Cộng đồng người nói ngôn ngữ thiểu số trên thế giới đang bị đe doạ bởi COVID-19

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Theo UNESCO, phương pháp tiếp cận đa ngôn ngữ trong giáo dục và xoá mù chữ bằng tiếng mẹ đẻ đã đạt được nhiều thành công với cộng đồng người nói ngôn ngữ thiểu số tại một số nước như Thái Lan và Algeria.
Trẻ em dân tộc thiểu số Thái Lan đang học chữ trong một chương trình xoá mù chữ của Đại học Mahidol, Thái Lan. (Ảnh: UNESCO)
Trẻ em dân tộc thiểu số Thái Lan đang học chữ trong một chương trình xoá mù chữ của Đại học Mahidol, Thái Lan. (Ảnh: UNESCO)

Đại dịch COVID-19 đã phản ánh những thách thức trong việc học và đọc hiện nay: khoảng 773 triệu thanh niên và người trưởng thành thiếu những kỹ năng đọc viết cơ bản (UIS), và 40% dân số trên thế giới không được tiếp cận với nền giáo dục bằng ngôn ngữ mà họ có thể nói hoặc hiểu.

Vào ngày 21 tháng 2, thế giới sẽ kỷ niệm Ngày Quốc tế Tiếng mẹ đẻ, với chủ đề năm nay là “nuôi dưỡng cộng đồng đa ngôn ngữ để hoà nhập vào giáo dục hoặc xã hội”. Trước thềm sự kiện lớn này, chúng ta sẽ cùng khám phá cách những người đoạt Giải thưởng Văn học Quốc tế của UNESCO đương đầu với việc đại dịch làm gián đoạn hoạt động giáo dục trên toàn thế giới như thế nào, thông qua những chương trình xoá mù chữ bằng tiếng mẹ đẻ của họ.

Tại Thái Lan, cộng đồng người nói ngôn ngữ thiểu số đang có nguy cơ không thể học và tiếp cận với các thông tin, kiến thức quan trọng giữa bối cảnh đại dịch COVID-19.

Trong khi người nói đa ngữ có thể thúc đẩy sự hoà nhập và đạt mục tiêu :không bỏ lại một ai" của Phát triển Bền vững, người nói ngôn ngữ thiểu số là cộng đồng đang kẹt trong cuộc đấu tranh quyết liệt về tiếp cận giáo dục. Họ cũng là cộng đồng dễ tổn thương nhất trong các trường hợp khẩn cấp.

Những nghiên cứu toàn cầu cho thấy, những trẻ em vốn đã thiệt thòi từ trước sẽ phải chịu hậu quả nặng nề nhất từ việc đóng cửa trường học vì COVID-19. Do đó, khoảng cách về giáo dục giữa nhóm được tiếp cận và nhóm không được tiếp cận ngày càng gia tăng.

“Những tài liệu giáo dục khẩn cấp thường chỉ được phổ biến bằng những ngôn ngữ chính của một nước, hay các ngôn ngữ quốc tế. Đây là một vấn đề nan giải tại rất nhiều quốc gia,” tiến sĩ Suwilai Premsrirat từ Viện Nghiên cứu Ngôn ngữ và Văn hóa Châu Á, Đại học Mahidol ở Thái Lan cho biết. Cô từng phụ trách thực hiện Chương trình Giáo dục Đa ngôn ngữ Patani Malay-Thai (PMT-MLE), và đạt giải thưởng Văn học Vua Sejong của UNESCO vào năm 2016.

Năm đó, ban giám khảo đã bị thuyết phục bởi thành tựu của đội ngũ Suwilai Premsrirat: sáng tạo ra một bản chính tả dựa trên tiếng Thái để viết tiếng Patani Malay. Trước đây, Patani Malay là ngôn ngữ chỉ dùng để nói. Giải thưởng Văn học Vua Sejong mà nhóm đạt được đã góp phần vào những nỗ lực vận động nhằm thuyết phục chính phủ Thái Lan về việc giáo dục đa ngôn ngữ dựa trên tiếng mẹ đẻ có tác dụng như thế nào, trong việc dạy học cho trẻ em dân tộc thiểu số. Nhưng trong những trường hợp khẩn cấp, duy trì sự tiếp cận đa ngôn ngữ chưa bao giờ là điều dễ dàng.

Cộng đồng người nói ngôn ngữ thiểu số trên thế giới đang bị đe doạ bởi COVID-19 ảnh 1

Trẻ em dân tộc thiểu số Thái Lan đang học chữ trong một chương trình xoá mù chữ của Đại học Mahidol, Thái Lan. (Ảnh: UNESCO)

Trong bối cảnh đại dịch, chính phủ Thái Lan đã khuyến khích việc tổ chức các lớp học trên truyền hình để hoạt động của nền giáo dục không bị gián đoạn. Tuy nhiên, với các cộng đồng dân tộc thiểu số, đây chưa phải là phương án khả thi. “Với trẻ em dân tộc thiểu số ở Thái Lan, học qua truyền hình hoàn toàn là một sự lãng phí thời gian, bởi các em hầu như không hiểu được ngôn ngữ được sử dụng trên truyền hình. Rất nhiều bậc cha mẹ dân tộc thiểu số cũng than phiền rằng, tiếng Thái sử dụng trong các trường hợp khẩn cấp quá khó để hiểu được, do đó họ không thể giúp đỡ con cái trong việc học từ xa,” tiến sĩ Premsirat giải thích. Bên cạnh đó, cô cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của cha mẹ trong việc giúp đỡ con cái tiếp thu kiến thức.

