Cảnh báo khí hậu khi các con sông trên thế giới có tốc độ cạn kiệt nhanh nhất trong 30 năm qua

(Ngày Nay) - Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) cảnh báo tình trạng nước trên toàn cầu đang dần cạn kiệt và kêu gọi hành động khẩn cấp.
Một tàu kéo di chuyển qua các bãi cát giữa mực nước thấp trên sông Mississippi. Ảnh: Gerald Herbert/AP
Một tàu kéo di chuyển qua các bãi cát giữa mực nước thấp trên sông Mississippi. Ảnh: Gerald Herbert/AP

Theo WMO, năm 2023 ghi nhận tình trạng các con sông cạn kiệt với tốc nhanh nhất trong ba thập kỷ qua, đe dọa nguồn cung cấp nước của toàn cầu. Trong 5 năm qua, mực nước của các hồ chứa luôn ở mức thấp, còn ở các con sông trên thế giới ở mức thấp hơn trung bình. Năm 2023, hơn 50% lưu vực sông toàn cầu trong tình trạng bất thường, phần lớn là thiếu hụt nước, tương tự năm 2022 và 2021.

Các khu vực đối mặt với hạn hán nghiêm trọng và mực nước sông thấp bao gồm phần lớn lãnh thổ Bắc, Trung và Nam Mỹ. Điển hình như sông Amazon và sông Mississippi đều ghi nhận mực nước thấp kỷ lục. Còn ở phía bên kia địa cầu, tại châu Á và châu Đại Dương, các lưu vực sông lớn như sông Hằng, Brahmaputra và Mekong cũng chứng kiến tình trạng thiếu nước trên gần như toàn bộ lưu vực.

Biến đổi khí hậu dường như đang thay đổi cách thức phân bố nước, gây ra các hiện tượng lũ lụt và hạn hán cực đoan. Năm 2023 được ghi nhận là năm nóng nhất trong lịch sử, với tình trạng sông cạn và nhiều quốc gia đối mặt hạn hán, đồng thời xảy ra nhiều trận lũ lụt tàn khốc trên khắp thế giới.

Những hiện tượng cực đoan này cũng chịu ảnh hưởng của sự chuyển đổi từ La Niña sang El Niño vào giữa năm 2023. Đây là những hiện tượng thời tiết tự nhiên, trong đó El Niño là hiện tượng nhiệt độ mặt biển tăng cao ở khu vực Đông và trung tâm xích đạo Thái Bình Dương, còn La Niña là hiện tượng giảm nhiệt độ tại những vùng này. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng biến đổi khí hậu đang làm trầm trọng thêm tác động của những hiện tượng thời tiết này và khiến việc dự báo trở nên khó khăn hơn.

Một số khu vực phải đối mặt với lũ lụt nghiêm trọng bao gồm bờ biển phía Đông châu Phi, đảo Bắc của New Zealand và Philippines.

Tại Vương quốc Anh, Ireland, Phần Lan và Thụy Điển, lưu lượng nước sông được ghi nhận cao hơn mức bình thường (được đo bởi lượng nước chảy qua dòng sông trong một thời điểm).

Bà Celeste Saulo, Tổng Thư ký của WMO, nhấn mạnh thực trạng nước đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về biến đổi khí hậu, "chúng ta đang nhận được những tín hiệu báo động dưới dạng mưa cực đoan, lũ lụt và hạn hán ngày càng nhiều, gây thiệt hại nặng nề về người, hệ sinh thái và nền kinh tế. Sự tan chảy của băng, sông băng đe dọa an ninh nguồn nước dài hạn của hàng triệu người."

Những điều kiện nước cực đoan này đang đe dọa nguồn cung cấp nước toàn cầu. Theo Báo cáo của UN Water, hiện có 3,6 tỷ người phải đối mặt với tình trạng thiếu nước ít nhất một tháng mỗi năm và dự kiến con số này sẽ tăng lên hơn 5 tỷ người vào năm 2050.

Theo số liệu sơ bộ của WMO từ tháng 9/2022 đến tháng 8/2023, các sông băng đã mất hơn 600 tỷ tấn nước, con số cao nhất trong 50 năm qua. Các dãy núi ở miền Tây Bắc Mỹ và dãy Alps ở châu Âu chứng kiến hiện tượng tan băng nghiêm trọng, riêng dãy Alps ở Thụy Sĩ, thể tích băng còn lại đã mất khoảng 10% chỉ trong 2 năm qua.

Theo The Guardian
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
(Ngày Nay) - Ngày 16/11, trong cuộc thảo luận về tuyên bố chung trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), các nhà ngoại giao của nhóm đã gặp khó khăn trong việc thu hẹp bất đồng về nguồn tài chính để giải quyết biến đổi khí hậu và vấn đề đánh thuế nhóm siêu giàu.
Trung Quốc và Mỹ nhất trí hướng tới cạnh tranh không xung đột
Trung Quốc và Mỹ nhất trí hướng tới cạnh tranh không xung đột
(Ngày Nay) - Chiều 16/11 theo giờ địa phương, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có cuộc hội đàm kín bên lề Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tại Lima, Peru. Theo đó, hai nhà lãnh đạo đều nhận định Washington và Bắc Kinh cần hướng tới mối quan hệ cạnh tranh nhưng không xung đột.
Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ. Ảnh: TTXVN phát
Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam
(Ngày Nay) - Theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn vừa ký Quyết định số 1401/QĐ-TTg ngày 15/11/2024 cử ông Nguyễn Minh Vũ, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao kiêm giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam thay cho Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc vừa có quyết định nghỉ hưu.
Đại diện Đại học RMIT, VICAS, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam và Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tại lễ khai mạc VFCD ở Hà Nội.
Khai mạc Liên hoan Sáng tạo & Thiết kế Việt Nam 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Liên hoan Sáng tạo & Thiết kế Việt Nam (VFCD) thường niên lần thứ 6 với chủ đề “TÁI TẠO” diễn ra tại Hà Nội từ ngày 16 đến 22/11 với các hoạt động đa dạng gồm trưng bày, tọa đàm, workshop và tour khám phá, chào đón người yêu sáng tạo đến tham gia và khám phá.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã chọn Thượng nghị sĩ Marco Rubio của đảng Cộng hòa làm Ngoại trưởng trong chính quyền sắp tới. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Lựa chọn nội các mới của ông Trump gây lo ngại ở châu Âu
(Ngày Nay) - Danh sách nội các mới của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đang làm dấy lên lo lắng tại châu Âu. Giới ngoại giao EU lo ngại rằng những lựa chọn này có thể làm suy yếu mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương, khiến châu Âu phải tự mình đối mặt với các thách thức địa chính trị.