Các giai đoạn phát triển của thai nhi

Một trong những thắc mắc mà các bà bầu quan tâm nhiều nhất trong suốt thời kỳ mang thai kéo dài 9 tháng 10 ngày đó là thai nhi trong bụng đang sinh trưởng và phát triển như thế nào? Để giải đáp thắc mắc này xin mời các mẹ cùng khám phá các giai đoạn phát triển cơ bản của thai nhi trong bụng mẹ từ tuần đầu tiên đến tuần thứ 40.
Các giai đoạn phát triển của thai nhi
Sự phát triển của thai nhi được chia làm 3 giai đoạn cơ bản đó là:
- Giai đoạn thụ thai: 2 tuần đầu của thai kỳ

- Giai đoạn phôi: từ tuần thứ 2 đến tuần thứ 8 của thai kỳ

- Giai đoạn bào thai: từ tuần thứ 9 đến tuần khi sinh

Giai đoạn 1: Sự thụ thai

Sự thụ thai hay còn gọi là sự thụ tinh xảy ra khi tinh trùng của nam giới gặp và thâm nhập vào trứng của nữ giới. Sau khoảng một tuần, trứng đã thụ tinh sẽ thực hiện quá trình nhân đôi, cứ 30 tiếng hợp tử sẽ phân chia làm đôi, sau đó là 4, và tiếp tục nhân đôi không ngừng trong suốt quá trình di chuyển từ vòi trứng đến tử cung. Sau khi "gắn" vào thành tử cung, nhau thai sẽ bắt đầu được hình thành và là nơi nuôi dưỡng thai nhi trong suốt thai kỳ.
Các giai đoạn phát triển của thai nhi - anh 1

Sự thụ thai xảy ra khi tinh trùng gặp trứng.

Giai đoạn 2: Phôi thai

Thai nhi từ 2 - 4 tuần tuổi

Ở thời điểm này, hệ thống nuôi dưỡng phôi thai được hình thành ở tử cung, các mấu nhỏ được tạo thành với những mạch máu rất nhỏ để cung cấp máu, năng lượng và protein hấp thụ từ noãn giúp cho quá trình phân chia tế bào diễn ra và nuôi dưỡng bào thai sau này.

Các giai đoạn phát triển của thai nhi - anh 2

Thai nhi ở 3 tuần tuổi.

Các giai đoạn phát triển của thai nhi - anh 3

Thai nhi ở 4 tuần tuổi.

Thai nhi từ 5 - 8 tuần tuổi

Lúc này phôi thai chỉ khoảng 1,5 cm, nhưng xương sống và hệ thần kinh nguyên thủy đã dần hình thành. Đặc biệt, ở tuần tuổi thứ 8, tim của thai nhi bắt đầu hình thành và hoạt động, hệ thần kinh, não bộ phát triển nhanh chóng. Mí mắt và đôi tai, ngón tay, ngón chân cũng đang thành hình, cơ quan nội tạng phát triển không ngừng. Tuy nhiên, nó chưa thể tự sống ngoài môi trường tử cung.

Các giai đoạn phát triển của thai nhi - anh 4

Thai nhi ở 5 tuần tuổi.

Các giai đoạn phát triển của thai nhi - anh 5

Thai nhi ở 6 tuần tuổi.

Các giai đoạn phát triển của thai nhi - anh 6

Thai nhi ở 7 tuần tuổi.

Các giai đoạn phát triển của thai nhi - anh 7

Thai nhi ở 8 tuần tuổi.

Giai đoạn 3: Bào thai

Thai nhi từ 9 - 12 tuần tuổi

Tuần thứ 9 là tuần phát triển quan trọng đối với bào thai. Lúc này, bào thai đã lớn gấp 4 lần khi còn 6 tuần tuổi, đầu có trán cao, mầm răng đã được định vị, thân hình đã bắt đầu thẳng, phần đuôi nhỏ hầu như biến mất, các bộ phận tai, mũi, môi và xương vẫn còn sơ khai để tạo nên gương mặt.

Các giai đoạn phát triển của thai nhi - anh 8

Thai nhi ở 9 tuần tuổi.

Hơn thế, quả tim thai nhi đã hình thành 4 ngăn hoàn chỉnh, đập khoảng 180 lần/phút, nhanh gấp đôi so với người trưởng thành. Mầm tay đã có dấu hiệu nhú lên cổ tay và các ngón.

Các giai đoạn phát triển của thai nhi - anh 9

Thai nhi ở 10 tuần tuổi.

