Cách người khuyết tật tiếp nhận thông tin về tiêm vaccine COVID-19

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Trong thời điểm hiện tại, tiếp cận thông tin và tiêm vaccine phòng ngừa là những chìa khóa để tránh bị lây nhiễm COVID-19. Như bất cứ ai trong chúng ta, người khuyết tật cần biết cách tự bảo vệ mình, biết về những khuyến cáo và biện pháp phòng ngừa mới nhất do các cơ quan chức năng ban hành, bao gồm việc đăng ký và được hỗ trợ tiêm ngừa COVID-19.
Lợi nhuận của Tiệm Giặt là người Điếc được sử dụng cho các lớp học kỹ năng sống cho người Điếc, hỗ trợ người Điếc hòa nhập xã hội. (Ảnh: Mai Thương)
Lợi nhuận của Tiệm Giặt là người Điếc được sử dụng cho các lớp học kỹ năng sống cho người Điếc, hỗ trợ người Điếc hòa nhập xã hội. (Ảnh: Mai Thương)

Người khuyết tật gặp phải một số khó khăn trong việc tiếp cận vaccine COVID-19

Ông Bhushan Punani, Tổng Thư ký Hiệp hội Người mù ở Ahmedabad (Ấn Độ), cho biết: “Những người khuyết tật gặp phải một số trở ngại như không thể tự đến các điểm tiêm chủng do không có phương tiện đi lại, hoặc không có lối đi riêng dành cho người khuyết tật tại các trung tâm tiêm chủng. Trong khi đó, một số người thậm chí còn không biết cách sử dụng ứng dụng đăng ký tiêm chủng trên điện thoại do chính phủ quản lý.” Việc có thể triển khai tiêm đăng ký tiêm chủng thông qua hội sở, cơ quan Chính phủ, tổ chức xã hội dân sự có thể hỗ trợ rất nhiều cho cộng đồng người yếu thế này.

Chị Lương Thị Kiều Thúy (30 tuổi) là một người khiếm thính và hiện đang là chủ của Tiệm giặt là người Điếc (số 7 đường bờ sông Sét, Tân Mai, Hà Nội). Chị là lao động di cư từ Nam Định ra thủ đô. Chị Thúy cho biết mình chưa biết về cách đăng ký tiêm vaccine COVID-19 dành cho người khuyết tật dù vẫn thường theo dõi các trang tin tức từ Chính phủ.

Cách người khuyết tật tiếp nhận thông tin về tiêm vaccine COVID-19 ảnh 1

Chị Lương Thị Kiều Thúy (bên phải) là người khiếm thính, hiện đang làm chủ Tiệm giặt là người Điếc.

(Ảnh: Mai Thương)

Chị Thúy chia sẻ với phóng viên Ngày Nay: “Mình chưa được đăng ký tiêm vaccine nhưng vẫn thường xuyên cập nhật thông tin qua mạng. Hy vọng sẽ có thêm nhiều thông tin về việc đăng ký tiêm phòng dịch COVID-19 cho người khuyết tật, để mình có thể đăng ký kịp thời.” Chị cũng bày tỏ băn khoăn về việc có thể tiêm ở Hà Nội không, hay cần quay trở về quê theo đúng hộ khẩu để có thể đăng ký tiêm phòng.

Một số quốc gia đã chú ý đến cộng đồng người yếu thế trong triển khai kế hoạch tiêm chủng quốc gia

Tháng 6/2021, Indonesia đã triển khai tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người khuyết tật trong giai đoạn 3 của chương trình tiêm chủng quốc gia. Giai đoạn này ưu tiên tiêm cho 250.000 người khuyết tật và những người bất ổn tâm lý. Nhân viên y tế sẽ đến từng nhà để tiêm chủng cho các đối tượng này.

Cũng trong tháng này, thành phố Ahmedabad, bang Gujarat, Ấn Độ bắt đầu triển khai chiến dịch tiêm chủng cho người khuyết tật nhằm khắc phục tình trạng tỷ lệ tiêm chủng thấp tại một số khu vực, đặc biệt đối với nhôm người dễ tổn thương trong xã hội. Chiến dịch đặt mục tiêu tiêm chủng cho 500 người khuyết tật sinh sống tại Ahmedabab, thành phố lớn nhất bang Gujarat, đang phải chật vật để đặt chỗ tại các trung tâm tiêm chủng.

