Châu Phi: Giấc mơ xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc gặp thách thức

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Tiêu chuẩn khắt khe của Trung Quốc cùng sự chần chừ trong thực hiện các thỏa thuận thương mại đã làm suy yếu kế hoạch thúc đẩy nhập khẩu hàng hóa từ châu Phi của Bắc Kinh.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Nhìn các công nhân hái bơ trong vườn cây ăn quả thuộc sở hữu của công ty nông nghiệp Kenya Kakuzi, Giám đốc điều hành Chris Flowers thầm mong loại quả này sẽ sớm được ưa chuộng tại thị trường tiêu dùng mới nổi - Trung Quốc.

Theo hãng tin Reuters, tận dụng lợi thế từ việc Bắc Kinh tăng cường hoạt động thương mại với các nước châu Phi để thu hẹp khoảng cách thâm hụt, Kenya đã ký một thỏa thuận xuất khẩu bơ tươi với Trung Quốc vào tháng 1/2022 sau nhiều năm vận động để tiếp cận thị trường. Tuy nhiên, 6 tháng sau, chưa có một lô hàng nào được xuất đi.

Theo Hiệp hội bơ Kenya và cơ quan thanh tra sức khỏe thực vật của quốc gia Đông Phi, 10 nhà xuất khẩu bơ đã vượt qua bài các đợt kiểm tra từ phía Kenya, song Trung Quốc lại có những tiêu chuẩn riêng. Dựa trên kinh nghiệm của một số nước xuất khẩu hoa quả châu Phi, quy trình kiểm duyệt này có thể mất đến 10 năm.

“Bạn có thể thực sự có thị trường nhưng nếu như không đáp ứng tiêu chuẩn, bạn không thể giành được lợi thế”, Stephen Karingi, một quan chức về thương mại thuộc Ủy ban Kinh tế châu Phi tại Liên hợp quốc, giải thích.

Một số quan chức và doanh nghiệp trên khắp châu Phi cho rằng tiêu chuẩn khắt khe của Trung Quốc cùng sự chần chừ trong việc thực hiện các thỏa thuận thương mại đã làm suy yếu kế hoạch thúc đẩy nhập khẩu hàng hóa châu Phi của Bắc Kinh.

Tuy nhiên, đẩy mạnh xuất khẩu nông nghiệp là một trong ít giải pháp mà các nước châu Phi đang có trong tay để tái cân bằng quan hệ thương mại với Trung Quốc và kiếm tiền để chi trả cho “núi nợ” mà phần lớn nợ chính Bắc Kinh.

Kenya là một ví dụ điển hình. Thâm hụt thương mại hàng năm của nước này với Trung Quốc là khoảng 6,5 tỷ USD và nước này hiện còn nợ Trung Quốc 8 tỷ USD. Kenya cần gần 631 triệu US để trả nợ trong năm nay, nhưng con số đó gần gấp ba lần kim ngạch xuất khẩu của nước này sang Trung Quốc vào năm 2021.

Nhiều quốc gia châu Phi hiện nói rằng họ không thể trả nợ Trung Quốc và phải tăng cường xuất khẩu sang quốc gia tỷ dân này. Nhận thấy tính cấp thiết trông việc giải quyết sự mất cân bằng, Trung Quốc đã công bố một sự thay đổi trong chiến lược vào tháng 11/2021.

Tại một hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc-châu Phi, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã công bố một loạt các sáng kiến ​​nhằm thúc đẩy mặt hàng nhập khẩu từ châu Phi sang Trung Quốc lên 300 tỷ USD trong ba năm tới và 300 tỷ USD mỗi năm vào năm 2035.

Theo các chuyên gia, về lý thuyết, nông nghiệp là một trong những con đường hứa hẹn nhất. Trung Quốc là nhà nhập khẩu lương thực lớn nhất thế giới trong khi ngành nông nghiệp ở châu Phi cũng đóng góp hàng đầu cho hoạt động kinh tế châu lục.

Hơn nữa, 60% diện tích đất canh tác chưa được trồng trọt trên thế giới là ở châu Phi. Điều này đồng nghĩa với việc tiềm năng phát triển còn rất lớn.

Mei Xinyu thuộc Học viện Hợp tác Kinh tế và Thương mại Quốc tế Trung Quốc, một tổ chức tư vấn thuộc Bộ Thương mại Trung Quốc, cho biết: “Đó là sự lựa chọn đôi bên cùng có lợi cho Trung Quốc và châu Phi”.