Sự phát triển này tiếp tục hoàn thiện hơn ở tuần thứ 12. Mặt đã được tạo hình hoàn chỉnh gồm cằm, trán cao và chóp mũi. Đôi mắt đã phát triển nhưng còn nhắm chặt. Tay và chân đã bắt đầu có những cử động đầu tiên, ngón tay, ngón chân đã định hình, móng bắt đầu mọc. Tim đã bắt đầu bơm máu đi nuôi khắp cơ thể, bao tử được hình thành và liên kết với miệng và ruột. Các cơ quan sinh dục (buồng trứng hoặc tinh hoàn) đã được tạo ra bên trong cơ thể.

Các giai đoạn phát triển của thai nhi - anh 10

Thai nhi 11 tuần tuổi.

Vào thời gian này, thai nhi đã thực sự có hình dáng một con người và mọi đe dọa sảy thai đã được giảm thiểu. Bạn có thể ngắm nhìn đứa con bé bỏng của mình lần đầu tiên qua màn hình siêu âm.

Các giai đoạn phát triển của thai nhi - anh 11

Thai nhi 12 tuần tuổi.

Thai nhi từ 13 - 16 tuần tuổi

Thai nhi lúc này dài từ 11 - 11,5 cm và nặng gần 100 gram, đã có ngón chân, ngón tay, mắt bắt đầu nhạy cảm với ánh sáng dù chưa mở được. Các xương nhỏ ở tai cứng lại và thai nhi bắt đầu nghe được tiếng động, cử động nhiều hơn như quẫy đạp, mút ngón tay, nuốt nước và bài tiết trong nước ối.

Các giai đoạn phát triển của thai nhi - anh 12

Thai nhi 13 tuần tuổi.

Toàn bộ cơ thể thai nhi lúc này xuất hiện một lớp lông tơ và lớp lông tơ này sẽ tiếp tục phát triển cho tới tuần cuối cùng trước khi chào đời.

Các giai đoạn phát triển của thai nhi - anh 13

Thai nhi 14 tuần tuổi.

Đặc biệt, ở vào tuần thứ 15 các xét nghiệm “chọc ối” sẽ cho kết quả để phát hiện khuyết tật bẩm sinh hay hội chứng down ở trẻ. Tuy nhiên, các xét nghiệm này cũng rất nguy hiểm bởi có thể gây sẩy thai sau đó. Do vậy, bạn cần tuân thủ các hướng dẫn và lời khuyên của bác sĩ khi thực hiện các xét nghiệm này.

Các giai đoạn phát triển của thai nhi - anh 14

Thai nhi 15 tuần tuổi.

Các giai đoạn phát triển của thai nhi - anh 15

Thai nhi 16 tuần tuổi.


Thai nhi từ 17 - 20 tuần tuổi

Thời điểm này thai nhi bắt đầu nặng gần 300 gram và dài hơn 15 cm, có thể mút ngón tay, ngáp, duỗi và làm các khuôn mặt khác nhau.

Các giai đoạn phát triển của thai nhi - anh 16

Thai nhi 17 tuần tuổi.

Ngoài ra, những chiếc răng sữa đầu tiên cũng sẽ được hình thành dưới lợi vào tuần thứ 19. Bước sang tuần thứ 20, toàn bộ cơ thể thai nhi sẽ được phủ một lớp “sáp mỏng” giúp bảo vệ làn da của bé khỏi môi trường nước ối hiệu quả hơn.

Các giai đoạn phát triển của thai nhi - anh 17

Thai nhi 18 tuần tuổi.

Các giai đoạn phát triển của thai nhi - anh 18

Thai nhi 19 tuần tuổi.

Các giai đoạn phát triển của thai nhi - anh 19

Thai nhi 20 tuần tuổi.

Thai nhi từ 21-24 tuần tuổi

Thai nhi giờ đây đã nặng hơn 600 gram và phản hồi với các thanh âm bằng cử động hoặc tăng nhịp tim. Khi thai nhi được 22 tuần tuổi sẽ có sự phát triển của các giác quan, vị giác được hình thành với sự xuất hiện của lưỡi.

Các giai đoạn phát triển của thai nhi - anh 20

Thai nhi 21 tuần tuổi.

Các giai đoạn phát triển của thai nhi - anh 21

Thai nhi 22 tuần tuổi.

Thai nhi trông cứng cáp hơn, xương sọ đã bắt đầu cứng lại nhưng chưa hoàn thiện. Da của thai nhi vẫn mỏng nhưng đã ửng hồng. Đặc biệt, thời gian này mắt thai nhi đã mở.

Các giai đoạn phát triển của thai nhi - anh 22

Thai nhi 23 tuần tuổi.

