Chuyển dịch năng lượng từ động lực đổi mới sáng tạo

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ngày 27/6, tại Hà Nội, Diễn đàn Chuyển dịch năng lượng Việt Nam 2024 do Cục Phát triển công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương Hà Nội và Chương trình Hỗ trợ Năng lượng GIZ tổ chức trong khuôn khổ Hội chợ triển lãm quốc tế Công nghệ Năng lượng - Môi trường Hà Nội 2024.
Một Dự án điện gió bên bờ biển tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: Chanh Đa/TTXVN.
Một Dự án điện gió bên bờ biển tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: Chanh Đa/TTXVN.

Phát biểu tại sự kiện, ông Nguyễn Mai Dương, Cục trưởng Cục Phát triển công nghệ và Đổi mới sáng tạo cho biết, theo dự báo, sản lượng tiêu thụ điện của Việt Nam năm 2024 tăng khoảng 15%; nhu cầu điện năng sẽ tăng trưởng khoảng 8 - 10%/năm trong những năm tới. Bên cạnh việc triển khai các giải pháp đồng bộ, tối ưu hóa về nguồn cung, các hệ thống truyền tải, phân phối và sử dụng năng lượng hiện có, việc đầu tư, phát triển các giải pháp năng lượng mới cũng là một yêu cầu cấp thiết đối với Việt Nam. Do đó, chuyển dịch năng lượng không chỉ là một nhiệm vụ quan trọng mà còn là yếu tố thiết yếu để đảm bảo an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường và thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội bền vững.

Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách quan trọng để thúc đẩy chuyển dịch năng lượng, giảm dần sự phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch và tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo, trong đó phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là một trong những giải pháp có tính xuyên suốt trong quá trình thực hiện. Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2010 là một bước ngoặt, định hướng tăng cường đầu tư và áp dụng các hình thức huy động nguồn lực để đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Cùng với đó, Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị cũng nêu rõ quan điểm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường là quốc sách quan trọng và trách nhiệm của toàn xã hội. Nghị quyết số 140/NQ-CP ngày 2/10/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động để cụ thể hóa các mục tiêu và giải pháp của Nghị quyết số 55-NQ/TW, Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 về Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050, đặt mục tiêu ưu tiên phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo phục vụ sản xuất điện. Theo đó, tỷ lệ năng lượng tái tạo trong cơ cấu nguồn cung sẽ đạt khoảng 30-39% vào năm 2030 và thậm chí là 47% theo cam kết về chuyển đổi năng lượng công bằng với Việt Nam.

Đặc biệt, ngày 11/5/2022 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 569/QĐ-TTg về Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030 xác định phát triển công nghệ năng lượng là một trong 10 định hướng phát triển, ứng dụng công nghệ giai đoạn tới, trong đó “Nghiên cứu ứng dụng, làm chủ các công nghệ năng lượng mới, năng lượng tái tạo, năng lượng thông minh, công nghệ tích trữ năng lượng tiên tiến, pin nhiên liệu…”. Các văn bản trên đã xác định rõ vai trò, trách nhiệm của ngành khoa học và công nghệ trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực năng lượng và chuyển dịch năng lượng.

Với những văn bản chỉ đạo này, Bộ Khoa học và Công nghệ đã xây dựng, ban hành và tổ chức triển khai các Chương trình, Đề án cấp quốc gia tập trung vào ứng dụng, chuyển giao, đổi mới công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và giảm thiểu tác động môi trường như: Chương trình Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ năng lượng (KC05); Chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2030; Đề án “Thúc đẩy chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” và nhiều nhiệm vụ khác.

Những nỗ lực này không chỉ hướng tới mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng mà còn góp phần quan trọng vào việc bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững. Trong bối cảnh toàn cầu đang chuyển dịch mạnh mẽ sang các nguồn năng lượng sạch, xanh và bền vững, Việt Nam cũng đang dần khẳng định vị thế, trách nhiệm của mình trong việc phát triển năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.