Mặt khác, tại Australia, Bộ Y tế nước này cho biết những người khuyết tật cư ngụ trong cơ sở nội trú được xét thuộc nhóm 1a, và thuộc những người Australia đầu tiên nhận thuốc chủng ngừa. Bộ này cũng đã phát triển trang mạng với thông tin dành riêng cho người khuyết tật, người chăm sóc và nhân viên hỗ trợ về vaccine COVID-19, cung cấp nhiều tài liệu về vaccine COVID-19, bao gồm bản Dễ Đọc (Easy Read) và ngôn ngữ Auslan.

Việc triển khai thông tin và tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người khuyết tật tại Việt Nam

Tại Việt Nam, Sở Y tế TP.HCM hôm 18/6 đã có công văn khẩn gửi Sở Lao động - thương binh và xã hội TP.HCM để lập danh sách chuẩn bị tiêm vaccine. Dự kiến có khoảng 290.000 người là người khuyết tật nặng, trẻ em khuyết tật, người già trên 80 tuổi, người có công và thành viên các hộ nghèo, cận nghèo sẽ được lập danh sách để tiêm vaccine miễn phí.

Anh Nguyễn Văn Hùng (35 tuổi) là người mù và thành viên của dàn hợp ca Hy vọng. Chia sẻ với phóng viên Ngày Nay, anh cho biết các kênh tiếp cận thông tin chính của người mù tại Việt Nam là qua các tin nhắn thoại trên Zalo và đài VOV. Anh cho hay, sắp tới mình sẽ được tiêm vaccine ngừa COVID-19 miễn phí theo chương trình của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tránh phải tự một mình di chuyển đến những điểm tiêm phòng đông người. Bộ cũng đã cung cấp đầy đủ thông tin về chủng loại, nguồn gốc vaccine cũng như các lưu ý trước và sau khi tiêm cho cộng đồng người yếu thế này.

Cách người khuyết tật tiếp nhận thông tin về tiêm vaccine COVID-19 ảnh 2

Anh Hùng đang chia sẻ về những trải nghiệm khi sử dụng gậy trắng cho cộng đồng người mù tại Hà Nội.

(Ảnh: Sáng kiến Gậy trắng)

Anh Hùng kể: “Tôi đã được tiếp cận đầy đủ các thông tin qua các kênh chính thống của Chính phủ để bảo vệ bản thân khỏi những nơi đang có ca F0. Tôi cũng rất vui mừng khi được tiêm vaccine trong thời gian tới. Theo tôi, vaccine của Nhật Bản sản xuất là tốt nhất, các nguồn vaccine của Mỹ cũng rất đảm bảo.”

Chị Nguyễn Thị Thúy (31 tuổi) là một người điếc hiện đang sinh sống cùng gia đình tại phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Mấy ngày trước, chị Thúy đã được cán bộ phường hướng dẫn các thủ tục đăng ký tiêm vaccine COVID-19 và đang chờ đến lượt. Ngoài các thông tin từ phường, chị cũng đọc tin tức từ báo chính thống, kênh phát thanh hỗ trợ người điếc, người khiếm thính và hỏi cả những người bạn điếc khác ở nước ngoài.

“Mình và gia đình đều đã đăng ký tiêm vaccine với phường. Ngoài ra, mình cũng dùng mạng xã hội như skype để nói chuyện với bạn bè nước ngoài về các loại vaccine hiện đang có. Mình rất vui khi được tiêm vaccine để bảo vệ bản thân và cộng đồng.”

