‘Cát lợn chỉ là thức ăn không tiêu hoá chứ quý báu gì?’

Nhiều bạn đọc cho rằng cát lợn chỉ là búi lông lợn khó tiêu hoá và tích tụ lại sau nhiều năm, không đáng quý và cũng không chữa được bách bệnh như dư luận đồn thổi.
Cận cảnh vật thể nghi là "trư cát" được cho quý hiếm, chữa bách bệnh. Ảnh: P.H.
Cận cảnh vật thể nghi là "trư cát" được cho quý hiếm, chữa bách bệnh. Ảnh: P.H.

Gần đây, nhiều gia đình ở Đăk Lắk, Nghệ An... khi mổ thịt lợn đã phát hiện "cát lợn", hay còn gọi là "trư cát" trong dạ dày. Nhiều thông tin cho rằng đây là vật thể quý hiếm, chữa được bách bệnh và có giá trị lên tới hàng tỷ đồng.

Theo đó, phần lớn các gia đình phát hiện "cát lợn" đều cẩn thận rửa sạch, cất kỹ. Cũng không ít người biết thông tin về dị vật được cho là quý báu đều lặn lội từ từ TP.HCM ra và trả giá hơn 3 tỷ đồng. 

‘Tác dụng có được như đồn thổi?’

Trước thông tin này, độc giả Hoàng Anh bày tỏ sự "ghen tỵ": "Sao lại sung sướng vậy trời! Bỗng dưng không đâu lại có "tiền" trên trời rơi xuống. Tôi thật ghen tỵ với mấy gia đình. Nhà tôi cũng nuôi heo sao chưa bao giờ gặp được trường hợp này". 

"Đúng là nghèo muôn năm, giàu bất chợt! Anh chị vất vả quá rồi nên ông trời thương, tặng cho vị thuốc quý đây mà! Giá như tôi cũng được như vậy nhỉ!", bạn đọc Phương Anh viết. 

Tuy nhiên, bên cạnh số ít độc giả ao ước có được may mắn như trên, nhiều thành viên khẳng định "cát lợn" quý hiếm, chữa bách bệnh chỉ là tin đồn nhảm.

Bạn đọc Hà Anh viết: “Mấy hôm nay thấy trên mạng rần rần tin 'cát lợn' quý hiếm, tôi cũng phải tìm hiểu. Tôi thấy hiện tại chưa có tài liệu khoa học, bằng chứng hay thông tin chính thống nào chứng minh tác dụng chữa  bách bệnh của 'trư cát'. Vì thế, mọi người không nên tin tưởng, bỏ ra mấy tỷ để mua vật thể lạ này”.

“Chẳng có loại thuốc nào trị được bách bệnh, dư luận cứ đồn thổi để làm tăng giá trị của nó. Hiện tại, bản thân chưa thấy ‘cát lợn’ chữa được bệnh gì. Mình đoán đây là u xơ của lợn”, độc giả Thuỳ Dương trần tình.

Thậm chí, độc giả Nguyễn Hưng nhận định “cát lợn” có thể quý nhưng không hiếm, bởi gần đây nhiều gia đình ở Đăk Lăk, Nghệ An liên tục phát hiện, nếu hiếm thì tỷ lệ sẽ thấp vô cùng.

Chưa biết giá trị thực, một số tìm đến các gia đình có “cát lợn” và sẵn sàng trả vài tỷ đồng để mua nó. Nhiều độc giả mô tả việc bỏ số tiền lớn ra để mua vật thể lạ này không đáng, bởi tác dụng của "trư cát" chưa rõ thực hư thế nào.

Thành viên Hạnh Trần bày tỏ quan điểm: “Tôi không thể hiểu được, tại sao lại có người trả giá đến 3 tỷ đồng chỉ để mua "trư cát". Nó chẳng có tác dụng gì, thông tin chữa bách bệnh chỉ là tin đồn, không đáng tin cậy. Những người thừa tiền mới bỏ ra số tiền lớn như thế để mua một vật thể chưa biết rõ giá trị”.

‘Chỉ là những thứ không thể tiêu hoá tích tụ lại’

Bên cạnh đó, nhiều bạn đọc tin rằng "cát lợn" là kết quả của quá trình tích tụ những thứ dạ dày lợn không thể tiêu hoá và vật thể này chỉ xuất hiện khi lợn được nuôi lâu năm.