Các giai đoạn phát triển của thai nhi - anh 23

Thai nhi 24 tuần tuổi.

Thai nhi từ 25 - 28 tuần tuổi

Đây là giai đoạn phát triển chiều cao, cân nặng của thai nhi. Thai nhi nặng khoảng hơn 1 kg và thay đổi vị trí thường xuyên vào thời điểm này. Bà bầu nên đi khám thai để đề phòng khả năng sinh non.

Các giai đoạn phát triển của thai nhi - anh 24

Thai nhi 25 tuần tuổi.

Các giai đoạn phát triển của thai nhi - anh 25

Thai nhi 26 tuần tuổi.

Các giai đoạn phát triển của thai nhi - anh 26

Thai nhi 27 tuần tuổi.

Các giai đoạn phát triển của thai nhi - anh 27

Thai nhi 28 tuần tuổi.

Thai nhi từ 29 - 32 tuần tuổi

Bước sang tuần tuổi này, thai nhi nặng gần 2 kg, đã có thể nhìn và phân biệt được sáng tối, da đã bớt nếp nhăn hơn do có một lớp chất béo hình thành dưới da.

Các giai đoạn phát triển của thai nhi - anh 28

Thai nhi 29 tuần tuổi.

Các giai đoạn phát triển của thai nhi - anh 29

Thai nhi 30 tuần tuổi.

Đồng thời, bà bầu cũng bắt đầu cảm nhận được các cơn co dạ con nhẹ, không tuân theo quy luật và không gây đau. Vậy nên nếu có các cơn đau mẹ cần đi khám ngay bởi đó có thể là dấu hiệu chuyển dạ sớm.

Các giai đoạn phát triển của thai nhi - anh 30

Thai nhi 31 tuần tuổi.

Các giai đoạn phát triển của thai nhi - anh 31

Thai nhi 32 tuần tuổi.


Thai nhi từ 33 - 36 tuần tuổi

Trung bình, một em bé ở giai đoạn này cao khoảng 47cm và nặng gần 2,7 kg, có hình dáng hoàn chỉnh, đầu phát triển cân đối với thân hình. Các nếp nhăn trên da biến mất, mắt thai nhi có thể khép mở liên tục, rất nhạy cảm với ánh sáng bên ngoài thành bụng mẹ. Các cơ bắp và dây thần kinh đã liên kết với nhau cho phép phối hợp các hoạt động nhịp nhàng.

Các giai đoạn phát triển của thai nhi - anh 32

Thai nhi 33 tuần tuổi.

Các giai đoạn phát triển của thai nhi - anh 33

Thai nhi 34 tuần tuổi.

Hơn nữa, thai nhi đã nằm ổn định ở vị trí chúc đầu xuống. Mẹ nên đi khám định kỳ để theo dõi sự phát triển của thai nhi và kiểm tra tư thế nằm của bé.

Các giai đoạn phát triển của thai nhi - anh 34

Thai nhi 35 tuần tuổi.

Các giai đoạn phát triển của thai nhi - anh 35

Thai nhi 36 tuần tuổi.

Thai nhi từ 37 - 40 tuần tuổi.

Những tuần tuổi cuối cùng này là thời điểm để thai nhi tập trung vào tăng trưởng trọng lượng của cơ thể. Đồng thời cũng là thời kỳ chuẩn bị cho sự chuyển dạ của người mẹ. Thai nhi đã ổn định ở vị trí chúc đầu xuống. Nếu tư thế của thai nhi nằm ngang hoặc nằm chéo, rất có khả năng mẹ sẽ phải sinh mổ.

Các giai đoạn phát triển của thai nhi - anh 36

Thai nhi 37 tuần tuổi.

Các giai đoạn phát triển của thai nhi - anh 37

Thai nhi 38 tuần tuổi.

Có một số trường hợp, mẹ đã 42 tuần tuổi nhưng vẫn chưa sinh, có thể bác sĩ sẽ phải kích thích sinh cho mẹ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Các giai đoạn phát triển của thai nhi - anh 38

Thai nhi 39 tuần tuổi.

Các giai đoạn phát triển của thai nhi - anh 39

Thai nhi 40 tuần tuổi.

>>> Xem thêm:

Những mẹo hay hạ sốt cho trẻ

9 loại nước trái cây cực tốt cho bà bầu

Những nguyên nhân chảy máu âm đạo mẹ bầu không được bỏ qua

9 thời điểm mẹ không nên thụ thai

Những trường hợp không nên cho con ăn trứng gà

Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
(Ngày Nay) -  Đắk Lắk đang vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến số ca đột quỵ gia tăng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.