Cách người khuyết tật tiếp nhận thông tin về tiêm vaccine COVID-19 ảnh 3

Chị Nguyễn Thị Thúy thường xem các kênh tin tức hoặc trao đổi với bạn bè quốc tế để trang bị cho mình kiến thức tốt hơn về COVID-19 và cách bảo vệ bản thân và gia đình. (Ảnh: Mai Thương)

“Hầu hết những người khuyết tật không có nguy cơ dễ bị lây nhiễm hoặc bị bệnh nghiêm trọng do COVID-19 cao hơn. Tuy nhiên, một số người khuyết tật có nguy cơ bị lây nhiễm hoặc bị bệnh nghiêm trọng do bệnh lý nền, môi trường sống tập trung hoặc tình trạng bất bình đẳng có hệ thống về y tế và xã hội cao hơn. Tất cả những người có bệnh nền mãn tính như bệnh phổi mãn tính, bệnh tim nghiêm trọng hoặc hệ thống miễn dịch suy yếu dường như có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19 cao hơn. Người lớn bị khuyết tật có nguy cơ mắc bệnh tim, bệnh tiểu đường, ung thư hoặc đột quỵ cao hơn gấp ba lần so với người lớn không bị khuyết tật.”

- Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh - CDC Việt Nam

Theo CDC, bản thân việc khuyết tật không làm tăng nguy cơ lây nhiễm COVID-19 nghiêm trọng hơn, việc mắc các bệnh nền nghiêm trọng hoặc không thực hiện đầy đủ 5K có thể gia tăng nguy cơ lây nhiễm, điều này diễn ra tương tự với các nhóm khác. Đặc biệt, CDC cho biết những người mắc Hội chứng Down có nhiều khả năng bị nhiễm bệnh nặng vì COVID-19 hơn những người khác.

Các tổ chức xã hội dân sự, cơ quan truyền thông và Chính phủ vẫn cần chú ý quan tâm, hỗ trợ cộng đồng người khuyết tật, tránh tình trạng bất bình đẳng có thể xảy ra trong việc tiếp cận với vaccine COVID-19.

Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể Danh thắng Tràng An có vẻ đẹp cảnh quan là các cánh đồng lúa; vì vậy, đề nghị UBND tỉnh Ninh Bình xem xét không thực hiện việc chuyển đổi diện tích đất trồng lúa sang đất khu đô thị để tránh làm ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên tạo nên giá trị của di sản.
Yêu cầu tỉnh Ninh Bình không làm ảnh hưởng xấu tới Di sản Tràng An
(Ngày Nay) - Liên quan đến đề xuất “xén” một phần cảnh quan thuộc vùng đệm Di sản Quần thể Danh thắng Tràng An để thực hiện dự án Khu Đô thị Ninh Thắng I của UBND tỉnh Ninh Bình; mới đây Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có những ý kiến cụ thể, trong đó yêu cầu: không thực hiện chuyển đổi đất nhằm tránh làm ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên tạo nên giá trị của di sản.
Lịch sử của linh vật Olympic
Lịch sử của linh vật Olympic
(Ngày Nay) - Trong vòng hơn 50 năm, các vận động viên thi đấu tại Thế vận hội Olympic thường được cổ vũ bởi những linh vật độc đáo và ngộ nghĩnh.
Mối nguy hại tiềm tàng của mực xăm chứa vi khuẩn
Mối nguy hại tiềm tàng của mực xăm chứa vi khuẩn
(Ngày Nay) - Theo nghiên cứu mới của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), mực xăm hình và mực phun xăm thẩm mỹ được được đóng bao bì kín, trong đó có cả những loại được đánh dấu vô trùng, chứa hàng triệu vi khuẩn có nguy cơ gây bệnh.
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
(Ngày Nay) - Ngày 24/7, tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam ở Thủ đô New Delhi (Ấn Độ), trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 46, Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới Vishal V. Sharma đã thông qua Quyết định số 46 COM 7B.43, chính thức đồng thuận với các nội dung đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
Chiều 27/8/2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục chuyến thăm, làm việc tại Hà Giang nhằm kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh và công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm cán bộ, nhân viên lực lượng liên ngành Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy. Ảnh tư liệu: Trí Dũng
Thực hiện lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nơi cực Bắc thân yêu của Tổ quốc
(Ngày Nay) - Lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” đã trở thành kim chỉ nam để mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân “tự soi”, “tự sửa”, không ngừng rèn luyện, nâng cao năng lực công tác, ra sức giữ gìn, bảo vệ uy tín, sức mạnh của Đảng, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân...