Cậu bé nghèo thành "vua biệt dược" giàu có

Từ một cậu bé xuất thân nghèo khó, phải kiếm sống từ những năm 9 tuổi, Lê Hải Châu đã vươn lên trở thành một doanh nhân nổi tiếng nhất Việt Nam trong lĩnh vực kinh doanh cao ngựa.
Cậu bé nghèo thành "vua biệt dược" giàu có

Trước khi trở thành "Vua biệt dược" đầu tiên của Việt Nam, doanh nhân Lê Hải Châu đã trải qua những năm tháng bôn ba kinh doanh từ khi mới chỉ là cậu bé 9 tuổi. Những năm tháng đầu đời đó có lẽ là khoảng thời gian khó quên nhất của ông.

Cậu bé nghèo thành "vua biệt dược" giàu có ảnh 1

Ông "Vua biệt dược" Việt Nam - doanh nhân Lê Hải Châu

Cậu bé Lê Hải Châu, sinh năm 1969 tại Củ Chi. Vào năm 9 tuổi, cậu bé Châu ngày đó đã một thân một mình nhảy tàu từ Nam ra Bắc, ra thăm bà cô sống tại Phùng Hưng, Hà Nội.

Thời gian sống cùng bà cô, để phụ giúp kinh tế gia đình thời buổi khó khăn, Châu đã làm thêm việc vận chuyển vải ra chợ cho cô bán. Chính sự láu lỉnh cùng nhạy bén của Châu đã giúp bà cô buôn bán thuận lợi, giúp gia đình vượt qua cơn khó khăn.

Đến năm 15 tuổi, ông trở thành một người lính tại Trường Sa. Ông nhận được sự ủng hộ từ người cha cũng từng là lính. Chính môi trường trong quân ngũ đã rèn luyện Châu thành một người lính kiên cường, không chịu khuất phục. Sau thời gian ngắn tập luyện, Châu được đơn vị điều ra đảo Phan Vinh, thuộc quần đảo Trường Sa để làm nhiệm vụ.

Nhớ lại quãng thời gian này, theo ông Châu đây là năm tháng đầy tự hào của một chàng trai trẻ. Đây là thời gian ông đạt được nhiều thành tích không ngờ: 2 bằng khen, 3 giấy khen và huy hiệu chiến sỹ thi đua 3 năm liền, huy hiệu chiến sỹ vẻ vang,…

Sau bao năm trong quân ngũ đến ngày trở về với cuộc sống thường nhật, ông Châu bắt tay vào con đường kinh doanh. Thời gian đầu ông tự mày mò phát minh ra máy làm kem que, pháo nhựa dùng trong lễ cưới hay gạch không nung làm từ cát biển,...

Những sản phẩm ông làm ra và kinh doanh đều tự phát, không có kinh nghiệm hay qua một trường lớp nào nhưng sau mỗi lần phá sản vẫn không làm ông chùn bước.

Sau một thời gian lăn lộn trên thương trường, ông quyết định thành lập CTCP tài chính đầu tư xây dựng Chu Việt, đây là một trong những bước ngoặt quan trọng nhất cuộc đời ông.

Tại đây ông giữ vai trò Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc. Ông xác định phát triển những cái mới, những thứ mà từ trước tới giờ chưa ai kinh doanh. Mặt trận tiêu dùng mà ông nhắm tới chính là các sản phẩm từ ngựa như thịt ngựa, xúc xích ngựa, giò ngựa,... và đặc biệt là cao ngựa.

Để tìm được nguyên liệu tốt nhất ông đã dành thời gian sống cùng bà con dân tộc, tự mình mày mò nghiên cứu để cho ra đời sản phẩm cao ngựa chất lượng nhất trên thị trường Việt Nam.

Cũng chính ông là người phát triển những sản phẩm từ thịt ngựa, xương ngựa thành biệt dược, bồi bổ sức khỏe, tăng cường sinh lực và chữa một số bệnh nan y. Từ đó, mọi người ưu ái gọi ông là "Vua biệt dược".

