CNN: 5 phát minh vĩ đại xứng đáng đạt giải Nobel

(Ngày Nay) - Mỗi năm, khi mùa giải Nobel đến gần, nhiều người lại chìm vào không khí hồi hộp chờ đợi những cái tên sẽ được vinh danh giải thưởng Nobel về Vật lý, Hóa học, Sinh lý học và Y học.
Giải Nobel vinh danh những công trình đột phá có thể mất nhiều thập kỷ để hoàn thành. Ảnh: Victoria Klesty/Reuters/File
Giải Nobel vinh danh những công trình đột phá có thể mất nhiều thập kỷ để hoàn thành. Ảnh: Victoria Klesty/Reuters/File

Đằng sau ánh hào quang của những giải thưởng danh giá, còn có vô số những khám phá vĩ đại khác, chưa có cơ hội được vinh danh. Theo CNN, dưới đây là 5 trong số những khám phá ấy, những cột mốc quan trọng trong lịch sử khoa học, xứng đáng được ghi nhận.

1. Giải mã hệ gen người

Một thành tựu thường được nhắc đến khi nói về các ứng cử viên Nobel là công trình giải mã hệ gen người, dự án đầy táo bạo khởi động năm 1990 và hoàn tất vào năm 2003. Dự án quy tụ hàng nghìn nhà nghiên cứu từ Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản và Trung Quốc, mở ra những tầm nhìn đột phá trong sinh học, y học và nhiều lĩnh vực khác.

Tuy nhiên, công trình này vẫn chưa được trao Nobel có lẽ vì số lượng người tham gia quá đông, trong khi quy tắc của Nobel chỉ cho phép tối đa 3 cá nhân được nhận giải, điều này càng thách thức khi nghiên cứu khoa học hiện đại thường dựa trên sự hợp tác đa quốc gia.

CNN: 5 phát minh vĩ đại xứng đáng đạt giải Nobel ảnh 1

Việc lập bản đồ bộ gen người đã có tác động lớn đến sinh học và các lĩnh vực khác. Ảnh: NHGRI/AP/File

2. Cách mạng trong điều trị béo phì

Trong những năm gần đây, các loại thuốc giảm cân dựa trên hormone GLP-1 đã tạo nên cuộc cách mạng lớn trong lĩnh vực y tế. Với khoảng 1/8 dân số thế giới đang sống chung với bệnh béo phì, con số đã tăng gấp đôi từ năm 1990, loại thuốc này hoạt động như một "chìa khóa vàng" giúp cơ thể kiểm soát tốt hơn lượng đường trong máu và cảm giác thèm ăn, mở ra kỷ nguyên mới trong điều trị béo phì và tiểu đường loại 2.

3 nhà khoa học Svetlana Mojsov, Tiến sĩ Joel Habener, và Lotte Bjerre Knudsen đã nhận được Giải nghiên cứu Y học lâm sàng Lasker-DeBakey 2024. Mojsov và Habener tiên phong tổng hợp GLP-1, trong khi Knudsen đã chuyển đổi nó thành một loại thuốc hiệu quả mà hàng triệu người đang sử dụng.

CNN: 5 phát minh vĩ đại xứng đáng đạt giải Nobel ảnh 2

Các cơ sở sản xuất của Novo Nordisk ở Hillerød, Đan Mạch, sản xuất bút tiêm GLP-1. Ảnh: Carsten Snej Bjerg/Bloomberg/Getty Images/File.

3. Trí tuệ nhân tạo đột phá

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang thay đổi cuộc sống với tốc độ chóng mặt. Một trong những thành tựu nổi bật là AlphaFold, hệ thống AI của Google DeepMind có thể giải mã cấu trúc 3D của protein từ chuỗi amino acid. Được phát triển bởi Demis Hassabis và John Jumper, AlphaFold đã giúp các nhà khoa học khắp thế giới hiểu sâu hơn về sinh học cơ bản và phát triển nhiều nghiên cứu.

Theo chuyên gia David Pendlebury từ Viện Clarivate, có thể Nobel sẽ chưa trao ngay vì AI vẫn là lĩnh vực mới và cần thêm thời gian để khẳng định sự bền vững trong nghiên cứu khoa học.

4. Vi khuẩn đường ruột: Những người bạn đồng hành bí ẩn

Bên trong cơ thể chúng ta có hàng nghìn tỷ vi khuẩn, virus và nấm, được gọi chung là hệ vi sinh vật. Nhờ các tiến bộ trong công nghệ giải mã gen trong hai thập kỷ qua, các nhà khoa học đã hiểu rõ hơn vai trò của những vi sinh vật này, đặc biệt trong hệ tiêu hóa.

Tiến sĩ Jeffrey Gordon, nhà tiên phong trong nghiên cứu hệ vi sinh vật, đã phát hiện rằng các vi sinh vật đường ruột có tác động lớn đến sức khỏe, đặc biệt trong việc chống suy dinh dưỡng ở trẻ em. Nghiên cứu của ông đã mở ra hướng can thiệp dinh dưỡng tập trung vào cải thiện sức khỏe đường ruột.

CNN: 5 phát minh vĩ đại xứng đáng đạt giải Nobel ảnh 3

Ruột chứa đầy vi khuẩn, virus và nấm, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Ảnh: Boris Roessler/picture-alliance/dpa/AP

5. Gen gây ung thư

Trong những năm 1970, các nhà khoa học đã biết rằng ung thư có thể mang tính di truyền, nhưng đối với ung thư vú thì chưa được khẳng định. Giáo sư Mary-Claire King đã tiên phong tìm ra vai trò của đột biến gen BRCA1 trong ung thư vú và buồng trứng, giúp phụ nữ có nguy cơ cao có thể kiểm tra sớm và áp dụng các biện pháp giảm nguy cơ như sàng lọc thường xuyên hoặc phẫu thuật phòng ngừa.

Theo CNN
Theo thước đo của Liên hợp quốc, các quốc gia có hơn 7% dân số từ 65 tuổi trở lên được coi là xã hội già hóa, trên 14% là “xã hội già,” trong khi trên 20% là “xã hội siêu già." Nguồn: The Korea Times
Hàn Quốc chính thức trở thành xã hội "siêu già"
(Ngày Nay) - Tính đến ngày 23/12, Hàn Quốc có 10,24 triệu người từ 65 tuổi trở lên, chiếm 20% tổng dân số 51,22 triệu người của cả nước, chính thức trở thành xã hội "siêu già theo thước đo của Liên hợp quốc.
Tiết mục xiếc thú vui nhộn nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ phía các bạn nhỏ (Ảnh: Vân Hương).
Xiếc Việt nỗ lực chuyển mình trong kỷ nguyên mới
(Ngày Nay) - Những năm gần đây, nghệ thuật xiếc Việt Nam đã mạnh dạn sáng tạo và tìm tòi những cách thức độc đáo để “làm mới”. Loại hình nghệ thuật này đang dần khẳng định sức hút riêng và trở thành điểm sáng trong bức tranh nghệ thuật nước nhà.