Các nước Tây Phi đe doạ phe đảo chính ở Niger

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Chủ nhật vừa qua, cộng đồng các quốc gia Tây Phi đã đe doạ sử dụng các biện pháp trừng phạt và thậm chí là vũ lực nếu các nhà lãnh đạo cuộc đảo chính tại Niger không phục chức cho cựu Tổng thống Mohammed Bazoum trong vòng một tuần.
Các nước Tây Phi đe doạ phe đảo chính ở Niger

Tại một hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp ở Nigeria để thảo luận về cuộc đảo chính tại Niger, các nhà lãnh đạo của Cộng đồng Kinh tế của các Quốc gia Tây Phi (ECOWAS) đã kêu gọi phe đảo chính khôi phục trật tự hiến pháp, nếu không sẽ phải hứng chịu hậu quả.

"Các biện pháp trừng phạt có thể bao gồm việc sử dụng vũ lực", các nhà lãnh đạo Tây Phi tuyên bố, đồng thời cho biết thêm rằng tướng lĩnh các quốc gia này sẽ sẵn sàng cho các hoạt động cần thiết.

Tổng thống Cộng hòa Chad Mahamat Idriss Deby, người lên nắm quyền vào năm 2021 sau một cuộc đảo chính, đã gặp người đồng cấp Nigeria Bola Tinubu bên lề hội nghị thượng đỉnh và tình nguyện nói chuyện với các nhà lãnh đạo quân sự ở Niger.

ECOWAS và Liên minh Kinh tế và Tiền tệ Tây Phi gồm 8 thành viên cho biết biên giới Niger sẽ bị phong tỏa ngay lập tức, các chuyến bay thương mại bị cấm, các giao dịch tài chính bị tạm dừng, tài sản quốc gia bị đóng băng và chấm dứt viện trợ.

Các quan chức quân sự liên quan đến cuộc đảo chính sẽ bị cấm đi lại và tài sản của họ bị đóng băng.

Thủ tướng Niger Ouhoumoudou Mahamadou cho biết các biện pháp trừng phạt của ECOWAS sẽ là thảm họa vì nước này phụ thuộc rất nhiều vào các đối tác quốc tế để chi trả cho các nhu cầu ngân sách của mình.

"Tôi biết sự mong manh của Niger, tôi biết bối cảnh kinh tế và tài chính của Niger vì từng là bộ trưởng tài chính và giờ là thủ tướng", ông Mahamadou, người đang ở nước ngoài khi cuộc đảo chính xảy ra, nói với đài truyền hình France24 từ Paris. "Niger sẽ không thể chống lại các loại trừng phạt này. Đó sẽ là một thảm họa".

Theo Ngân hàng Thế giới, Niger là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới, nhận được gần 2 tỷ USD hỗ trợ phát triển chính thức mỗi năm.

Các biện pháp trừng phạt tương tự đã được ECOWAS áp đặt đối với Mali, Burkina Faso và Guinea sau các cuộc đảo chính ở các quốc gia này trong 3 năm qua.

Các nhà phân tích chính trị cho biết, mặc dù các biện pháp trừng phạt tài chính dẫn đến vỡ nợ - đặc biệt là ở Mali - nhưng các biện pháp như vậy có xu hướng gây tổn hại cho dân thường hơn là các nhà lãnh đạo quân sự nắm quyền tại các nước nghèo nhất thế giới.

Cuộc đảo chính quân sự ở Niger, bắt đầu diễn ra vào thứ Tư tuần trước, đã bị các nước láng giềng và các đối tác quốc tế bao gồm Mỹ, Liên Hợp Quốc, Liên minh châu Phi, Liên minh châu Âu và Pháp lên án mạnh mẽ. Cộng đồng quốc tế đều từ chối công nhận các nhà lãnh đạo mới do Tướng Abdourahamane Tiani lãnh đạo.

Niger là một đồng minh quan trọng trong các chiến dịch của phương Tây chống lại quân nổi dậy có liên hệ với các tổ chức khủng bố như al Qaeda và Nhà nước Hồi giáo ở vùng Sahel.

Hàng nghìn binh sĩ Pháp từng buộc phải rút khỏi Mali và Burkina Faso sau các cuộc đảo chính ở đó.

Mỹ, Pháp, Ý và Đức có quân đội ở đó để huấn luyện quân sự và thực hiện các nhiệm vụ chống lại quân nổi dậy Hồi giáo. Niger cũng là nước sản xuất uranium lớn thứ bảy trên thế giới, kim loại này được sử dụng rộng rãi cho năng lượng hạt nhân và vũ khí hạt nhân, cũng như để điều trị ung thư.

Theo Reuters
Quốc hội thảo luận ở tổ về các dự án Luật được trình ở nghị trường
Quốc hội thảo luận ở tổ về các dự án Luật được trình ở nghị trường
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường và ở tổ các Dự án Luật: Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.