Tuy nhiên, hiện nay tỷ trọng năng lượng tái tạo trong ngành điện còn tương đối hạn chế mặc dù tiềm năng rất lớn. Nguyên nhân đến từ một số rào cản chính như: Tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo và hiệu quả năng lượng chưa được khai thác tối ưu do chính sách, tài chính cũng như năng lực chuyên môn; khả năng nối lưới của các dự án năng lượng và tính ổn định của hệ thống chuyển tải điện cần được cải thiện; chi phí đầu tư cao hơn mức trung bình do giá công nghệ và dịch vụ còn cao…

Bên cạnh đó, mặc dù công nghệ là yếu tố đóng vai trò trung tâm trong chuyển dịch năng lượng, song trình độ công nghệ trong một số lĩnh vực thuộc ngành năng lượng chậm được nâng cao, việc nội địa hóa và hỗ trợ thị trường từ các dự án trong ngành năng lượng cho hàng hoá cơ khí chế tạo sản xuất trong nước còn hạn chế.

Trước những tồn tại, hạn chế nêu trên, các nhà quản lý, chuyên gia, nhà khoa học và đại diện doanh nghiệp dự Diễn đàn đã cùng nhau thảo luận, chia sẻ về hiện trạng và định hướng phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo cho chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam, xu thế chuyển dịch năng lượng toàn cầu và những kinh nghiệm trên thế giới. Đồng thời, đại diện một số doanh nghiệp cũng chia sẻ việc áp dụng thành công, hiệu quả mô hình chuyển dịch năng lượng trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tại sự kiện, ông Philipp Munzinger, Giám đốc Chương trình Hỗ trợ năng lượng-GIZ (Cộng hòa Liên bang Đức) tại Việt Nam đã đưa ra dự báo, điện mặt trời và gió dự kiến sẽ chiếm phần lớn trong các nguồn bổ sung công suất điện trong bối cảnh chi phí phát điện và giá điện phát từ các nguồn tái tạo ngày càng cạnh tranh hơn. Ông Philipp Munzinger cũng khẳng định, nghiên cứu và đổi mới sáng tạo đã và đang là động lực quan trọng cho chuyển dịch năng lượng.

Đại diện một số doanh nghiệp có mặt tại Diễn đàn cũng chia sẻ việc áp dụng thành công, hiệu quả mô hình chuyển dịch năng lượng trong hoạt động sản xuất kinh doanh; vai trò và định hướng của các doanh nghiệp trong chuyển đổi xanh, phát triển năng lượng tái tạo, kinh nghiệm hợp tác và chuyển giao công nghệ, cung các đề xuất chính sách thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ nhằm thúc đẩy chuyển dịch năng lượng thành công ở Việt Nam.

Triều Tiên quan ngại cuộc tập trận của Mỹ-Nhật-Hàn
Triều Tiên quan ngại cuộc tập trận của Mỹ-Nhật-Hàn
(Ngày Nay) - Theo hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA), ngày 30/6, Bộ Ngoại giao Triều Tiên đã ra thông cáo báo chí, bày tỏ quan ngại việc Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc lần đầu tiên tiến hành cuộc tập trận chung mang tên Freedom Edge ở vùng biển gần nước này từ ngày 27-29/6.
Sắp ra mắt lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở
Sắp ra mắt lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở
(Ngày Nay) - Ngày 1/7 tới đây, Bộ Công an sẽ tổ chức lễ ra mắt lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở. Trong đó, 12 địa phương được lựa chọn làm điểm tổ chức lễ, có sự tham dự của đại biểu Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an gồm: Lào Cai, Sơn La, Hải Dương, Nghệ An, Quảng Nam, Đắk Lắk, Khánh Hòa, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cần Thơ và Cà Mau.
Thủ tướng Ai Cập hoàn tất kế hoạch thành lập chính phủ mới
Thủ tướng Ai Cập hoàn tất kế hoạch thành lập chính phủ mới
(Ngày Nay) - Nguồn tin từ kênh tin tức Extra News của Ai Cập ngày 29/6 cho biết Thủ tướng Ai Cập Mostafa Madbouly đã hoàn tất kế hoạch thành lập chính phủ mới, đồng thời nói rằng lễ tuyên thệ nhậm chức của các thành viên nội các mới sẽ diễn ra trong vài ngày tới.
Ông Ngô Ngọc Vân - Phó Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm phát biểu tại buổi thông báo kết quả kiểm tra.
UBND quận Bắc Từ Liêm ra kết luận kiểm tra dự án Goldmark City
(Ngày Nay) - Chiều 28/6, UBND Quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) đã tổ chức họp để thông tin về kết luận kiểm tra việc quản lý, sử dụng nhà chung cư tại Khu đô thị Goldmark City (số 136 Hồ Tùng Mậu, ph ường Phú Diễn ). N ội dung thông báo đề cập đến những vấn đề được dư luận quan tâm suốt thời gian qua.