Cụ thể: Nghệ An 150 tỷ đồng, Hà Tĩnh 30 tỷ đồng, Quảng Bình 60 tỷ đồng, Quảng Trị 80 tỷ đồng, Thừa Thiên Huế 60 tỷ đồng, Quảng Nam 120 tỷ đồng, Quảng Ngãi 160 tỷ đồng, Bình Định 150 tỷ đồng, Phú Yên 160 tỷ đồng, Khánh Hòa 100 tỷ đồng, Kon Tum 30 tỷ đồng, Đắk Lắk 50 tỷ đồng, Đắk Nông 30 tỷ đồng, Ninh Thuận 80 tỷ đồng, An Giang 90 tỷ đồng để hỗ trợ khắc phục khẩn cấp hậu quả thiên tai năm 2021.
Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, Bộ Tài chính và Ủy ban nhân dân các tỉnh chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung và số liệu báo cáo.
Ủy ban nhân dân các tỉnh chủ động rà soát các dự án cơ sở hạ tầng thiết yếu bị hư hỏng nặng do thiên tai, bão, mưa lũ (đê, kè, công trình chống sạt lở, hạn hán, xâm nhập mặn, thủy lợi, giao thông nội tỉnh, y tế, trường học, công trình cung cấp nước sạch, trụ sở và các công trình hạ tầng thiết yếu khác) đảm bảo đúng phạm vi, đối tượng hỗ trợ; phân bổ chi tiết mức vốn cho từng công trình, dự án theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; chịu trách nhiệm huy động nguồn lực địa phương để cùng với kinh phí hỗ trợ của ngân sách trung ương hoàn thành các dự án đúng tiến độ, hiệu quả; gửi kết quả phân bổ bao gồm danh mục dự án, số kinh phí hỗ trợ cho từng dự án về Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, theo dõi, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Đối với kinh phí thực hiện các dự án đầu tư mang tính chất lâu dài, các địa phương bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm để thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật đầu tư công và các quy định của pháp luật có liên quan.