Sự mất cân bằng thương mại

Trong nhiều thập kỷ, Trung Quốc đã cho châu Phi vay hàng tỷ USD để xây dựng các tuyến đường sắt, nhà máy điện và đường cao tốc nhằm tăng cường mối quan hệ với châu lục này. Điều đó đã giúp thương mại Trung Quốc - châu Phi tăng gấp 24 lần trong hai thập kỷ qua và thương mại hai chiều đạt kỷ lục 254 tỷ USD vào năm ngoái bất chấp các nền kinh tế rơi vào hỗn loạn do đại dịch toàn cầu.

Nhưng đối với 148 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc được đưa vào châu Phi trong năm 2021, Trung Quốc chỉ nhập khẩu 106 tỷ USD. 5 quốc gia giàu tài nguyên bao gồm Angola, Cộng hòa Congo, Cộng hòa Dân chủ Congo, Nam Phi và Zambia chiếm 75 tỷ USD trong số đó.

Dữ liệu hải quan Trung Quốc cho thấy hơn 3/4 quốc gia châu Phi thâm hụt thương mại với Bắc Kinh.

Wu Peng, Vụ trưởng Vụ Châu Phi của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cho biết sự mất cân đối không phải là kết quả có chủ đích. “Trung Quốc luôn tập trung vào việc thúc đẩy sự phát triển cân bằng của thương mại Trung Quốc-Châu Phi”, ông Wu trả lời hãng tin Reuters.

Hannah Ryder, người sáng lập của Development Reimagined, một công ty tư vấn phát triển do người châu Phi sở hữu có trụ sở tại Bắc Kinh, cho biết trong nhiều năm qua các nhà lãnh đạo châu Phi đã đẩy mạnh hành động thương mại. “Các quốc gia châu Phi đang chịu sức ép trước việc không vay thêm. Thương mại là thứ duy nhất họ có thể làm”, chuyên gia lý giải.

Khi nói đến thực phẩm và nông sản, cách đây 20 năm, giá trị nhập khẩu của mặt hàng này vào Trung Quốc đạt 13 tỷ USD. Đến năm 2020, con số đã tăng vọt lên 161 tỷ USD song châu Phi chỉ chiếm 2,6% trong số đó.

Chủ tịch Tập Cận Bình đã công bố kế hoạch "Làn xanh" nhằm rút ngắn tốc độ kiểm tra hàng hóa nông nghiệp từ châu Phi, tiếp cận thuế quan bằng 0 và hỗ trợ 10 tỷ USD cho các công ty Trung Quốc nhập khẩu từ châu lục này.

Lauren Johnston, giảng viên cao cấp tại Viện Thương mại Quốc tế của Đại học Adelaide, cho biết trên thực tế, nhu cầu lương thực ngày càng tăng của Trung Quốc tạo cơ hội lớn cho châu Phi xuất khẩu nông sản để thu về ngoại hối.

Tuy nhiên, một số quốc gia đang gặp khó khăn trong việc tận dụng cơ hội, chẳng hạn như Kenya.

“Đối với người Trung Quốc, chúng tôi cần kiểm tra thực tế từ vườn cây ăn quả, đến các cơ sở đóng gói”, ông Eric làm việc tại Dịch vụ Thanh tra Sức khỏe Thực vật Kenya nói thêm đối với Liên minh châu Âu, họ chỉ yêu cầu kiểm tra tiêu chuẩn mặt hàng tại điểm xuất cảnh. Tại Namibia, sau 9 năm kể từ khi ký thỏa thuận xuất khẩu thịt bò để làm hài lòng các nhà quản lý Trung Quốc, những lô hàng đầu tiên mới được vận chuyển vào năm 2019.

Cam quýt Nam Phi là một trong những nông sản của châu lục được xuất khẩu nhiều tới Trung Quốc. Kể từ khi ký kết thỏa thuận đầu tiên với Bắc Kinh vào năm 2004, nước này đã xuất khẩu 162.000 thùng trái cây vào năm 2021. Thành công không đến trong một sớm một chiều.

Justin Chadwick, Giám đốc điều hành của Hiệp hội những người trồng cam quýt Nam Phi, cho biết: “Đó là một thị trường đáng kinh ngạc cho cam quýt Nam Phi. Tuy nhiên, trung bình phải mất 10 năm để Trung Quốc hoàn thành quy trình kiểm duyệt một sản phẩm”.

Anh và Liên minh châu Âu, những quốc gia có các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm, cho đến nay vẫn là thị trường lớn nhất cho cam quýt của Nam Phi, chiếm 44% xuất khẩu vào năm ngoái.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?