Câu chuyện giáo dục từ cách mua đồ chơi cho con

Mỗi năm một lần, chị Hoa (Hà Nội) đều đưa bé Nam đến làng trẻ Hữu Nghị để mang đồ chơi của mình tặng cho các bạn nhỏ khuyết tật, như một cách để giáo dục con biết trân trọng.
Câu chuyện giáo dục từ cách mua đồ chơi cho con

Câu chuyện bắt đầu từ khi Nam lên bốn, như mọi đứa trẻ khác, mỗi lần đi siêu thị hoặc đi chơi với mẹ, nhìn thấy những món đồ chơi mới, bé thích thú và xin mẹ mua. Ban đầu chị Hoa cũng không suy nghĩ nhiều, con thích là mua chiều con. Một thời gian chị nhận ra rằng, con có quá nhiều đồ chơi và bắt đầu không trân trọng chúng nữa. Có những món đồ chơi không hề rẻ, nhưng bé không ý thức được điều đó. Do vậy, chị nghĩ đến việc cần phải có phương pháp cho con vừa chơi, vừa biết trân trọng những thứ mình đang có.

Đầu tiên, chị Hoa chia đồ chơi của con thành nhiều túi khác nhau, mỗi lần chỉ lấy ra một túi, còn lại cất đi. Khi bé Nam bắt đầu chán những món đó, chị lại cất đi và lấy ra một túi khác. Vẫn là đồ chơi cũ, nhưng bé cảm thấy như mới, hoặc giống như lâu lâu gặp lại bạn cũ vậy, rất hồ hởi và thích thú.

Câu chuyện giáo dục từ cách mua đồ chơi cho con ảnh 1

Khi bé Nam lớn hơn, chị Hoa nhận thấy con bắt đầu thể hiện sự “độc quyền” với đồ chơi của mình. Lúc bạn tới chơi nhà và cầm bất kỳ món nào, bé Nam đều cáu và giằng lại, không chia sẻ cho ai. Thực ra ở lớp bé không như vậy, có thể do ý thức được đồ chơi ở trường là đồ chơi chung, không phải của riêng mình. Từ đó, chị bắt đầu suy nghĩ về việc cần phải làm sao để dạy con biết sẻ chia hơn.

Chị Hoa đưa bé Nam đi tới 2 nơi, một là trung tâm thương mại, nơi có rất nhiều món đồ chơi mới. Sau đó, chị đưa Nam đến làng trẻ Hữu Nghị thăm các bạn nhỏ khuyết tật. Tận mắt nhìn thấy các bạn nhỏ như mình nhưng dị tật và rất thiếu thốn, bé Nam đặt ra vô vàn câu hỏi cho mẹ. Chị Hoa từ tốn giải thích và bắt đầu gợi ý bé Nam về việc: “Con có muốn mỗi năm mang quà đến tặng cho các bạn không? Vì các bạn rất tội nghiệp”.

Nam đồng ý ngay, nhưng khi chị Hoa yêu cầu con tặng chính đồ chơi của mình, ban đầu Nam tỏ ý không thích, nhưng mẹ hứa mỗi khi con tặng ai món con thích, con sẽ được mua mới và bé đồng ý ngay. Dần dần, việc tặng đồ chơi trở thành thói quen của Nam, đôi khi bé không đòi hỏi phải có đồ chơi mới, việc được mẹ dẫn đến làng trẻ Hữu Nghị trở thành một chuyến đi chơi định kỳ không thể thiếu của cậu bé và nhờ vậy Nam đã biết quan tâm, chia sẻ hơn trước.

Theo Zing.vn

Hơn 61.000 lượt người vào Lăng viếng Bác dịp lễ 30/4 và 1/5
Hơn 61.000 lượt người vào Lăng viếng Bác dịp lễ 30/4 và 1/5
(Ngày Nay) -  Theo Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 (từ 27/4 - 1/5, riêng thứ Hai ngày 29/4 không tổ chức Lễ viếng Bác), đã có 61.417 lượt người vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó có 3.919 lượt khách nước ngoài.
Quan hệ Trung - Mỹ: Nhìn hoa đoán ý
Quan hệ Trung - Mỹ: Nhìn hoa đoán ý
(Ngày Nay) - Những dấu hiệu trong cuộc tiếp đón Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho thấy chính quyền Bắc Kinh chưa sẵn sàng "làm ấm" quan hệ song phương.
Giải mã xã hội siêu cạnh tranh của Hàn Quốc
Giải mã xã hội siêu cạnh tranh của Hàn Quốc
(Ngày Nay) - Một cuộc đua cạnh tranh kéo dài từ lúc mới sinh cho đến lúc đi học, đi làm khiến nhiều người Hàn Quốc cảm thấy kiệt quệ và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tinh thần của họ.