Chấn chỉnh việc quản lý, sử dụng và quyết toán ngân sách nhà nước

(Ngày Nay) - Ngày 3/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Chỉ thị số 36/CT-TTg về việc thực hiện Nghị quyết số 132/2024/QH15 ngày 24/6/2024 của Quốc hội về bổ sung dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2022 và phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022.
Hoạt động kế toán kiểm soát chi tại Kho bạc Nhà nước Hà Nội (Ảnh tư liệu)
Hoạt động kế toán kiểm soát chi tại Kho bạc Nhà nước Hà Nội (Ảnh tư liệu)

Chỉ thị nêu rõ, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 132/2024/QH15 về bổ sung dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2022 và phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022. Theo đó, Quốc hội đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo thực hiện đồng bộ, kịp thời các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và chấn chỉnh, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong chấp hành pháp luật về tài chính, ngân sách nhà nước. Nhờ đó, quản lý thu, chi ngân sách nhà nước được tăng cường, thu ngân sách nhà nước vượt dự toán cao, chi ngân sách nhà nước tiết kiệm, giảm tỷ trọng chi thường xuyên, tăng chi đầu tư; các chỉ tiêu nợ công giảm tỷ trọng so với GDP và trong giới hạn cho phép; hệ số tín nhiệm quốc gia được nâng lên.

Tuy nhiên, Quốc hội cũng chỉ ra một số tồn tại, hạn chế trong chấp hành kỷ luật, kỷ cương, thực hiện các quy định pháp luật và các nghị quyết của Quốc hội về lập, chấp hành dự toán, quyết toán ngân sách nhà nước.

Để nâng cao kỷ cương, kỷ luật quản lý tài chính - ngân sách nhà nước, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương (bộ, cơ quan trung ương), Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (địa phương) tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nội dung yêu cầu trong công tác lập, chấp hành, thực hiện dự toán, quyết toán ngân sách nhà nước đã nêu tại Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 23/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc chấp hành pháp luật về tài chính, ngân sách nhà nước.

Triệt để tiết kiệm chi thường xuyên để tăng chi đầu tư phát triển

Để chấn chỉnh, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc chấp hành pháp luật về quản lý, sử dụng và quyết toán ngân sách nhà nước, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương, địa phương chấn chỉnh, khắc phục các tồn tại, hạn chế trong lập, quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước; tiếp tục chú trọng công tác dự báo, lập dự toán thu, chi ngân sách nhà nước sát thực tế; lập dự toán chi ngân sách nhà nước bảo đảm phù hợp với yêu cầu và khả năng thực hiện để huy động, sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách nhà nước; triệt để tiết kiệm chi thường xuyên để tăng chi đầu tư phát triển.

Bên cạnh đó, không để phát sinh mới nợ đọng xây dựng cơ bản. Rà soát, xác định chính xác số nợ đọng xây dựng cơ bản vốn ngân sách nhà nước, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trước ngày 1/1/2025 để tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền.

Các bộ, cơ quan trung ương, địa phương quản lý chặt chẽ các khoản chi chuyển nguồn ngân sách nhà nước; rà soát, hủy bỏ, thu hồi triệt để các khoản chi sử dụng không đúng quy định hoặc hết thời gian giải ngân; báo cáo chi tiết số chi chuyển nguồn ngân sách năm 2023 sang năm 2024 theo quy định tại khoản 3 Điều 64 của Luật Ngân sách nhà nước.

Đồng thời, báo cáo nguồn cải cách chính sách tiền lương chưa sử dụng của từng bộ, cơ quan trung ương, địa phương tại thời điểm ngày 31/12/2023. Đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu trong lập dự toán, quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước bảo đảm đúng quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Thủ tướng Chính phủ đề nghị làm rõ nguyên nhân và trách nhiệm người đứng đầu, các tập thể, cá nhân không chấp hành đúng các quy định của pháp luật trong lập, chấp hành dự toán ngân sách; lập, gửi báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022 chậm so với thời hạn quy định. Trên cơ sở đó, kiểm điểm các tập thể, cá nhân có vi phạm.

Làm rõ trách nhiệm chậm báo cáo điều chỉnh quyết toán ngân sách nhà nước

Về việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương, địa phương rà soát các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước đối với quyết toán niên độ ngân sách nhà nước năm 2022 trở về trước để thực hiện đầy đủ. Trường hợp bất khả kháng không thể thực hiện được các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước thì phải có báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước đối với quyết toán ngân sách nhà nước niên độ 2022 và các năm trước gửi về Bộ Tài chính cùng với Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2023 theo quy định tại khoản a điểm 7 Chỉ thị số 22/CT-TTg.

Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội và UBND các tỉnh: Bắc Giang, Lai Châu, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Bình Thuận, Kon Tum, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Vĩnh Long làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân chậm báo cáo cấp có thẩm quyền điều chỉnh quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022.

Kiểm tra, rà soát các khoản chi thường xuyên cho hoạt động mua sắm trang thiết bị của Dự án tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học và công nghệ, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật nếu phát hiện các vi phạm. Báo cáo kết quả thực hiện cùng với báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2023.

Đánh giá sát tiến độ thu, chi ngân sách nhà nước

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính theo dõi, đánh giá sát tiến độ thu, chi ngân sách nhà nước (bao gồm cả số thu, chi chuyển nguồn) để tổ chức phát hành trái phiếu Chính phủ bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả. Quản lý chặt chẽ số vay và trả nợ gốc và lãi các khoản vay, kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước, nợ công để bảo đảm an ninh tài chính quốc gia, ổn định kinh tế vĩ mô.

Khẩn trương nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Luật Ngân sách nhà nước và các luật có liên quan để rút ngắn quy trình, thời gian quyết toán ngân sách nhà nước hằng năm theo yêu cầu tại các nghị quyết của Quốc hội.

Bộ Tài chính chủ trì đôn đốc các bộ, cơ quan trung ương, địa phương để báo cáo kết quả thực hiện kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước; tổng hợp chung báo cáo kết quả thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước trình Chính phủ, Quốc hội cùng với báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2023 theo quy định.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo Quốc hội việc xử lý số nợ đọng xây dựng cơ bản vốn ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Đầu tư công của các bộ, cơ quan trung ương, địa phương tại thời điểm ngày 31/12/2022, số nợ phát sinh và dồn tích tại thời điểm ngày 31/12/2023 và ngày 31/12/2024.

Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.