Chuyển từ mục tiêu 'không có COVID-19' sang thích ứng an toàn và kiểm soát hiệu quả

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 và các địa phương thống nhất quan điểm chuyển từ mục tiêu "không có Covid" sang thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19 để vừa phòng chống dịch có hiệu quả, vừa khôi phục và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp trực tuyến Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19 với các địa phương, sáng 25/9.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp trực tuyến Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19 với các địa phương, sáng 25/9.

Đây là nội dung được thảo luận và thống nhất tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì ngày 25-9.

Kết luận cuộc họp này, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, nhìn chung trên phạm vi cả nước, tình hình dịch bệnh đang tiếp tục được kiểm soát và có nhiều chuyển biến tích cực. Số tử vong đang từng bước được kiểm soát, nhất là tại những điểm nóng đang có chiều hướng giảm dần từng ngày, từng tuần. Vừa qua có xuất hiện một số ổ dịch mới nhưng đã kiểm soát ngay nhờ kinh nghiệm đã đúc rút được.

Lãnh đạo Chính phủ ghi nhận, biểu dương sự nỗ lực cố gắng hết mình của các địa phương như TP HCM, Hà Nội, các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh Đông Nam Bộ…, các lực lượng tuyến đầu, các bộ ngành, các Tiểu ban thuộc Ban Chỉ đạo, Tổ công tác đặc biệt, các tổ Covid-19 cộng đồng, các lực lượng, cá nhân tình nguyện, cùng sự vào cuộc của nhân dân, doanh nghiệp và cả hệ thống chính trị, đã đạt kết quả nhất định trong phòng chống dịch.

Tuy nhiên, Thủ tướng nêu rõ, công tác tổ chức thực hiện ở một số địa phương vẫn là khâu còn yếu, chưa đồng đều. Nhiều địa phương thực hiện tốt, có hiệu quả, nhưng có địa phương lúng túng, chưa được như mong muốn, hiệu quả chưa cao. Bên cạnh đó, công tác an sinh xã hội nhiều nơi làm tốt nhưng nhiều nơi làm chưa tốt.

Từ các nội dung thảo luận tại cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác khi chưa có dịch hoặc khi mới kiểm soát được tình hình. Đồng thời, hết sức tránh khuynh hướng khi có dịch lại hoảng hốt, mất bình tĩnh, mất bản lĩnh, thực hiện các biện pháp cực đoan.

Người đứng đầu Chính phủ lưu ý khi lãnh đạo, chỉ đạo phải tập trung, thống nhất. Các nguyên tắc cơ bản, các biện pháp chống dịch đã được đúc rút, thực hiện có hiệu quả thì phải kiên trì thực hiện nhất quán. Việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện phải linh hoạt, phù hợp với từng địa bàn cụ thể.

Đối với công tác xét nghiệm, Thủ tướng yêu cầu xét nghiệm tầm soát tại các địa bàn có nguy cơ cao theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Thủ tướng nhắc đến việc các tỉnh Hà Nam, Kiên Giang, TP Đà Nẵng vừa qua đã phát hiện ra ca mắc nhờ xét nghiệm tầm soát, từ đó khoanh vùng, dập dịch ở phạm vi nhỏ nhất có thể.

Lãnh đạo Chính phủ nhắc lại việc phân cấp tổ chức thực hiện xuống tận cơ sở, lấy xã phường là pháo đài, người dân là chiến sĩ, ý thức của người dân là hết sức quan trọng. Chiến thắng dịch bệnh là chiến thắng của người dân, tích cực tham gia thực hiện các biện pháp phòng chống dịch vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ, vừa là trách nhiệm của mỗi người dân.

Phân công nhiệm vụ cho từng bộ ngành, Thủ tướng giao Bộ Y tế tiếp thu các ý kiến tại cuộc họp, tổng hợp ý kiến các địa phương, lấy thêm ý kiến phản biện của các nhà khoa học, nhanh chóng ban hành hướng dẫn tạm thời. Bên cạnh đó, ban hành hướng dẫn về tự xét nghiệm và về huy động y tế tư nhân trong công tác phòng chống dịch, trên tinh thần tăng tính tự chủ, phát huy trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân.

Theo Thủ tướng, việc chống dịch là chưa có tiền lệ, sau khi ban hành hướng dẫn tạm thời, cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện, nội dung nào không phù hợp thì sửa đổi. Căn cứ hướng dẫn tạm thời của Bộ Y tế, khoảng ngày 30-9, các địa phương tùy tình hình cụ thể để quyết định địa bàn nào được nới lỏng giãn cách và tiếp tục kiểm soát dịch có hiệu quả.

Lãnh đạo Chính phủ lưu ý, nơi nào an toàn, đã kiểm soát được dịch bệnh thì phải vừa tiếp tục kiểm soát an toàn, vừa khôi phục và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Thủ tướng cho rằng, các quy định, hướng dẫn, tiêu chí của Trung ương không thể phủ kín được thực tiễn, do đó, các địa phương phải đánh giá tình hình thực tế trên cơ sở các nguyên lý chung, phát huy tính năng động, sáng tạo và dựa vào kinh nghiệm có được trong thời gian qua.

Ở địa phương, Thủ tướng yêu cầu phải thành lập Tổ công tác phục hồi sản xuất do Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách. Đồng thời, các tỉnh, thành phố đã kiểm soát được dịch bệnh có kế hoạch khôi phục sản xuất, kinh doanh.

