Bệnh viện TP HCM quá tải vì dự án chậm tiến độ

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Công trình xây dựng khối nhà mới thi công kéo dài khiến cho hoạt động khám, chữa bệnh của Bệnh viện Nhân dân Gia Định (Thành phố Hồ Chí Minh) gặp nhiều khó khăn.
Bệnh viện TP HCM quá tải vì dự án chậm tiến độ

Nhiều năm qua, đội ngũ y bác sỹ và người bệnh đến khám, chữa bệnh tại đây gặp không ít trở lại do cơ sở vật chất chật hẹp, tạm bợ. Điều đáng nói, dù đã “lỗi hẹn” nhiều lần, nhưng đến nay, công trình xây dựng khối nhà mới vẫn chưa biết bao giờ “về đích”.

Đầu tháng 3/2024, trong cái nắng đầu mùa oi ả, khuôn viên của Bệnh viện Nhân dân Gia Định Thành phố Hồ Chí Minh vốn đã chật hẹp lại càng trở nên ngột ngạt hơn. Ngồi chờ đến lượt khám bên cạnh nhiều bệnh nhân khác, bà Lê Thị Minh (65 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh) cho biết, cứ 2 tuần một lần, bà phải đến Bệnh viện Nhân dân Gia Định tái khám bệnh tiểu đường, tăng huyết áp.

Mấy năm gần đây, do Bệnh viện đang xây dựng nên các khu vực khám bệnh đều thu hẹp, bà và nhiều người bệnh khác phải xếp hàng chờ rất lâu trong cảnh chật chội. “Khu khám bệnh thì nhỏ mà bệnh nhân lại đông nên chúng tôi hầu như đều phải chen chúc nhau, nhiều khi không có ghế để ngồi chờ, phải đứng rất mệt mỏi. Những hôm thời tiết nắng nóng, chúng tôi càng ngột ngạt, mệt mỏi hơn”, bà Minh cho biết.

Tiến sỹ, bác sỹ Võ Hồng Minh Công, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhân dân Gia Định thừa nhận, tình trạng người dân phải đến khám, chữa bệnh trong điều kiện cơ sở vật chất chật hẹp, tạm bợ đã diễn ra tại đây 4 năm qua. Từ năm 2020 đến nay, khi công trình xây dựng khu nhà điều trị nội trú được khởi công, Bệnh viện buộc phải phá dỡ một phần các khoa, phòng để lấy mặt bằng cho việc xây dựng.

Các khoa, phòng đều bị thu hẹp đáng kể. Cảnh chật chội, đông đúc luôn diễn ra tại khu khám ngoại trú, còn trong các phòng nội trú, có những thời điểm bệnh nhân phải nằm hành lang. “Điều kiện cơ sở hạ tầng của Bệnh viện chật chội nên luôn trong tình trạng quá tải, những lúc thời tiết nóng bức, cả bệnh nhân và nhân viên y tế đều rất mệt mỏi”, bác sỹ Công chia sẻ.

Theo bác sỹ Công, Bệnh viện đã cố gắng tận dụng các diện tích trống trong khuôn viên để lập phòng khám, phòng bệnh, kê chèn thêm giường bệnh phục vụ cho việc khám, chữa bệnh. “Sân bệnh viện cũng được tận dụng làm nhà kho, toàn bộ phòng nghỉ của nhân viên cũng đều biến thành phòng bệnh. Suốt 4 năm qua, nhân viên y tế của Bệnh viện không có phòng nghỉ, toàn bộ đều nhường cho người bệnh”, bác sỹ Công nói.

Bệnh viện cũng tổ chức khám xuyên trưa, kéo dài thời gian khám bệnh từ 6 giờ 30 phút đến 18 giờ 30 phút mỗi ngày; triển khai khám bệnh cả sáng thứ Bảy và sáng Chủ nhật ở tất cả khoa, phòng. Mặc dù vậy, do những hạn chế về cơ sở vật chất, quy mô của Bệnh viện cũng đã giảm gần một nửa so với trước đây. Hiện, mỗi ngày Bệnh viện điều trị cho gần 1.000 bệnh nhân nội trú, khám cho hơn 4.000 bệnh nhân ngoại trú.

Hơn nửa năm nay, lãnh đạo Bệnh viện đã kiến nghị Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cho mượn tạm dãy nhà B của Bệnh viện Ung bướu bên cạnh để phục vụ nhu cầu khám và điều trị cho người bệnh (do Bệnh viện Ung bướu đã chuyển hoạt động khám, chữa bệnh sang cơ sở 2 ở thành phố Thủ Đức).

