Bi hài kịch của trọng tài bóng đá

(Ngày Nay) - Nhìn nhận khách quan, so với nhiều  mùa trước, công tác trọng tài của bóng đá Việt Nam ở mùa này có những chuyển biến rõ rệt. Thế nhưng, tại sao chỉ với một sai lầm trong trận đấu vòng 7 V-League giữa Hoàng Anh Gia Lai và Sana Khánh Hòa của trọng tài Nguyễn Văn Kiên đã lập tức nổi bão, vấp phải phản ứng dữ dội từ các phía đến vậy?
Ảnh: TL
Ảnh: TL

Sai  chết chắc, đúng vẫn… lãnh đủ

Sau 6 vòng đấu khá êm ả, công tác trọng tài của V-League 2018 đã bất ngờ dậy sóng từ vòng 7 trên sân Nha Trang, khi  trọng tài Nguyễn Văn Kiên đã thổi quả phạt đền không rõ ràng ở phút 88 giúp chủ nhà Sanna Khánh Hòa cầm hòa Hoàng Anh Gia Lai 1-1. Ở tình huống này, ngoại binh Toure thực hiện pha treo bóng bổng nhắm đến hướng băng cắt đánh đầu của đồng đội Zarour Chaher. Chaher lao vào tranh chấp với A Hoàng (HAGL) trước khi bật cao đánh đầu và té ngã. Trọng tài Văn Kiên ngay lập tức cho Sanna Khánh Hòa hưởng quả đá 11m vì cho rằng cầu thủ của HAGL đã kéo ngã Zarour Chaher. Tuy nhiên pha quay chậm trên truyền hình cho thấy A Hoàng không hề có tác động nào khiến Zarour Chaher ngã.

Bi hài kịch của trọng tài bóng đá ảnh 1

Với sai lầm lớn này, ngay sau trận đấu giới chuyên môn đã nhận định trọng tài Kiên… “chết chắc”, nhất là khi nó lại liên quan đến đội bóng của bầu Đức. Ông Đức lập tức chỉ đạo đội gửi đơn khiếu nại tới VFF, thậm chí còn đòi giải tán Ban trọng tài của Liên đoàn vì cho rằng có sự bảo kê từ ban này. Và cũng gần như ngay lập tức, Công ty Cổ phần Bóng đá Việt Nam (VPF) đã họp khẩn để quyết định không mời trọng tài Nguyễn Văn Kiên tham gia làm nhiệm vụ tại các giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam vô thời hạn. Quyết định này đồng nghĩa với việc trọng tài Kiên sẽ không thể làm nhiệm vụ tại tất cả các giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam, dù ban trọng tài VFF chưa có quyết định kỷ luật. Kéo theo đó, VPF cũng tạm thời không mời ông Dương Văn Hiền (phó ban trọng tài VFF), trọng tài Nguyễn Trọng Thư tham gia làm nhiệm vụ.

Trọng tài Kiên bị “trảm” đã đành, song như một sự bạc bẽo chung của nghiệp cầm còi của bóng đá Việt Nam, có người ngay cả khi không hề sai vẫn lãnh đủ, như trường hợp của ông Ngô Duy Lân, điều khiển trận tứ kết lượt đi giữa Hoàng Anh Gia Lai và Hà Nội trên SVĐ Pleiku chỉ vài ngày sau đó. Phút 84, Thành Lương bị thẻ vàng sau tình huống phạm lỗi 12 quá rõ với Văn Thanh. Vừa thấy thẻ vàng từ trọng tài, Thành Lương lớn tiếng thóa mạ và bị truất quyền thi đấu. Bên ngoài sân, HLV Chu Đình Nghiêm phản ứng trọng tài gay gắt và bị đuổi ra khỏi khu vực kỹ thuật. Liền lúc đó, một trợ lý HLV cũng bị trục xuất ra khỏi khu vực kỹ thuật vì hành vi phản ứng trọng tài.  Khi trận đấu kết thúc, Oseni xông tới toan hành hung cầu thủ chủ nhà nhưng đã bị ngăn cản kịp thời. Trọng tài Lân bị coi như “tội đồ” phá hỏng trận cầu, và đội khách quy kết rằng ông thiên vị đội bóng của bầu Đức lộ liễu.  Trong khi đó,  theo báo cáo của giám sát trận đấu, giám sát trọng tài về trận tứ kết cúp quốc gia giữa HAGL và CLB Hà Nội thì trọng tài Ngô Duy Lân được nhận định đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Và những khán giả trung lập theo dõi trực tiếp trên sân hay qua truyền hình đều có thể thấy rõ điều đó.