Thay vì sử dụng một giải pháp cho tất cả vấn đề, Tiến sĩ Premsirat khuyến khích việc sử dụng sách điện tử (e-books) trong những cộng đồng khó khăn về kinh tế. Sách điện tử là một giải pháp tiết kiệm chi phí và có thời gian sản xuất ngắn hơn rất nhiều so với sách in. Nhờ đó, các tài liệu viết bằng tiếng mẹ đẻ có thể được dịch ở mọi nơi và được gửi đến mọi người thông qua điện thoại của họ.

Tại Algeria, việc duy trì những phương pháp tiếp cận đa ngôn ngữ trong quá trình xoá mù chữ từ xa cho người trưởng thành đóng vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực chia sẻ thông tin.

Một ví dụ khác cho sự quan trọng của giáo dục và học chữ dựa trên tiếng mẹ đẻ, cũng như việc ứng dụng công nghệ thông tin trong trường hợp khẩn cấp, là từ Chiến lược quốc gia về xóa mù chữ đa ngôn ngữ của Văn phòng Quốc gia về Văn học và Giáo dục cho Người lớn ở Algeria. Chương trình này đã đạt Giải thưởng Văn học Vua Sejong của UNESCO năm 2019. Những người sáng lập đã cung cấp những khoá học xoá mù chữ cho người trưởng thành bằng hai ngôn ngữ chính thức của Algeria là tiếng Tamazight và tiếng Ả Rập, qua đó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học chữ bằng tiếng mẹ đẻ.

Ông Kamel Kherbouche, Giám đốc Văn phòng Quốc gia về Văn học và Giáo dục Người lớn (ONEA), nhấn mạnh tầm quan trọng của phương pháp tiếp cận đa ngôn ngữ với giáo dục, đặc biệt là học xóa mù chữ:

“Theo quan điểm của chúng tôi, tiếp cận học chữ song ngữ là một phương án khôn ngoan, đảm bảo rằng sự tiếp xúc đầu tiên với ngôn ngữ viết là bằng tiếng mẹ đẻ, từ đó hạn chế nỗi sợ thất bại và nâng cao tỷ lệ tham gia thực hành. Tuy nhiên, thông thạo một hoặc nhiều ngôn ngữ làm việc và giao tiếp tại nước bạn đang sống cũng quan trọng không kém. Bởi điều đó cho phép bạn hoà nhập và tiếp cận với thị trường lao động, và từ đó, nâng cao vị thế về kinh tế và xã hội của bạn.”

Cộng đồng người nói ngôn ngữ thiểu số trên thế giới đang bị đe doạ bởi COVID-19 ảnh 2

Văn phòng Quốc gia về Văn học và Giáo dục cho Người lớn tại Algeria. (Ảnh: UNESCO)

Cả tiếng Ả Rập và Tamazight đều là ngôn ngữ chính thức của Algeria, nhưng nhiều người dân chỉ thông thạo một trong 2 thứ tiếng đó. Vì vậy, một cách tiếp cận đa ngôn ngữ với thông tin và truyền thông sẽ là chìa khoá giúp mọi công dân tiếp nhận được những thông tin quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch COVID-19.

Kể từ khi Chiến lược quốc gia về xóa mù chữ đa ngôn ngữ nhận được sự công nhận quốc tế qua Giải thưởng Văn học Vua Sejong của UNESCO năm 2019, tổ chức đã có tầm nhìn tốt hơn và nhận được nhiều sự ủng hộ từ các cổ đông, bao gồm quan chức, giáo viên xoá mù chữ và đối tác. Theo lời ông Kherbouche, giải thưởng đã thổi luồng sinh khí mới vào mong muốn phát triển chương trình. Không chỉ vậy, uy tín từ giải thưởng còn giúp họ giải quyết một số vấn đề mới như phát triển bền vững giáo dục, bảo tồn di sản phi vật thể của Algeria thông qua phổ cập kiến thức, xoá mù chữ trong gia đình và Giáo dục công dân.

Cộng đồng người nói ngôn ngữ thiểu số trên thế giới đang bị đe doạ bởi COVID-19 ảnh 3

Văn phòng Quốc gia về Văn học và Giáo dục cho Người lớn tại Algeria. (Ảnh: UNESCO)

“Bên cạnh những đổi mới, hay việc phổ biến với quy mô lớn chắc chắn sẽ góp phần thúc đẩy công cuộc xóa mù chữ, điều quan trọng nhất là xoá mù chữ không chỉ đơn thuần là dạy đọc, viết chữ và số, mà đó là sự đầu tư vào tiềm năng của con người, với sự tham gia của cả cá nhân và tập thể.”

Theo UNESCO News
Nhóm nhạc BTS tích cực quảng bá văn hóa Hàn Quốc. Ảnh: Bighit Entertainment
Giới trẻ châu Á kể chuyện văn hóa dân tộc
(Ngày Nay) - Người trẻ châu Á ngày nay không chỉ năng động, sáng tạo mà còn luôn ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Họ đang thổi bùng sức sống mới cho văn hóa truyền thống bằng những cách thức độc đáo và đầy cảm hứng.
Ảnh minh họa
Công an Hà Nội cảnh báo 24 thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm tài sản
(Ngày Nay) - Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
(Ngày Nay) -  “Quiet luxury” - sự xa xỉ thầm lặng đang phát triển thành xu hướng sống, phong cách tận hưởng mới của giới thượng lưu. Bắt nguồn từ thời trang, xu hướng này “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản và được giới nhà giàu ưa chuộng. Điều này lý giải vì sao phân khu The Miyabi (thuộc Thành phố đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island) được săn đón ngay khi vừa ra mắt .
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định: