(Ngày Nay) - Mỹ dự kiến sẽ mất quyền tiếp cận căn cứ máy bay không người lái quan trọng ở Niger mà nước này sử dụng để chống lại IS ở Sahel, trong bối cảnh sự hiện diện của Nga ngày càng tăng.
(Ngày Nay) - Báo Le Monde (Pháp) ngày 5/9 đưa tin Pháp đã bắt đầu các cuộc đàm phán với một số quan chức quân đội Niger về kế hoạch rút quân khỏi quốc gia châu Phi này sau vụ đảo chính tại đây hồi tháng 7.
(Ngày Nay) - Ngày 11/8, các quốc gia Tây Phi đã hoãn cuộc họp quân sự quan trọng dự kiến bàn thảo về cuộc khủng hoảng ở Niger, một ngày sau khi tuyên bố sẽ tập hợp một lực lượng "sẵn sàng" can thiệp vào đất nước sau vụ đảo chính vừa qua.
(Ngày Nay) - Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) bác bỏ thông tin cho rằng tập đoàn quân sự tư nhân Wagner ở Nga tham gia cuộc đảo chính quân sự tại Niger.
(Ngày Nay) - Cuộc đảo chính quân sự ở Niger thời gian qua đã làm dấy lên lo lắng về sự phụ thuộc của châu Âu vào uranium khai thác ở quốc gia Tây Phi này.
(Ngày Nay) - Tổng thống Nigeria Bola Tinubu - Chủ tịch Cộng đồng Kinh tế các Quốc gia Tây Phi (ECOWAS) - bày tỏ niềm tin rằng ngoại giao là "con đường tốt nhất" để giải quyết cuộc khủng hoảng ở quốc gia láng giềng Niger.
(Ngày Nay) - Chủ nhật vừa qua, cộng đồng các quốc gia Tây Phi đã đe doạ sử dụng các biện pháp trừng phạt và thậm chí là vũ lực nếu các nhà lãnh đạo cuộc đảo chính tại Niger không phục chức cho cựu Tổng thống Mohammed Bazoum trong vòng một tuần.
Cộng đồng quốc tế tiếp tục lên án vụ đảo chính tại Niger, đặc biệt sau khi ngày 28/7, Tướng Abdourahamane Tchiani, người đứng đầu Lực lượng Bảo vệ Tổng thống từ năm 2011, tuyên bố mình là nhà lãnh đạo mới của quốc gia châu Phi bất ổn này và cảnh báo rằng bất kỳ sự can thiệp quân sự nào của nước ngoài sẽ dẫn đến tình trạng hỗn loạn.
Hãng Reuters đưa tin, Liên hợp quốc (LHQ) vẫn đang chuyển hàng viện trợ đến Niger mặc dù các quan chức của LHQ tại nước này ngày 28/7 cho biết rằng họ không có bất kỳ liên lạc nào với quân đội sau cuộc đảo chính vừa diễn ra.
Ngày 1/6, Bộ trưởng Giáo dục Niger Ibrahim Natatou cho biết có tổng cộng 921 trường tiểu học và trung học ở nước này đã buộc phải đóng cửa trong tháng 5 vừa qua do tình trạng mất an ninh ở vùng Tillabéry (miền Tây), thuộc khu vực được gọi là ba biên giới (Niger – Mali - Burkina Faso), gây ảnh hưởng đến gần 80.000 học sinh.
Báo cáo tháng 8 do Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) xuất bản hôm 26/8 cho thấy có tới 890 trường học ở Niger đã phải đóng cửa một phần do tình trạng mất an ninh, ảnh hưởng đến 72.000 học sinh và hơn 2.430 giáo viên.
Ngày 15/5, ít nhất 17 người đã thiệt mạng, một số người bị thương và 11 người mất tích khi một nhóm vũ trang phục kích nhằm đội tuần tra ở vùng phía Tây Tillaberi, giáp giới với Mali.
Nhà chức trách Niger cho biết số người thiệt mạng đã tăng lên 58 người trong khi 37 người bị thương trong vụ nổ xe chở dầu gần sân bay quốc tế ở thủ đô Niamey nước này tối 5/5. Vụ nổ xảy ra trên tuyến đường RN1 còn thiêu rụi nhiều ô tô, xe máy và những ngôi nhà gần đó.