Chuyện tình có hậu của cô gái Việt và chàng Tây không mua nổi hoa cưới

Yêu nhau từ thời khốn khó nên giờ anh Matthew (người Anh) tin tưởng vợ, chủ động đề nghị cho vợ đứng tên mọi tài sản.
Cặp vợ chồng hạnh phúc có con sau 4 năm chiến đấu với hiếm muộn. Ảnh: NVCC.
Cặp vợ chồng hạnh phúc có con sau 4 năm chiến đấu với hiếm muộn. Ảnh: NVCC.

Đang sống trong một căn hộ cao cấp ở quận 2 (TP HCM), dạo này anh Matthew, 41 tuổi luôn mong chờ tan làm về nhà càng sớm càng tốt. Bởi sau 4 năm kết hôn, cuối cùng vợ chồng anh cũng có con. Cô bé hơn 2 tháng tuổi với đôi mắt lém lỉnh, vừa giống mẹ, vừa mang nét bố. 

Nhìn con gái bé bỏng trong lòng, hít hà mùi thơm mát lành của bé, chị Hiên (29 tuổi) trào lên cảm giác mãn nguyện. Tình yêu của vợ chồng chị giờ tròn như trăng mười sáu, nhờ có con.

Hiên sinh ra trong một gia đình sản xuất đồ nội thất ở Gia Lai. Cô "cứng đầu" nhất trong 4 chị em, nên đã chọn ngành hướng dẫn viên du lịch và quyết tâm ở lại Sài Gòn kiếm việc dù xung đột với bố. Như nhiều sinh viên ngành này, Hiên cũng quen được vài người bạn nước ngoài giúp mình trau dồi kỹ năng ngoại ngữ, trong đó có Matthew.

Lúc mới quen Hiên, anh Matthew là một anh Tây balo nghèo, mới sang Việt Nam được 2 tháng. Anh kể: "Năm 2011 tôi sang đây du lịch và thích cuộc sống ở đây nên quyết định nghỉ việc ở quê nhà. Cuộc sống tại Anh đắt đỏ và thói quen tiêu xài nên dù lương không tệ, tôi cũng không để dư được đồng nào". 

Đến đầu năm 2012, Matthew đến Việt Nam bắt đầu cuộc sống mới, với số tiền tương đương 100 triệu đồng mang theo. Anh dùng một phần tiền để học một khóa trở thành giáo viên tiếng Anh, một phần khác để trang trải sinh hoạt. Sau khi học xong, anh trở thành giáo viên một trung tâm Anh ngữ có tiếng ở Sài Gòn và gắn bó từ đó tới nay.

"Bữa đầu tiên gặp nhau ngoài đời, chỉ vài ly trà đá vỉa hè mà anh đã rất vui. Sau đó cứ vài ngày mình lại chở anh lòng vòng cho biết Sài Gòn. Bữa nào gặp anh mình cũng mang theo giấy bút học ngoại ngữ. Nghe không được thì nói anh viết ra", Hiên kể.

Cô gái Việt mạnh mẽ mà tự tin khiến anh Matthew dần yêu. Tuy nhiên anh không dám thổ lộ do nhiều lần Hiên luôn nói hai người chỉ là bạn trước người xung quanh. Về phần Hiên, cô mến anh hơn sau nhiều lần tiếp xúc thấy anh thật thà, chẳng ngại giấu những khó khăn mình đang gặp phải. 

"Có bữa rủ anh đi ăn ốc, dù đĩa ốc có 20 ngàn mà anh bảo 'Anh hết tiền rồi'. Anh nói thật quá khiến mình bật cười, rồi qua nhiều lần như vậy mà thích anh ấy hơn", cô kể. Gần nửa năm sau khi quen, Hiên cho anh chàng cơ hội thành bạn trai.

Chuyện tình có hậu của cô gái Việt và chàng Tây không mua nổi hoa cưới ảnh 1 Thấy chàng rể hiền lành, bố của Hiên đã tin vào các quyết định của con gái nên từ sau khi cô lập gia đình, quan hệ của hai bố con tốt đẹp trở lại. Ảnh: NVCC.

Matthew kể, đi làm được một thời gian anh dành tiền mua được một chiếc xe ga cũ để có phương tiện mỗi khi đến gặp bạn gái. Tuy nhiên, xe hỏng hóc, chết máy giữa đường như cơm bữa, bao bận khiến hai người dở khóc, dở cười.

Một lần hai người chở nhau đi dạo, nhưng lúc về gặp trời mưa, chiếc xe chết máy ở hầm Thủ Thiêm nên phải dắt bộ hơn 10 km. "Hai đứa thay nhau đẩy. Có lúc cô ấy đẩy mà tôi chạy xuống dốc ngon ơ. Ngoảnh lại thấy cô ấy chạy theo sau, trời thì mưa mà vẫn cười được", anh kể.

Lần đó xe hỏng, không có tiền sửa nên bị nằm xó. Để bạn trai không phải đi bộ xa, Hiên đã tập cho chàng đi xe số, sau đó nhường chiếc xe của mình cho anh, còn cô đi làm bằng xe đạp. Cuối năm 2013, Hiên dẫn Matthew về ra mắt gia đình. Bố cô đưa ra hai lựa chọn: Hoặc cưới, hoặc bỏ việc ở Sài Gòn về quê để ông xin cho. Matthew nghe vậy đã quỳ xuống cầu hôn cô gái mình yêu, dù chẳng hoa, chẳng nhẫn.

Do thủ tục kết hôn ở Việt Nam phức tạp và mất nhiều thời gian, để thành vợ chồng nhanh nhất, họ gom lại được ít tiền sang Thái Lan đăng ký. Đúng đợt họ đi thì Bangkok bị đánh bom, nhưng vì chẳng biết khi nào mới dành được tiền đi tiếp nên cả hai... liều.

