Pharaong Ramesses II trị vì Ai Cập từ năm 1279 đến năm 1213 TCN. Nhà vua đã cho xây dựng rất nhiều các công trình dọc sông Nil ghi lại các chiến tích của mình, trong số những công trình đó có Abu Simbel.
Abu Simbel gây ấn tượng mạnh cho người xem với kích thước và mặt tiền hoành tráng. Toàn bộ mặt phía trước đền là bốn pho tượng khổng lồ, miêu tả nhà vua. Tượng cao khoảng 22 mét, chia làm 2 bên ở giữa là lối đi vào được khoét sau trong vách đá.
Ngay từ khi còn sống và tại vị, Vua Ramesses II được thờ phụng ở đây. Phần lớn các tác phẩm kiến trúc điêu khắc chạm nổi ở đây có nội dung kể vể những trận đánh của Ramesses II như trận đánh tại Syria, Libya và Nubia. Bên cạnh đó cũng còn một số bức phù điêu chạm khắc hình ảnh được thần thánh hóa Pharaong Ramesses II. Ngoài ra còn có một công trình kiến trúc nhỏ như đền thờ nữ thần Hathor và chính phi Nefertati của vua Ramesses II.
Toàn bộ kiến trúc còn lại của Abu Simbel nằm ở Nubia. Tại Nubia có nhiều đá sa thạch tốt rất thích hợp làm vật liệu xây đền. Ngoài ra do vị trí hang đá hướng về phía mặt trời mọc do đó cứ vào tháng 2 và tháng 10 hàng năm, ánh nắng mặt trời có thể dọi vào tận bên trong điện thờ, sâu trong hang. Đến nay vẫn có những tranh cãi về việc xây dựng của người xưa là có chủ ý hay không chủ ý sử dụng luồng ánh sáng này.
Đã có rất nhiều cuộc thăm dò, khai quật và nghiên cứu tại di chỉ này nhưng đến nay vẫn chưa thể tìm được nguồn tư liệu xác thực nào có liên quan đến việc xây dựng đền. Các nhà khoa học đã phải tiến hành giám định và chắp nối nhiều nguồn tư liệu khác nhau để có lời giải cho ý nghĩa cũng như cách người Ai Cập cổ tạo nên những công trình kỳ vĩ như Abu Simbel.
Theo đó, những thợ khắc đá đã phải tặc những pho tượng khổng lồ ở dạng thô theo kích thước của người họa sĩ phác họa. Nhóm thợ thực hiện phần thô chỉ cần tạc pho tượng sau vào trong vách đá. Sau đó công đoạn tiếp theo đến những thợ lành nghề tạo hình dáng cho pho tượng và các nghệ nhân tiếp tục thực hiện công đoạn cuối cùng tạc nên khuôn mặt, hình thái pho tượng. Tất cả các tấm phù điêu chạm khắc bên trong và bên ngoài đến đều được thực hiện cũng theo công đoạn trên.
Năm 1979, Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc UNESCO đã công nhận Các di tích Nubian từ Abu Simbel đến Philae của Ai Cập là Di sản văn hóa thế giới.