Cạn kiệt nguồn nước: Nguồn cơn cuộc khủng hoảng di cư tại El Salvador

(Ngày Nay) - El Salvador sẽ cạn kiệt nước trong vòng 80 năm nữa, trừ khi các hành động thiết thực được tiến hành, tuy nhiên vấn nạn lợi ích doanh nghiệp, tham nhũng và các băng đảng làm trầm trọng thêm vấn đề
Cạn kiệt nguồn nước: Nguồn cơn cuộc khủng hoảng di cư tại El Salvador

Chỉ mới 6 giờ sáng, Victor Funez đã phải đổ đầy bình nhựa 11 lít bằng nước từ vòi trong nghĩa trang, sau đó khệ nệ vác lên vai rồi về nhà, nơi vợ Funez đang đợi nước để ngâm hạt khô cho bữa sáng.

Funez, 38 tuổi, nán lại ở nhà một chút để giúp con gái mình làm bài tập về nhà trước khi quay trở lại nghĩa trang – nơi là nguồn nước duy nhất của gia đình, mỗi ngày Funez phải thực hiện hành trình từ 15-20 lần/ngày chi để lấy nước.

“Việc của chồng tôi là lấy nước từ nghĩa trang để phục vụ sinh hoạt. Cứ như thế mỗi ngày”, bà Bianca Lopez, 46 tuổi, cho biết. “Chúng tôi có thể sống mà không cần điện - chúng tôi có nến và đèn - nhưng nước là thứ thiết yếu”.

Cạn kiệt nguồn nước: Nguồn cơn cuộc khủng hoảng di cư tại El Salvador ảnh 1

Ông Funez lấy nước từ một nghĩa trang gần nhà.

La Estación là một cộng đồng gồm 59 hộ gia đình dọc theo đường ray xe lửa bỏ hoang cắt ngang Nejapa - một đô thị ở ngoại ô phía bắc thủ đô El Salvador.

Quốc gia Trung Mỹ nhỏ bé này là một trong những quốc gia có tỷ lệ tử vong cao nhất thế giới, phần lớn là do các cuộc chiến băng đảng xã hội đen. Cuộc sống bấp bênh do các tệ nạn xã hội cùng với tình trạng thất nghiệp đã thúc đẩy rất nhiều người rời bỏ nhà cửa để tới biên giới Mỹ-Mexico để tìm một cuộc sống tốt hơn.

Nhưng trong những năm gần đây, tình trạng thiếu nước trên diện rộng đang ngày càng khiến tình trạng tại El Salvador thêm bất ổn và đẩy người dân nước này tới bước đường cùng.

“Người dân tại các khu ổ chuột đang hàng ngày đấu tranh để có đủ nước. Nó không phải yếu tố làm bùng nổ xung đột trong xã hội, mà nó là yếu tố đẩy đất nước này tới một cuộc khủng hoảng toàn diện”,  Silvia de Larios, cựu quan chức thuộc Bộ Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên, cho biết.

El Salvador là quốc gia đông dân nhất Trung Mỹ. Đây cũng là nước có trữ lượng nước thấp nhất khu vực và đang nhanh chóng  cạn kiệt do khủng hoảng khí hậu, ô nhiễm và khai thác thương mại không được kiểm soát.

Nhiều phụ nữ Nejapa từ lâu đã sử dụng bờ sông San Antonio như một nơi giặt giũ ngoài trời, nhưng đây cũng là địa điểm phân chia ranh giới giữa hai băng đảng khét tiếng là Barrio 18 và MS-13.

Nejapa có tỷ lệ các vụ giết người cao nhất trong cả nước, với 71 vụ giết người trên 100.000 dân vào năm 2018, theo nghiên cứu của Elizabeth G Kennedy, một học giả về di cư và bạo lực.

Thu nhập của bà López chỉ đến từ việc giặt quần áo cho hàng xóm của mình, người này cho biết mình có thể nhẫn nại đợi vòi nước nhỏ giọt còn hơn là tới khu bờ sông. “Giặt giũ ngoài sông thuận tiện hơn, nhưng tôi không muốn liều mạng mình”.

