Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: 'Nước càng nghèo thời gian lao động càng tăng'

(Ngày Nay) - Phần thảo luận về dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi) tại ngày làm việc thứ ba của kỳ họp Quốc hội thứ 8 đã có 48 đại biểu phát biểu và có 6 đại biểu tranh luận về các vấn đề như thỏa thuận thời gian làm thêm, tăng tuổi nghỉ hưu, tăng thêm 1 ngày nghỉ (28/6),...
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: 'Nước càng nghèo thời gian lao động càng tăng'

Ngày 23/10/2019, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ ba tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Quốc hội dành thời gian cả ngày để xem xét, thảo luận tại Hội trường về dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi), theo TTXVN.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chủ trì phiên họp. Theo sự phân công của Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng điều hành nội dung phiên thảo luận về dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi).

Quốc hội đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi). Sau đó, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án luật. 

Đa số các ý kiến đại biểu nhất trí với nội dung Báo cáo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Tuy nhiên, để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Bộ luật bảo đảm tính khả thi, đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam, tại phiên thảo luận, các đại biểu đã tập trung cho ý kiến về nội dung còn nhiều ý kiến khác nhau như: Mở rộng khung thỏa thuận thời giờ làm thêm tối đa; tăng tuổi nghỉ hưu; tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Ngoài ra, có ý kiến đề nghị tăng thêm 01 ngày nghỉ lễ đó là Ngày gia đình Việt Nam 28/6; về thời giờ làm việc bình thường; về nghỉ lễ, Tết; chính sách tiền lương; bổ sung thêm về việc học nghề, dạy nghề đáp ứng yêu cầu của người sử dụng lao động; tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về dự thảo Bộ luật.

Giải trình làm rõ ý kiến của các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết đến nay đã có 170 ý kiến thảo luận tại tổ và 79 ý kiến phát biểu tranh luận tại hội trường ở kỳ họp thứ 7 cùng hơn 50 ý kiến tại phiên thảo luận ngày hôm nay.

Ông Dung nhấn mạnh Bộ luật Lao động (sửa đổi) đã phù hợp cơ bản với các nội dung, nhất là các nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Lao động quốc tế về các tiêu chuẩn lao động cơ bản như bình đẳng, không phân biệt đối xử trong lao động…

Đặc biệt về phạm vi, bộ luật lần này điều chỉnh toàn diện cả về tiêu chuẩn lao động và quan hệ lao động đối với lực lượng có quan hệ lao động với số lượng khoảng 20 triệu người.

Dành nhiều thời gian nhắc đến đề xuất giảm giờ làm việc bình thường, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhận định đây là vấn đề lớn, có tác động đến tất cả chủ thể liên quan, như người lao động, doanh nghiệp, người sử dụng lao động, Nhà nước và có tác động rất lớn đến tăng trưởng kinh tế. Vì thế, cần phải được nghiên cứu, đánh giá và lượng hoá cụ thể.

Qua đánh giá cho thấy: 89,6% doanh nghiệp áp dụng 48 giờ làm việc/tuần; 3,6% thực hiện 44 giờ/tuần; 6,8% thực hiện 40 giờ/tuần. Hiện nay 10 nước ASEAN thì có 8 nước bố trí thời gian làm việc 48 giờ/tuần, hai quốc gia bố trí thời gian làm việc bình thường thấp hơn là Singapore và Indonesia. Nước càng giàu thời gian lao động càng ít, nước càng nghèo thì thời gian lao động càng tăng lên. Riêng đối với Indonesia, có dân số 270 triệu người, tỷ lệ thất nghiệp 6%, họ giảm giờ làm việc để chia sẻ công việc làm với nhiều người hơn, tránh tăng tỷ lệ thất nghiệp.

Ở góc độ kinh tế, nếu giảm từ 48 giờ làm việc bình thường/tuần xuống 44 giờ/tuần, đánh giá sơ bộ cho thấy, tổng thời gian làm việc bình thường giảm đi là 208 giờ, trong khi đó Chính phủ đang xin đại biểu Quốc hội tăng giờ làm thêm; tổng chi phí lao động tăng lên 17%, tổng giá trị xuất khẩu giảm 20 tỷ đô/năm và quan trọng hơn, tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ giảm đi 0,5%. Việt Nam đang là quốc gia nỗ lực rất lớn không rơi vào bẫy thu nhập trung bình thấp, các chuyên gia cho rằng, nếu muốn không rơi vào bẫy này, thì phải phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 7%. Nhấn mạnh vì là vấn đề hệ trọng của quốc gia phải đánh giá kỹ lưỡng, vì vậy Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đề nghị Quốc hội giao Chính phủ nghiên cứu kỹ lưỡng đến thời điểm thích hợp sẽ giảm giờ làm việc bình thường, theo ghi nhận của báo Zing.vn.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?