“Trong điều kiện nuôi nhốt, lợn ăn phải lông của mình. Theo tôi, 'trư cát' chẳng qua chỉ là lông lợn không tiêu hoá được mà tích tụ lại trong nhiều năm. Điều này cũng từng xảy ra đối với con người.

Thực tế, năm 2013, báo chí đưa tin về một bé gái 5 tuổi ở Bình Thuận có thói quen ăn tóc. Sau khi phẫu thuật, bác sĩ đã lấy ra một búi tóc quấn với kẹo cao su nặng khoảng 200 g. "Vì thế, ‘cát lợn’ có tác dụng chữa bệnh là hư cấu”, bạn đọc Dung Tran Tien phân tích.

Thành viên Hoàng Xuân Thủy đồng tình: “Đó là các sợi lông mà con lợn ăn phải không tiêu hóa được quyện lại thành búi, tuỳ theo thời gian mà ‘cát lợn’ có những kích cỡ khác nhau. Hiện tượng này không có gì lạ, chúng ta có thể gặp nhiều ở các loài động vật khác như hươu, nai, trâu, bò,…”.

Nhiều độc giả nêu ý kiến hiện chưa có tài liệu, bằng chứng hay thông tin chính thống nào nói về giá trị kinh tế cũng như giá trị y khoa của 'cát lợn'. Vì thế, người dân cần lưu ý nhờ chuyên gia đánh giá nếu có ý định mua 'cát lợn' hay lưu giữ nó.

Trước đó, chia sẻ với Zing.vn, thạc sĩ, lương y Đa khoa Vũ Quốc Trung cho biết trong đông y không sử dụng bất cứ vị thuốc nào từ dạ dày của lợn. Do đó, thông tin cát lợn là vị thuốc quý có giá trị hàng tỷ đồng chỉ là tin đồn nhảm.

Theo chuyên gia này, đông y chỉ sử dụng sỏi mật của trâu và bò để làm thuốc trị đột quỵ ở người, có tên là ngưu hoàng - một vị thuốc quý, đắt tiền. Riêng lợn, người ta không sử dụng sỏi này để làm thuốc.

Vật thể lạ tìm thấy gần dạ dày lợn ở Hà Nội có thể là do thức ăn không tiêu tích tụ lại.

Theo Zing
Giải mã xã hội siêu cạnh tranh của Hàn Quốc
Giải mã xã hội siêu cạnh tranh của Hàn Quốc
(Ngày Nay) - Một cuộc đua cạnh tranh kéo dài từ lúc mới sinh cho đến lúc đi học, đi làm khiến nhiều người Hàn Quốc cảm thấy kiệt quệ và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tinh thần của họ.
Lưu ý đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 với thí sinh tự do
Lưu ý đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 với thí sinh tự do
(Ngày Nay) - Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ ngày 2/5 đến 17 giờ ngày 10/5, các thí sinh sẽ chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Trong đó, thí sinh tự do sẽ đăng ký dự thi trực tiếp, không phải trực tuyến như học sinh đang học lớp 12; địa điểm đăng ký dự thi do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken.
Mỹ tìm cách tăng cường viện trợ cho Gaza
(Ngày Nay) - Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã đến Jordan để thảo luận về các cách thức thúc đẩy vận chuyển hàng viện trợ đến Dải Gaza và thảo luận về tình hình căng thẳng trong khu vực thời gian qua.
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
(Ngày Nay) - Căng thẳng giữa Nga và phương Tây ở Bắc Cực đã gia tăng đáng kể, khi Moskva chỉ trích những tuyên bố của Washington về Bắc Cực cũng như việc Mỹ gia tăng hoạt động quân sự. Bất đồng đó có thể lên đến đỉnh điểm khi Lầu Năm Góc dự kiến ​​công bố Chiến lược Bắc Cực mới.
Nguy cơ đối với sức khỏe con người từ vi nhựa trong không khí
Nguy cơ đối với sức khỏe con người từ vi nhựa trong không khí
(Ngày Nay) - Vi nhựa được xem là chất gây ô nhiễm chính cho các đại dương và sự hiện diện của chúng trong không khí ít được biết đến hơn. Trong những năm gần đây ngày càng có nhiều lo ngại về những nguy cơ tiềm ẩn của vi nhựa đối với sức khỏe con người, nhưng những nghiên cứu về vấn đề này mới ở giai đoạn sơ khai.