"Ban ngày, hai đứa ngược xuôi làm giấy tờ, ban đêm theo giờ giới nghiêm của chính quyền không dám đi đâu. Sau một tuần thì bọn mình có giấy kết hôn. Song cũng lúc này hết tiền nên phải tự make up, tự chụp ảnh cưới. Lúc đó còn không có tiền mua hoa tươi, phải hái hoa dại trên đảo và dùng một bó hoa nhựa 70 nghìn để chụp ảnh", cô nhớ lại. 

Chuyện tình có hậu của cô gái Việt và chàng Tây không mua nổi hoa cưới ảnh 2 Ảnh tự chụp và không biết căn chỉnh nên lúc được nàng thì không có mặt chàng hoặc ngược lại. Họ vẫn lưu giữ lại ảnh hoa dại và hoa giả thời khó khăn. Ảnh: NVCC.

Sau chuyến đó về nước, bố mẹ Hiên phải đứng ra tổ chức đám cưới cho con. Mẹ Matthew và anh chị cũng sang Việt Nam tham dự lễ cưới. Cuộc sống dần tốt lên khi Matthew được giao nhiều lớp hơn. Hiên cũng nhận được nhiều tour du lịch. Họ mua căn nhà đầu tiên ở khu Thị Nghè với sự giúp sức của hai gia đình. Năm ngoái đôi vợ chồng chuyển về một khu chung cư cao cấp ở quận 2 sinh sống. Điều đáng nói cả hai ngôi nhà đều đứng tên của Hiên. Họ cũng ký vào một bản cam kết đã được công chứng, rằng mọi tài sản đều đứng tên Hiên và do cô tùy ý sử dụng,

Hiên giải thích thêm: "Thủ tục nhà có đồng sở hữu người nước ngoài phức tạp nên khi đi mua nhà, văn phòng luật sư tư vấn chỉ nên để mình sở hữu. Mình khá bất ngờ khi anh ấy đồng ý luôn. Mình trân trọng vì Matthew tin mình, mẹ anh biết chuyện này cũng hoàn toàn đồng ý". 

Anh Matthew tự hào nói về vợ mình, anh yêu cô vì không ăn mặc cầu kỳ, không trang điểm mà vẫn tự tin, mạnh mẽ. Khi mua căn nhà đầu tiên, tự vợ anh đứng ra sơn nhà. Một lần đường ống nước bị hỏng, cô cũng leo lên nóc tầng 3 để sửa. Suốt chừng ấy năm bên nhau, anh chưa tặng vợ bông hoa nào. Món quà duy nhất là chiếc dây chuyền 300 ngàn được vợ đeo mãi. 

"Lúc vừa sang Việt Nam, các bạn tôi hay cảnh báo, cẩn thận bị con gái lừa. Nhưng cô ấy không hề như điều họ nói. Cô ấy yêu tôi, từ lúc tôi chân ướt chân ráo sang đây không có gì", anh bộc bạch.

Thi thoảng cô gái Việt vẫn hay hỏi: "Anh có sợ bị em lừa, rồi trắng tay không". Anh chồng Tây một lòng tin tưởng, đáp: "Nếu em lừa anh thì em là người giỏi nói dối nhất trên đời và anh sẽ chẳng thể tin ai được nữa"...

Theo Vnexpress

Ấn bản tiếng Trung của 2 cuốn sách “Vắt qua những ngàn mây” và “Người Hà Nội, chuyện ăn chuyện uống một thời”
Ra mắt hai cuốn sách văn hóa Việt Nam tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Từ TP.Nam Ninh, Trung Quốc, dịch giả Nguyễn Lệ Chi, cho biết vào chiều ngày 16/11 vừa qua, Công ty Chibooks đã phối hợp với NXB Khoa học Kỹ thuật Quảng Tây tổ chức ra mắt ấn bản tiếng Trung cho hai cuốn sách về văn hóa Việt.
Buổi thực hành của lớp cồng chiêng và múa xoang bên mô hình nhà Rông đặc trưng ngay tại sân trường THCS Tân Thượng.
Bảo tồn văn hóa K’Ho ở mái trường vùng sâu cao nguyên Di Linh
(Ngày Nay) - Để bản sắc dân tộc K’Ho không bị mai một, thầy và trò Trường Trung học Cơ sở Tân Thượng (xã Tân Thượng, huyện Di Linh, Lâm Đồng) đã cùng nhau triển khai mô hình bảo tồn văn hóa ngay tại mái trường thân yêu. Hoạt động ý nghĩa này đã góp phần giữ gìn văn hóa đặc trưng của người dân tộc K’Ho ở cao nguyên Di Linh nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung.
Ảnh minh hoạ.
Việt Nam tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng
(Ngày Nay) - Theo Bộ Y tế, kháng thuốc là một mối đe dọa sức khỏe và sự phát triển toàn cầu. Việt Nam đang tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng. Việc phòng, chống kháng thuốc đòi hỏi sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội.
Tổng Bí thư Tô Lâm với cán bộ Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau
(Ngày Nay) - Tiếp theo chương trình công tác tại Cà Mau, chiều 17/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020-2025.
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
(Ngày Nay) - Nghe Pháp là từ thường gặp trong kinh. Đa văn là nghe Pháp nhiều, một trong những hạnh lành. Ngày nay, nghe Pháp không chỉ nghe giảng mà còn là đọc, tụng, nghiên cứu, thảo luận, biên khảo giáo pháp.
Toàn cảnh Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình.
Gìn giữ văn hóa bản địa qua trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình
(Ngày Nay) - Tối 17/11, tại Quảng trường Hòa Bình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình tổ chức Chương trình Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện của Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 diễn ra từ ngày 15-23/11/2024.