Đối với một số người, không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận rủi ro.

Vào lúc 10h30, bà Elena Fuente, 46 tuổi và con dâu Jocelyn Álvarez, 23 tuổi, lao về phía một chiếc xe kéo với những chiếc xô nhựa đựng đầy quần áo mới giặt trên đầu, Álvarez mất thăng bằng rồi ngã, hai đầu gối bị trầy xước.

Cô mới ra bờ sông để giặt quần áo, vì khu phố thường có vòi nước chảy vào mỗi đêm hiện đã cạn khô trong suốt 22 ngày và chẳng ai biết lý do.

Cạn kiệt nguồn nước: Nguồn cơn cuộc khủng hoảng di cư tại El Salvador ảnh 2

Một người phụ nữ giặt giũ gần bờ sông San Antonio.

“Chúng tôi mạo hiểm với các băng đảng vì không có sự lựa chọn nào khác - chúng tôi đã hết quần áo sạch”, bà Fuente nói. “Đàn ông không được bén mảng tới khu đó, nếu không sẽ có rắc rối”.

Nhiều năm hạn hán đã khiến nguồn nước ở nhiều khu vực thành thị và nông thôn trên cả nước bốc hơi. Đáng chú ý hơn, nguồn nước tự nhiên đang bị sử dụng lãng phí: Khoảng 48% nước mưa bị thất thoát do nạn phá rừng và lưu vực sông bị xói mòn, lượng nước ít ỏi còn lại phải phục vụ cho nhu cầu của người dân ở các khu đô thị lớn, mực nước ở El Salvador đã giảm 20% trong vòng 5 năm qua.

Trong khi đó, một khu rừng tươi tốt, được gọi là “lá phổi của Nejapa”, đang bị chặt hạ để nhường chỗ cho nhà ở cùng với các giếng ngầm tư nhân.

Khẩu phần nước dành cho các nhà máy đóng chai như Coca-Cola hay các đồn điền mía tại Nejapa tuy nhiên lại không hề bị ảnh hưởng.

Theo nghiên cứu của Bộ Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên, ít nhất 90% nước mặt El Salvador bị ô nhiễm bởi chất thải nông nghiệp và công nghiệp chưa qua xử lý. Ở những cánh đồng phía sau nhà máy Coca-Cola là dòng nước đục ngầu, hôi thối.

Cạn kiệt nguồn nước: Nguồn cơn cuộc khủng hoảng di cư tại El Salvador ảnh 3

Nước thải từ nhà máy sản xuất của Coca-Cola được xả thẳng ra sông San Antonio.

Không có quy tắc rõ ràng, không có lệnh trừng phạt, không có giám sát và doanh nghiệp lớn sử dụng các kẽ hở pháp lý này để khai thác nước nhằm tận thu lợi nhuận. “Những người nghèo nhất lại phải chịu đựng nhiều nhất”, bà de Larios nói.

Tại khu vực Joya Galana gần đó, 53 hộ gia đình đang phải sinh sống ngay cạnh bãi rác mở lớn nhất của đất nước, các dòng sông và nguồn nước ngầm gần đó đều trong tình trạng ô nhiễm nặng nề.

Nguồn cung cấp nước của khu vực này phải lấy từ một nơi khác, nhưng gần đây đã bị cắt trong vòng 3 tháng sau khi quỹ bảo trì nguồn nước bị đánh cắp.

Nguồn cung tuy sau đó đã trở lại, nhưng tình hình hết sức bấp bênh. “Hôm nay chúng tôi có nước, ngày mai ai biết?” bà Sonia Guardado, 40 tuổi, giống như nhiều người khác, đang cân nhắc rời khỏi đất nước. “Nguồn cấp nước của chúng tôi không đảm bảo. Chúng tôi cần một giải pháp, nếu không chẳng còn cách nào khác ngoài bỏ đi”.