Ai cho tôi niềm tin?

Trọng tài Nguyễn Văn Kiên với sai sót nghiêm trọng, đến mức khó tin, trong trận đấu giữa Sanna Khánh Hòa và HAGL rõ ràng phải nhận hình thức xử lý nghiêm khắc. Đây cũng là một bài học “nóng” trong việc điều hành, phân công, đào tạo và giám sát các trọng tài.

Thế nhưng, vấn đề nằm ở chỗ, nếu so với quốc tế, quá khó để lý giải vì sao chỉ một trường hợp ở một trận đấu cụ thể , dù có thể là lỗi lớn, lại gây bão, vấp phải phản ứng dữ dội đến vậy. Thậm chí, bầu Đức còn đòi loại vĩnh viễn trọng tài Kiên khỏi đời sống bóng đá, đòi đuổi ông Trưởng ban trọng tài VFF Nguyễn Văn Mùi. Và ngay cả trong một trận đấu mà trọng tài hoàn thành tốt nhiệm vụ như trường hợp của trọng tài Lân cũng vẫn lãnh đủ.

Bi hài kịch của trọng tài bóng đá ảnh 2Vấn nạn trọng tài của bóng đá Việt Nam suy cho cùng gắn với câu chuyện của niềm tin. Lãnh đạo các đội bóng, các cầu thủ cũng như người hâm mộ, giới truyền thông đã mất niềm tin vào một ban trọng tài, được điều hành bởi một người đã qua nhiều nhiệm kỳ như ông Nguyễn Văn Mùi. Cũng chính từ việc mất niềm tin, họ đã luôn đặt ra những hoài nghi đối với lực lượng trọng tài mà nhìn về mặt tổng thể không đáp ứng được yêu cầu. Rõ ràng, qua 18 năm bóng đá lên chuyên, trọng tài vẫn là khâu yếu kém nhất, tạo nhiều vấn đề xấu nhất.

Càng nghịch lý hơn, bởi  ngay cả các đồng nghiệp quốc tế cũng thừa nhận, trọng tài Việt Nam có chuyên môn tốt. Và các trọng tài Việt luôn bắt tốt, được đánh giá cao khi ra nước ngoài làm nhiệm vụ.

Câu chuyện trọng tài của bóng đá Việt Nam suy cho cùng gắn với câu chuyện của niềm tin. Lãnh đạo các đội bóng, các cầu thủ cũng như người hâm mộ, giới truyền thông đã mất niềm tin vào một ban trọng tài, được điều hành bởi một người đã qua nhiều nhiệm kỳ như ông Nguyễn Văn Mùi. Cũng chính từ việc mất niềm tin, họ đã luôn đặt ra những hoài nghi đối với lực lượng trọng tài mà nhìn về mặt tổng thể không đáp ứng được yêu cầu. Rõ ràng, qua 18 năm bóng đá lên chuyên, trọng tài vẫn là khâu yếu kém nhất, tạo nhiều vấn đề xấu nhất.

Thế nên thật dễ hiểu, mỗi khi trận đấu có vấn đề hay gặp thua thiệt, các đội thường  tìm cách dễ nhất là đổ hết lên đầu trọng tài. Và khi trọng tài sai, đều bị phản ứng dữ dỗi, với quy kết hướng về chuyện tiêu cực, ngoài chuyên môn. Làng bóng Việt Nam một khi đã chịu đựng nỗi ám ảnh trọng tài từng dính đến tiêu cực và một khi không tin nhau thì bồ hòn cũng méo.

Cho nên, để tạo đột phá cho công tác trọng tài, ngoài việc nâng cao chất lượng chuyên môn của chính đội ngũ này, năng lực điều hành, giám sát, sự minh bạch trong phân công, xử lý, điều tiên quyết là phải từng bước lấy lại niềm tin. Chỉ có điều, câu chuyện niềm tin này không chỉ phụ thuộc vào chính các trọng tài, hay Ban Trọng tài VFF mà cả VFF, thậm chí cả ngành thể thao.

Với những diễn biến như thế này, chưa biết đến bao giờ, mới hết thảm cảnh như câu vè của chính giới trọng tài:  “Trọng tài trước trận là Vua. Đội thua sau trận gọi Vua là… thằng”.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?