh, nhưng do chồng bà Hậu muốn tự tay chăm sóc cho bà nên nhiều lần chồng bà tự thực hiện đặt bô cho bà Hậu, khi nữ hộ sinh vào thì việc này đã được thực hiện.

Còn việc xử lý nước tiểu thì nó luôn được nữ hộ sinh bệnh viện thực hiện vì phải đong nước tiểu. Trên thực tế, sau này bà Hậu vẫn tái khám sau sinh với BS Đạt và diễn tiến sức khoẻ tốt. Sau khi sinh con 4 tháng, vợ chồng bà Hậu có đưa con đến gặp BS Đạt để cảm ơn. Khi đó bà Hậu có tâm sự với BS Đạt, trong thời gian mới sinh bà Hậu có nhận được những thông tin... Như vậy, về ca sinh con của bà Hậu thì bệnh viện không có một sai sót nào về y khoa.

“Theo nội dung từ Bệnh viện FV phản hồi thì đến giờ phút này, bác sĩ và bệnh viện không phát hiện có sai sót nào về chuyên môn. Nhưng biến chứng trong quá trình sinh con cũng như những vấn đề sức khoẻ của con trai tôi là sự thật. Vậy, bệnh viện không sai thì chỉ còn “bệnh nhân” như tôi nhầm. Tôi nhầm khi phải trả gần 600 triệu đồng để sinh con tại bệnh viện này và gửi gắm lòng tin, sức khoẻ của tôi, con tôi cho bác sĩ và bệnh viện”, bà Hậu nói.

Bình luận
Các điều tra viên thuộc Cơ quan chống tham nhũng nhà nước Hàn Quốc tiến vào tư dinh Tổng thống bị luận tội để thực thi lệnh bắt giữ ông Yoon Suk Yeol, tại Seoul, ngày 3/1/2025. Ảnh: YONHAP.
Cảnh sát Hàn Quốc thực thi lệnh bắt Tổng thống Yoon Suk Yeol
(Ngày Nay) - Ngày 3/1, các điều tra viên và cảnh sát Hàn Quốc đã tiến vào dinh thự của Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol liên quan đến nỗ lực áp đặt lệnh thiết quân luật bất thành vào tháng trước. Đây là lần đầu tiên lực lượng chức năng nước này tìm cách bắt giữ một tổng thống đương nhiệm.
 Tên lửa Iran được phóng trong một cuộc diễn tập quân sự ở miền Nam nước này ngày 19/1/2024. Ảnh: AFP/TTXVN.
Chiến lược "Vành đai lửa" của Iran đang sụp đổ?
(Ngày Nay) - Sau cuộc tấn công của Hamas vào Israel ngày 7/10/2023, chiến lược "vành đai lửa" của Iran đang đứng trước nguy cơ sụp đổ. Các lực lượng dân quân thân Tehran như Hamas, Hezbollah bị suy yếu, đồng minh Syria thay đổi chính quyền, trong khi chương trình hạt nhân bị đe dọa đã khiến tham vọng ở Trung Đông của Tehran bị lung lay.