Chính phủ chốt phương án đầu tư cao tốc Bắc Nam qua 20 tỉnh thành

(Ngày Nay) - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chấp thuận phương án 1 của Bộ Giao thông Vận tải xây dựng tuyến cao tốc Bắc Nam dài hơn 600 km trước năm 2022 và hoàn thành toàn tuyến trước năm 2030.
Mạng cao tốc trên cả nước và cao tốc Bắc Nam.
Mạng cao tốc trên cả nước và cao tốc Bắc Nam.

Ngày 25/5, Văn phòng Chính phủ ra thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp về phương án đầu tư dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam. 

Văn phòng Chính phủ nêu rõ, Thủ tướng thống nhất phương án 1 theo đề nghị của Bộ trưởng Giao thông Vận tải, tức là xây dựng mới và mở rộng 684 km cao tốc trong giai đoạn 1 đến năm 2022. Tổng mức đầu tư hơn 140.000 tỷ đồng, trong đó nhà nước hỗ trợ 55.000 tỷ đồng giải phóng mặt bằng, tái định cư, xây dựng công trình, còn lại là vốn xã hội hóa.

Giai đoạn 2 (từ 2023 đến 2028) sẽ xây dựng 688 km, tổng mức đầu tư dự kiến 103.000 tỷ đồng. Giai đoạn 3 có tổng vốn đầu tư hơn 69.000 tỷ đầu, hoàn thành các đoạn còn lại trước năm 2030.

Người đứng đầu Chính phủ lưu ý, từ thực tiễn thành công tại các dự án mở rộng quốc lộ 1A và quốc lộ 14 đoạn qua Tây Nguyên, việc giải phóng mặt bằng cần huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị tại các địa phương trong tổ chức thực hiện, bảo đảm đồng bộ, hiệu quả và kịp thời. 

Thủ tướng yêu cầu công tác phân kỳ đầu tư được tính toán theo từng giai đoạn, phù hợp với lưu lượng phương tiện phát triển trong thực tế, tuy nhiên cần thực hiện cắm mốc lộ giới để quản lý quỹ đất theo quy hoạch và có giải pháp kỹ thuật để bảo đảm việc kết nối tại các nút giao. Bộ Giao thông Vận tải khẩn trương điều chỉnh quy hoạch phát triển đường cao tốc, bảo đảm có tầm nhìn dài hạn. 

Chính phủ đã đặt yêu cầu đối với dự án là hình thành tuyến đường bộ cao tốc Bắc Nam đáp ứng năng lực vận tải lớn, tốc độ cao và an toàn; kết nối các trung tâm kinh tế, xã hội từ Hà Nội đến TP HCM qua 20 tỉnh, thành phố; kết nối các khu kinh tế, khu công nghiệp, cảng biển nhằm phát triển kinh tế - xã hội những khu vực có đường cao tốc chạy qua nói riêng và cả đất nước nói chung; giảm thiểu áp lực và khai thác có hiệu quả hơn tuyến quốc lộ 1.

Theo phương án 1 của Bộ Giao thông Vận tải, đến năm 2022, ngành giao thông sẽ xây mới 603 km đoạn Mai Sơn (Ninh Bình) - Bãi Vọt (Hà Tĩnh); Cam Lâm (Khánh Hòa) - Phan Thiết (Bình Thuận) theo hình thức đối tác công tư (PPP); đoạn Cam Lộ (Quảng Trị) - La Sơn (Thừa Thiên - Huế) theo hình thức BT với quy mô 4 làn xe, nền đường rộng 17 m. Ngoài ra, có 81 km đoạn Cao Bồ (Nam Định) - Mai Sơn (Ninh Bình) và La Sơn (Thừa Thiên - Huế) được mở rộng với quy mô từ 2 làn xe lên 4 làn xe.

Trong giai đoạn 2 (từ 2023 đến 2028) sẽ đầu tư các đoạn còn lại để nối thông tuyến cao tốc Bắc - Nam, gồm: Bãi Vọt (Hà Tĩnh) - Cam Lộ (Quảng Trị) và Quảng Ngãi - Cam Lâm (Khánh Hòa) với quy mô 4 làn xe cao tốc, nền đường rộng 17 m với tổng chiều dài dự án là 688 km.

Theo Vnexpress
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
(Ngày Nay) - Những bức tranh dân gian Hàng Trống với nội dung thể hiện các tích truyện dân gian, được các nghệ nhân khắc họa cầu kỳ, tinh xảo, toát lên nét sinh động, ý nhị, trở thành nét tinh hóa văn hóa của vùng đất Kinh Kỳ.
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
(Ngày Nay) - Theo Sở Du lịch Hà Nội, quý I/2024, tổng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 6,54 triệu lượt khách, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khách du lịch quốc tế ước đạt 1,4 triệu lượt khách, tăng 40%. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 25.487 tỷ đồng, tăng 17,8%.
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
(Ngày Nay) - Trước thềm mùa du lịch biển, thị xã Cửa Lò (tỉnh Nghệ An) đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng chỉ trang đô thị, nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Seoul chìm trong bụi mịn
Seoul chìm trong bụi mịn
(Ngày Nay) - Cảnh báo bụi mịn đã được ban bố ở hầu hết các khu vực thuộc tỉnh Gyeonggy và thủ đô Seoul của Hàn Quốc trong sáng 29/3.
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
(Ngày Nay) - Nếu áp thuế chống bán phá giá đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu sẽ khiến nguồn cung ngày càng khan hiếm và vô hình chung sẽ tạo ra thế độc quyền cho doanh nghiệp sản xuất trong nước. Khi đó, các doanh nghiệp trong ngành tôn mạ và ống thép sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng và trên hết là người tiêu dùng cũng sẽ phải sử dụng thép nội giá cao.
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
(Ngày Nay) - Chiến dịch vận động tái tranh cử của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhận được cú hích nhờ sự hỗ trợ của hai người tiền nhiệm là cựu Tổng thống Bill Clinton và Barack Obama.