Tiếp tục lưu ý về lưu thông hàng hoá, Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải quản lý, kiểm soát hoạt động vận tải linh hoạt, không ban hành "giấy phép con" cản trở. "Không phải cứ lập rào cản là chống được dịch. Lập rào cản mà người dân không có ý thức thì các đồng chí có thể gác 24/24 giờ không, có thể làm được cả tuần, cả tháng, cả năm không?- Thủ tướng đặt vấn đề và yêu cầu tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức người dân, để dân biết, dân hiểu, dân tin, dân theo, dân làm.

Thủ tướng nhấn mạnh các nguyên tắc cơ bản để thích ứng với tình hình mới: Y tế là trụ cột, là trung tâm; kinh tế là cơ sở, là nền tảng; dữ liệu khoa học, công nghệ là then chốt; bảo đảm an sinh, ổn định chính trị-xã hội là trọng yếu và thường xuyên; ý thức người dân, vắc-xin, thuốc chữa bệnh là điều kiện tiên quyết; tranh thủ tối đa, coi việc thích ứng với dịch Covid-19 là động lực để phấn đấu vươn lên và thay đổi…

Về vấn đề vắc-xin, Thủ tướng nhấn mạnh, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các Bộ trưởng đã nỗ lực cao nhất trong triển khai chiến lược vắc-xin trong bối cảnh khan hiếm trên toàn cầu. Thủ tướng nhắc lại và nhấn mạnh quan điểm "vắc-xin tốt nhất là vắc-xin được tiêm sớm nhất", không phân biệt các loại vắc-xin.

Trước yêu cầu đó, Thủ tướng giao Bộ Y tế, Tiểu ban Y tế xây dựng kế hoạch chủ động về vắc-xin, thuốc chữa bệnh, trang thiết bị y tế cho năm 2022, trên cơ sở đó bố trí ngân sách phù hợp, tiết kiệm. Ngoài ra, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Tiểu ban An ninh - Trật tự phối hợp với các cơ quan sớm ban hành quy định mới về xuất nhập cảnh; nghiên cứu công nhận “hộ chiếu vắc-xin” có tính chất đối đẳng.

Các em nhỏ, cùng phụ huynh hào hứng tham gia buổi làm bánh Trung thu.
Vừa học làm bánh Trung thu, vừa hướng tới trẻ em vùng lũ
(Ngày Nay) - Tết Trung thu 2024 diễn ra trong những ngày miền Bắc gồng mình khắc phục cơn bão số 3. Tại Hà Nội, nhiều khu dân cư, trường học đã chuyển số tiền tổ chức Tết Trung thu sang từ thiện vùng lũ. Nhưng cũng có nơi vừa tổ chức buổi làm bánh Trung thu cho trẻ trải nghiệm, vừa hướng tới trẻ em vùng lũ bằng việc làm thiết thực.
Nhóm nhạc BTS tại Lễ khởi động sáng kiến "Love Myself" của UNICEF tại Hàn Quốc. Ảnh: UNICEF
Gặp gỡ fan BTS đứng sau blog gây quỹ được gần 1 tỷ đồng ủng hộ miền Bắc khắc phục hậu quả bão số 3
(Ngày Nay) - Trong những ngày qua, cộng đồng fan nhóm nhạc BTS tại Việt Nam (V-ARMY) đã một lần nữa chứng minh sức mạnh của tình yêu và sự đoàn kết. Chiến dịch quyên góp ủng hộ đồng bào miền Bắc bị ảnh hưởng bởi bão số 3 từ nhiều blog, fanpage đã thành công ngoài mong đợi khi con số tổng cộng vượt 1,2 tỷ đồng.
Ngày mai ở Làng Nủ
Ngày mai ở Làng Nủ
(Ngày Nay) - Làng Nủ bình yên, làng Nủ xanh mát, làng Nủ… Cho đến cái ngày định mệnh 10/9. Cơn lũ từ đỉnh núi Voi đã san phẳng 37 ngôi nhà. Biến xóm làng bình yên trở thành một bãi bùn đất khổng lồ, tan hoang, tang tóc.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp để phục hồi sản xuất, kinh doanh sau bão số 3.
Tốc độ tăng trưởng những tháng cuối năm có thể giảm do bão số 3
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, tốc độ tăng trưởng 6 tháng cuối năm của cả nước và nhiều địa phương dự báo chậm lại do ảnh hưởng của bão số 3 Yagi. Bộ trưởng đề xuất 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp cần làm ngay để phục hồi sản xuất, kinh doanh.
Có khoảng 1.000 người dân tại TP Hồ Chí Minh được khám tầm soát miễn phí bệnh lý về thận tại chương trình.
Người bệnh thận ngày càng trẻ hoá, làm sao để phát hiện sớm?
(Ngày Nay) - Theo PGS.TS Nguyễn Bách, Trưởng khoa Nội thận lọc máu, Bệnh viện Thống Nhất (TP Hồ Chí Minh), tại Việt Nam, trong 100 người thì có khoảng 6 - 8 người có khả năng mắc các vấn đề về thận, đa phần là không có triệu chứng. Rất nhiều người trẻ mắc thận được phát hiện khi đã ở giai đoạn nặng và phải chạy thận.