Để thuận lợi cho người bệnh và nhân viên y tế, bức tường ngăn cách giữa hai bệnh viện đã được phá bỏ để tạo thành lối đi thông nhau. Hiện, Bệnh viện Nhân dân Gia Định sử dụng khối nhà 4 tầng của Bệnh viện Ung bướu để triển khai các hoạt động như phẫu thuật, hồi sức ngoại, ngoại thận, ngoại lồng ngực - mạch máu, cơ xương khớp, y học cổ truyền…

Tuy nhiên, theo lãnh đạo Bệnh viện Nhân dân Gia Định, đây chỉ là những giải pháp “chữa cháy”, không thể khắc phục được tình trạng quá tải này. Do đó, lãnh đạo Bệnh viện kiến nghị Sở Y tế và Sở Xây dựng đẩy mạnh giám sát tiến độ thi công của công trình xây dựng khu điều trị nội trú; đồng thời yêu cầu nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công để sớm bàn giao công trình, phục vụ nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân.

Được biết, Dự án xây mới khu nội trú của Bệnh viện Nhân dân Gia Định được khởi công từ tháng 3/2020, quy mô 2 tòa nhà 15 tầng, từ nguồn vốn ngân sách Thành phố Hồ Chí Minh, Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp và vốn vay, với tổng số tiền đầu tư hơn 600 tỷ đồng. Dự án do Công ty Cổ phần Tập đoàn xây dựng Thành Đô thi công. Theo kế hoạch, Dự án sẽ đưa vào sử dụng sau 2 năm, tuy nhiên, dù đã 4 năm trôi qua, công trình vẫn chưa hoàn thành.

Hướng đi mới tăng chiều sâu văn hóa, lịch sử cho lễ hội
Hướng đi mới tăng chiều sâu văn hóa, lịch sử cho lễ hội
(Ngày Nay) - Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 do UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức những ngày qua, đã trở thành tâm điểm trên bình diện văn hóa quốc gia, với chuỗi các hoạt động ấn tượng, nhiều màu sắc, mang đến một cách nhìn, cách tiếp cận mới về lịch sử thông qua ngôn ngữ của thơ văn, âm nhạc và công nghệ.
Bác sĩ Chuyên khoa II Võ Trương Quý, Phó Trưởng Khoa Nội A, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi.
Khu vực phía Nam: Trẻ mắc sởi phải nhập viện tăng mạnh
(Ngày Nay) - Liên tục trong những ngày qua, các bệnh viện tuyến cuối tại Thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận nhiều ca trẻ nhập viện do mắc sởi. Bệnh đang lây lan nhanh chóng trong cộng đồng, trong đó nhiều trẻ chưa được tiêm vaccine phòng bệnh hoặc tiêm chưa đủ mũi.
Bảo tồn và phát huy tín ngưỡng thờ Tản viên Sơn Thánh
Bảo tồn và phát huy tín ngưỡng thờ Tản viên Sơn Thánh
(Ngày Nay) - Phát tích từ vùng núi Ba Vì, trấn Sơn Tây xưa, Thủ đô Hà Nội ngày nay, tín ngưỡng thờ Tản Viên Sơn Thánh, vị thánh đứng đầu trong "Tứ bất tử" thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, tinh thần đoàn kết cùng ước vọng chinh phục thiên nhiên ngàn đời của người Việt.
Chùa Yên Phú, di sản cổ tự 2.000 năm tuổi ở Hà Nội
Chùa Yên Phú, di sản cổ tự 2.000 năm tuổi ở Hà Nội
(Ngày Nay) - Chùa Yên Phú có tên chữ là Thanh Vân tự, sau đổi thành Khánh Hưng tự - là một trong nhng ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Chùa cách trung tâm Hà Nội 18km về phía Nam, với bề dày lịch sử 2.000 năm và những câu chuyện ly kỳ xung quanh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Logo chính thức của Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 tại Việt Nam
Logo chính thức của Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 tại Việt Nam
(Ngày Nay) - Chiều ngày 2/12/2024, Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự GHPGVN, đồng thời là Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025, đã thông báo việc chọn logo chính thức cho sự kiện quan trọng này.
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để bảo tồn, phát huy bền vững giá trị di sản Mỹ Sơn
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để bảo tồn, phát huy bền vững giá trị di sản Mỹ Sơn
(Ngày Nay) - Ngày 3/12, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cùng Đoàn công tác đã đến thăm và chúc mừng Ban Quản lý Di sản văn hóa Mỹ Sơn nhân kỷ niệm 25 năm Khu đền tháp Mỹ Sơn (xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) được tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa thế giới (4/12/1999 - 4/12/2024).