'Cổ tích' cho người trẻ làm nhạc

(Ngày Nay) - Không có tiềm năng tài chính lớn, nhiều nghệ sĩ trẻ chọn cách bắt đầu con đường nghệ thuật bằng những dự án với sự hỗ trợ vốn từ cộng đồng.
Ngọt trở thành nhóm nhạc đầu tiên được khán giả ủng hộ tiền làm đĩa
Ngọt trở thành nhóm nhạc đầu tiên được khán giả ủng hộ tiền làm đĩa

Bước ra từ chương trình truyền hình thực tế Sing My Song, Nguyễn Thanh Minh vẫn là một cái tên lạ với đa số công chúng. Anh ôm giấc mơ thực hiện album đầu tay có tên Cổ tích gồm những ca khúc lấy chất liệu từ những câu chuyện cổ tích VN. Các ca khúc được kết hợp giữa nhạc dân gian và âm nhạc phương Tây như rock, điện tử, jazz. Album Cổ tích đang được gọi vốn từ cộng đồng để sản xuất, tức là khán giả có thể đặt mua trước album. Minh đã “tung” một vài ca khúc demo, cũng như thực hiện một đêm nhạc trong không gian nhỏ để giới thiệu dự án. Nếu việc kêu gọi vốn thành công, album cũng sẽ là câu chuyện cổ tích với chàng nghệ sĩ trẻ này.

Nguyễn Thanh Minh không phải là nghệ sĩ đầu tiên làm dự án âm nhạc theo mô hình kêu gọi vốn cộng đồng. Ngọt, nhóm nhạc độc lập với 4 thành viên 9X, đã trở thành nhóm nhạc đầu tiên được khán giả ủng hộ tiền làm album đầu tay có tên Ngọt. “Không có nhiều kinh phí, chúng tôi làm album với sự hỗ trợ của khán giả, bạn bè và sự vận động của mỗi thành viên”, Phan Việt Hoàng, quản lý của nhóm, chia sẻ. Album sau đó đã bán hết sạch 3.000 bản.

Gọi vốn cộng đồng đang là xu hướng mà nhiều nghệ sĩ trẻ đi theo với những dự án từ âm nhạc, sách, điện ảnh đến truyện tranh... Có thể nhắc đến bộ phim Bạn cùng phòng của Nguyễn Lê Hoàng Việt, hay truyện tranh Long thần tướng 1 - dự án phim ngắn đầu tiên và dự án truyện tranh đầu tiên gọi vốn cộng đồng thành công. Cùng với xu hướng này, đã xuất hiện những công ty hỗ trợ gọi vốn như Betado, FundStart, FirstStep, Comicola...

Chị Phạm Thu Hằng, đồng sáng lập FundStart, nơi hỗ trợ kêu gọi vốn cho dự án phim Bạn cùng phòng và hiện tại là dự án album Cổ tích, cho biết số lượng những dự án nghệ thuật sử dụng hình thức gọi vốn cộng đồng đang ngày một nhiều lên. Theo chị Hằng, xu hướng này sẽ còn tiếp tục phát triển trong tương lai, bởi qua đây, các nghệ sĩ có nhiều cơ hội tiếp cận trực tiếp với khán giả, công chúng. “Ngoài ra, đây còn là phép thử để các nghệ sĩ biết những gì họ muốn làm có được đông đảo khán giả, công chúng ủng hộ hay không, hay chỉ có một nhóm nhỏ”, chị Hằng nhìn nhận.

Theo Thanh niên

Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).