Chuyên gia khuyến cáo cách phòng bệnh viêm màng não

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Thời điểm tháng 4/2021 cho đến nay, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đã tiếp nhận 2-3 ca viêm màng não mỗi tuần, có những ca bệnh rất nặng.
Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Mới đây, các bác sĩ tiếp nhận và điều trị cho một bệnh nhân mắc viêm màng não. Bệnh nhân này là một người đàn ông 57 tuổi, sống ở Quảng Ninh. Bệnh nhân có dấu hiệu sốt, đau đầu, buồn nôn, được gia đình đưa đến Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương để điều trị.

Khi vào viện, bệnh nhân đã đến ngày thứ 3 của bệnh với biểu hiện sốt, đau đầu nhiều, môi khô, lưỡi bẩn, buồn nôn, cứng gáy. Với những dấu hiệu này, các bác sĩ đã nghĩ ngay đến bệnh viêm màng não nên đã tiến hành chọc dịch não tuỷ để xét nghiệm cho bệnh nhân. Kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân bị viêm màng não do vi khuẩn sinh mủ, hay còn gọi là viêm màng não mủ.

Các bác sĩ đã tiến hành điều trị kháng sinh cho bệnh nhân, kết hợp với một số biện pháp hỗ trợ khác như dùng corticoid để giảm viêm. Hiện, bệnh nhân đã điều trị được hơn một tuần, đáp ứng thuốc tốt, không còn sốt, đau đầu.

BSCKII. Trần Duy Hưng – Trưởng Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp cho biết, viêm màng não là bệnh truyền nhiễm và có thể lây lan. Số lượng bệnh nhân mắc viêm màng não tăng nhẹ khi giao mùa xuân - hạ. Trong đó, một số trường hợp mắc viêm màng não do virus enterovirus, còn lại mắc viêm màng não do vi khuẩn.

Viêm màng não do vi khuẩn biểu hiện lâm sàng bằng hội chứng nhiễm trùng rõ, xét nghiệm bằng các marker nhiễm trùng tăng cao, có biểu hiện viêm màng não mủ. Người bệnh viêm màng não do vi khuẩn sẽ được điều trị bằng kháng sinh.

Còn viêm màng não do virus diễn biến cấp tính hơn, biểu hiện lâm sàng không có hội chứng nhiễm trùng rõ, các xét nghiệm marker nhiễm trùng hầu như không tăng, chỉ tăng bạch cầu lympho khi xét nghiệm. Lúc này, người bệnh không cần uống thuốc kháng sinh, được điều trị triệu chứng.

“Thường bệnh nhân viêm màng não vào những ngày đầu rất nặng. Nhưng nếu đáp ứng tốt điều trị thì bệnh sẽ giảm rất nhanh, khoảng 3 ngày là khác biệt" - BS. Đỗ Tất Thành – Khoa cấp cứu, BV Bệnh Nhiệt đới TW.

Cần chủ động phòng ngừa

Bệnh viêm màng não có thể lây, tuy nhiên, nguy cơ thấp. Trong đó, viêm màng não do não mô cầu có tốc độ lây lan rất nhanh và nguy hiểm đến tính mạng con người.

Thời tiết giao mùa có độ ẩm tăng cao, nhiều ẩm mốc, cùng với khí hậu thay đổi thất thường, làm cho cơ thể giảm sức đề kháng và tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi. Đây là một trong những nguyên nhân khiến người dân dễ mắc bệnh.

Theo các chuyên gia y tế, bệnh viêm màng não có một số triệu chứng dễ nhầm lẫn với bệnh cảm sốt thông thường. Khi có dấu hiệu sốt, nhức đầu, nôn, cứng gáy, mọi người nên đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị.

Theo BS. Hưng, nếu bệnh nhân đến bệnh viện sớm, phát hiện sớm bệnh, điều trị đúng, tích cực thì bệnh nhân có thể khỏi bệnh hoàn toàn. Nhưng nếu bệnh nhân đến muộn, hoặc phát hiện bệnh muộn hoặc trên cơ địa đáp ứng kém, có thể gặp một số di chứng như dính màng não gây đau đầu kéo dài, điếc tai, thậm chí còn bị nghễnh ngãng, suy giảm trí nhớ.

Chuyên gia khuyến cáo cách phòng bệnh viêm màng não ảnh 1
Bệnh nhân viêm màng não được theo dõi, điều trị tại bệnh viện.

Nếu người thân mắc bệnh viêm màng não, mọi người cần vệ sinh sạch sẽ cho chính người bệnh, cách ly người bệnh với thành viên trong gia đình. Hãy đeo khẩu trang, sát khuẩn tay để hạn chế lây nhiễm.

Các bác sĩ khuyến cáo, bệnh viêm màng não có thể được phòng tránh hoặc giảm thiểu tình trạng diễn biến của bệnh nếu như chúng ta giữ lối sống sinh hoạt khoa học, giữ gìn vệ sinh thân thể và môi trường xung quanh, đặc biệt, tiêm vắc xin ngừa viêm màng não sớm.

Để phòng bệnh viêm não, màng não do não mô cầu, tránh lây lan trong cộng đồng, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ người dân thực hiện tốt một số biện pháp sau:

1.Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân: thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, súc miệng, họng bằng các dung dịch sát khuẩn mũi họng thông thường.

2.Thực hiện tốt vệ sinh nơi ở, thông thoáng nơi ở, nơi làm việc.

3.Chủ động tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cho trẻ, vắc xin được tiêm tại các cơ sở tiêm chủng dịch vụ.

4.Khi có biểu hiện sốt cao, đau đầu, buồn nôn và nôn, cổ cứng, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.