Bi hài quanh chỉ tiêu 1 HCV ASIAD của Pencak Silat Việt Nam

[Ngày Nay] - Khác biệt của Thể thao Việt Nam ở ASIAD 2018 so với các kỳ Đại hội trước chính là sự xuất hiện của lần đầu tiên của pencak silat, môn mà Việt Nam nằm trong nhóm mạnh nhất thế giới. Đây là môn duy nhất nếu không giành được HCV sẽ là bất ngờ cực lớn, thậm chí như ví von thì không thể không có Vàng. Chỉ có điều, như một nghịch lý, đội Việt Nam lại chỉ “dám” nhắm 1 HCV.
Bi hài quanh chỉ tiêu 1 HCV ASIAD của Pencak Silat Việt Nam

Không thể không giành Vàng 

Khi nước chủ nhà Indonesia vận động  thành công đưa Pencak Silat vào chương trình thi đấu ASIAD 2018, không chỉ chính nơi  khai sinh ra môn này mà Việt Nam bỗng dưng có một “mỏ Vàng” đặc biệt. Đơn giản vì Việt Nam có nền tảng lực lượng, trình độ hàng đầu thế giới, mà  riêng về chuyên môn  là số 1.  Đơn cử tại giải vô địch châu Á 2017, các võ sĩ Việt Nam đã đoạt tới 8 HCV để giành ngôi nhất toàn đoàn tuyệt đối,  hơn Indonesia tới 4 HCV.

Bi hài quanh chỉ tiêu 1 HCV ASIAD của Pencak Silat Việt Nam ảnh 1

Cũng  kể từ đầu năm, Pencak Silat đang có sự chuẩn bị rất tốt cho Đại hội. Đội Việt Nam được đầu tư, trọng điểm, trong đó tập trung cao độ cho một số tuyển thủ ưu tú. Cách thức tổ chức tập  huấn cũng có những điều chỉnh căn bản. Đối tượng và địa điểm chính được nhắm tới chính là Indonesia.

Điều vô cùng quan trọng, hiểu rõ ASIAD 2018 là cơ hội lịch sử,  toàn đội đã luôn thể hiện được sự hưng phấn, quyết tâm, nỗ lực cao nhất trong cả quá trình, ở từng buổi tập. Bởi thế họ đã vượt qua được những thử thách cực lớn, như việc Indonesia cắt bỏ những nội dung mạnh nhất của Việt Nam, hay một vài võ sĩ  buộc phải gồng mình ép cân để chuyển hạng cân cho phù hợp. Điển hình như nhà vô địch SEA Games, châu Á và thế giới Nguyễn Duy Tuyến, dù phải chuyển từ hạng 80kg lên hạng 90 kg song đến giờ anh đã thích nghi tốt, đang đạt tới tình trạng thể lực và phong độ rất cao, để sẵn sàng tranh chấp sòng phẳng với bất cứ đối thủ nào.

Bi hài quanh chỉ tiêu 1 HCV ASIAD của Pencak Silat Việt Nam ảnh 2

Đến thời điểm này, có thể thấy Pencak Silat Việt Nam đã có sự sẵn sàng cao nhất cho cuộc đấu quyết định trên đất Indonesia, với 8 gương mặt xuất sắc cho 4 nội dung biểu diễn và 10 VĐV cho 10 nội dung đối kháng.

Nhìn nhận một cách thực tế, Pencak Silat Việt Nam sẽ có thể giành được cả chục huy chương và sẽ có Vàng khi có ít nhất 5 võ sĩ có thể đua tranh sòng phẳng trước bất cứ đối thủ nào, một số còn ở mức vượt trội về chuyên môn. Vấn đề là tại sao mạnh hàng đầu, chuẩn bị tốt  như vậy, Việt Nam lại chỉ đặt chỉ tiêu giành 1,và nếu thuận lợi sẽ phấn đấu 2 HCV trong tổng số 14 bộ huy chương của môn này.

Nghịch lý 

Xét về tương quan lực lượng, trình độ chuyên môn thuần túy, pencak silat  Việt Nam dư sức để giành 3-4 HCV trong tổng số 14 bộ huy chương của môn này tại ASIAD. Thế nhưng, như một nghịch lý, các nhà quản lý chỉ đặt ra chỉ tiêu khiêm tốn là đoạt 1 HCV, và nếu thuận lợi sẽ phấn đấu 2 HCV. Theo HLV trưởng Nguyễn Văn Hùng, chỉ tiêu 1 HCV đã được tính toán kỹ lưỡng, xét trên mọi nhẽ.

Bi hài quanh chỉ tiêu 1 HCV ASIAD của Pencak Silat Việt Nam ảnh 3

Lý do chủ yếu xuất phát từ chính những vấn nạn chủ nhà gom Vàng,  chia chác huy chương, trọng tài xử ép  đủ kiểu  của pencak silat  được phơi bày ở các kỳ SEA Games mà Việt Nam luôn là nạn nhân. Các võ sĩ Việt, nhất là những người từng trải qua, đều luôn bị ám ảnh với nguy cơ bị xử ép. Và ngay từ bây giờ những niềm hi vọng Vàng như Nguyễn Duy Tiến, Trần Thị Thêm, Nguyễn Văn Trí  ngoài quyết tâm, nỗ lực cao độ cũng còn phải chuẩn bị sẵn cho mình các “bài” để phòng chống nguy cơ bị xử ép. Trong đó, tinh thần chung mà họ xác định là phải áp đảo ngay từ đầu, tấn công mạnh mẽ, ra đòn chắc chắn, để  giành chiến thắng tuyệt đối, để như ví von “có muốn ăn gian cũng không ăn gian nổi”. 

Bi hài quanh chỉ tiêu 1 HCV ASIAD của Pencak Silat Việt Nam ảnh 4

Không có gì đảm bảo ASIAD sẽ khác SEA Games, trong khi số nội dung ít hơn và số đoàn dự tranh đông hơn nhiều.  Indonesia tuyên bố sẽ đoạt 4 HCV môn pencak silat, nhưng ai cũng hiểu  họ muốn hơn thế nhiều. Chưa kể, họ còn phải cân đối, tính toán làm sao để môn đặc sản của mình có cơ hội được tiếp tục đưa vào ở các kỳ Á vận hội tiếp theo.

Cả đội tuyển Việt Nam giờ cũng chỉ hi vọng rằng ASIAD là đấu trường châu lục có thể sẽ không giống SEA Games song cũng chưa thể biết trước được gì,

Và chẳng có gì ngạc nhiên nếu cường quốc hàng đầu thế giới môn pencak silat Việt Nam sẽ chỉ giành nổi  1 HCV trong tổng số 14 bộ huy chương  ASIAD 2018, điều vốn chỉ xảy ra ở môn này, với những sân chơi mang tính hội làng. 

Tại SEA Games 2017 trên đất Malaysia, dù lọt vào tới 9 trận chung kết song Pencak Silat Việt Nam chỉ giành được 3 tấm HCV. Trong đó, có tới 3-4 trận chung kết các võ sĩ Việt đã thua trọng tài chứ còn với đối thủ thì vượt trội hoàn toàn.  Do chưa áp dụng cách tính điểm từ chip như taekwondo, nên kết quả từ các trận đấu pencak silat phụ thuộc hoàn toàn vào tài “cầm cân nảy mực” của các trọng tài. Chính vì lý do này nên đây trở thành một trong những bộ môn luôn được các  nước chủ nhà “tận dụng” khá triệt để ở SEA Games.

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.