Để phát triển sản phẩm của mình, ông đã đầu tư hàng chục tỷ đồng xây dựng cơ sở sản xuất cao ngựa hiện đại nhất Việt Nam, cơ sở sạch sẽ, khang trang đảm bảo mọi tiêu chuẩn an toàn vệ sinh của ngành y tế.

Không dừng lại ở một sản phẩm cao ngựa, ông Châu còn học hỏi các nước Pháp, Nhật để sản xuất ra các món ăn từ thịt ngựa, xúc xích ngựa,… Vào tháng 7/2006, công ty Chu Việt chính thức đưa ra thị trường sản phẩm thịt ngựa.

Chỉ sau vài tháng hoạt động, các sản phẩm của ông đã được đón nhận nhiều tại Nha Trang và các tỉnh miền Tây, trở thành món ăn khoái khẩu của nhiều người.

Ông Lê Hải Châu còn là người đầu tiên tìm hiểu và đưa tỏi đen Nhật Bản về thị trường Việt Nam.

Công ty Chu Việt đã gặt hái được nhiều thành công trên con đường chăm sóc sức khỏe, hiện tại trên thị trường trong nước có 12 chi nhánh khắp cả nước, thậm chí gây tiếng vang khi xâm nhập thị trường Trung Quốc.

Vào năm 2012, đài truyền hình VBS của người Việt tại Mỹ đã đề nghị ký hợp đồng đại lý độc quyền tại Mỹ & Canada,… với Chu Việt. Và mới đây, Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cũng đã đồng ý cấp giấy phép để sản phẩm của Chu Việt được nhập khẩu và lưu hành tại Mỹ sau khi trải qua các cuộc kiểm tra gắt gao.

Lê Khánh

Ảnh minh họa
Khu vực Hà Nội, ngày có mưa vài nơi
(Ngày Nay) -  Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hiện qua phân tích trên ảnh mây vệ tinh, ảnh rada thời tiết và số liệu định vị sét cho thấy vùng mây đối lưu đang phát triển và gây mưa cho các quận, huyện: Chương Mỹ, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Phú Xuyên, Thường Tín, Thanh Oai.
Ảnh minh họa
Thí sinh chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024 từ ngày 2/5
(Ngày Nay) - Từ ngày mai (2/5), các thí sinh đang học lớp 12 sẽ bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024 theo hình thức trực tuyến. Thí sinh tự do đăng ký thi bằng hình thức trực tiếp tại các đơn vị do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định. Thời gian đăng ký dự thi đến 17 giờ ngày 10/5/2024.
Ảnh minh họa
Các cơ sở y tế khám, cấp cứu gần 964.700 bệnh nhân trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5
(Ngày Nay) - Chiều 1/5, thông tin từ Bộ Y tế cho biết, theo số liệu tổng hợp từ báo cáo của các cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế, 63 Sở Y tế các tỉnh, thành phố và y tế ngành trên toàn quốc trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 (từ ngày 27/4 đến ngày 1/5), tổng số bệnh nhân đang điều trị tại các cơ sở khám chữa bệnh là 251.089 người.
Ma-rốc tích hợp công nghệ vào chương trình xóa mù chữ. Ảnh: Marko Rupena / Shutterstock.com
Ma-rốc tích hợp công nghệ vào chương trình xóa mù chữ
(Ngày Nay) - Kỹ thuật số đóng vai trò then chốt trong việc giảng dạy xóa mù chữ trong thời đại mới. Tuy nhiên, nhiều giáo viên còn gặp hạn chế trong ứng dụng công nghệ vào bài giảng. Do vậy, việc triển khai các chương trình đào tạo phù hợp với điều kiện từng địa phương là vô cùng cấp thiết.
Hơn 61.000 lượt người vào Lăng viếng Bác dịp lễ 30/4 và 1/5
Hơn 61.000 lượt người vào Lăng viếng Bác dịp lễ 30/4 và 1/5
(Ngày Nay) -  Theo Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 (từ 27/4 - 1/5, riêng thứ Hai ngày 29/4 không tổ chức Lễ viếng Bác), đã có 61.417 lượt người vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó có 3.919 lượt khách nước ngoài.