Trong cuộc khủng hoảng nước leo thang, một mạng lưới các nhóm cơ sở, các nhà môi trường và nhà thờ Công giáo đã thuyết phục giới lập pháp cấm khai thác kim loại - một nguyên nhân chính gây ô nhiễm.

Nhưng các chính trị gia cho đến nay đã từ chối tạo ra một hệ thống quản lý độc lập, mà theo các nhà vận động sẽ đặt nhu cầu tiêu dùng và tính bền vững của con người lên trên lợi ích của các công ty.

Andres McKinley, một học giả về nước và khai thác từ Đại học Trung Mỹ (UCA), cho biết: “Đây là một vấn đề chính trị lớn, chúng ta phải thay đổi người kiểm soát nguồn nước”.

Khu vực La Estación được xây dựng trên mảnh đất hoang của nhà nước vào năm 2015 bởi các gia đình khánh kiệt. Bốn năm sau, các hộ gia đình này vẫn đang phải đấu tranh cho nguồn nước và quyền sở hữu đất.

Khi cơn mưa chiều dội xuống các mái nhà tại La Estación, cũng là lúc nhiều người mang xô chậu ra hứng nguồn nước quý giá, nhưng mưa cũng làm ngập những rãnh nông dọc theo những con đường đất. Khi cơn mưa dịu dần, những đám mây muỗi xuất hiện phía trên những vũng nước bẩn.

Năm ngoái, các thanh tra y tế đổ lỗi cho các hộ gia đình tại đây đã gây ra dịch bệnh sốt xuất huyết và chikungunya (bệnh khom lưng).

Người dân ở các khu lân cận đã ngừng bán nước cho La Estación trước nguy cơ bị phạt tiền, những người khác dựng hàng rào dây thép gai để ngăn họ đặt ống. Vì vậy, cư dân của La Estación đã phải trả rất nhiều tiền để mua nước lậu.

Cạn kiệt nguồn nước: Nguồn cơn cuộc khủng hoảng di cư tại El Salvador ảnh 4

Những người nông dân trồng ngô bên cạnh núi rác khổng lồ tại Nejapa.

Một cuộc họp cộng đồng được tổ chức để thảo luận về vấn đề nhu cầu nước: Bộ Y tế sẽ chỉ cấp nước cho các hộ gia đình có nhà vệ sinh tự hoại. Điều này đồng nghĩa với việc những người nghèo nhất sẽ không có nước hoặc toàn bộ cộng đồng sẽ buộc phải chờ thêm một năm nữa cho đến khi một nhà máy xử lý nước thải được xây dựng.

Người dân La Estación đã thống nhất chờ đợi nhà máy sử lý nước, để tránh sự chia rẽ thêm. Vào năm 2015, một ứng cử viên thị trưởng đã hứa với mọi người về việc đổi nước lấy 250 USD và phiếu bầu của họ.

Đã có 15 họ chấp nhận thỏa thuận này và sau đó từ chối chia sẻ nguồn nước cho các hộ xung quanh, nếu những ai dám đứng lên phản đối sẽ nhận được những lời đe dọa của các băng đảng.

“Chu kỳ bạo lực bắt đầu khi nhà nước từ bỏ các cộng đồng bằng cách không cung cấp các quyền cơ bản của con người như nước, giáo dục, y tế và công việc, kết quả là các băng đảng và bạo lực sẽ sinh sôi mạnh mẽ trên những mảnh đất này” Jeanne Rikkers, chuyên gia phòng chống bạo lực thuộc tổ chức phi chính phủ Cristosal.

“Tuy nhiên, bạo lực chỉ là phần ngọn, không phải là nguyên nhân gốc rễ. Khi nước ngày càng trở nên khan hiếm, các băng đảng có thể sẽ tham gia vào các cuộc xung đột cộng đồng nhằm lấp đầy khoảng trống quyền lực của nhà nước”, Rikkers chỉ ra.

Theo The Guardian
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.