Công lý muộn màng

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Cuối cùng thì lần đầu tiên đã có 1 phán quyết thực sự được tuyên tại tòa, kết luận rằng binh sĩ Hàn Quốc đã thảm sát và phải bồi thường cho thường dân Việt Nam trong thời gian chiến tranh.
Bà Nguyễn Thị Thanh bên tấm bia khắc tên những nạn nhân của vụ thảm sát năm 1968. Ảnh: NY Times
Bà Nguyễn Thị Thanh bên tấm bia khắc tên những nạn nhân của vụ thảm sát năm 1968. Ảnh: NY Times

Ngày 7/2/2023 Tòa Quận Trung tâm Seoul ra phán quyết yêu cầu Chính phủ Hàn Quốc bồi thường cho một nạn nhân vụ nổ súng tại làng Phong Nhị, tỉnh Quảng Nam.

Bác bỏ lập luận của Chính phủ Hàn Quốc về "tình thế giết người không thể tránh trong chiến tranh, khi mà du kích Việt Cộng thường trà trộn vào với thường dân", Tòa Seoul yêu cầu Chính phủ Hàn Quốc phải bồi thường 30 triệu won (tương đương 24 ngàn đô la Mỹ) cho bà Nguyễn Thị Thanh. Bà Thanh là nhân chứng sống của vụ thảm sát Phong Nhị, 5 người thân gồm mẹ, dì và các em bà nằm trong số 74 nạn nhân bị tàn sát.

Vào ngày 12 tháng 2 năm 1968 tại làng Phong Nhất - Phong Nhị (huyện Điện Bàn, Quảng Nam), sau khi binh lính Hàn Quốc kết thúc một trận càn, hạ sĩ J.Vaughn thuộc đơn vị thủy bộ số 3 của thủy quân lục chiến Hoa Kỳ cùng những đồng đội khác tiến vào tiếp quản khu vực. Tại đây, hạ sĩ J.Vaughn và đồng đội phát hiện nhiều thường dân bị sát hại (thống kê là 74 dân thường thiệt mạng và 17 dân thường bị thương), trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ em. Hạ sĩ J.Vaughn dùng máy ảnh chụp lại những thi thể, ghi lại những dòng ghi chú sơ sài dưới những bức ảnh rồi gửi cho cấp trên.

Những báo cáo của lính Mỹ về thảm sát thường dân của quân đội Hàn Quốc được quân đội Mỹ đóng dấu tuyệt mật và được lưu trữ trong khu lưu trữ văn thư quốc gia Hoa Kỳ. Năm 2000, theo luật giải mật của Hoa Kỳ, những tài liệu mật trên được cho phép công bố. Nhà báo Hàn Quốc Koh Kyeong Tae có cơ hội tiếp cận 20 bức ảnh của hạ sĩ J.Vaughn cùng hơn 500 trang tư liệu của quân đội Mỹ báo cáo về những hành vi của lính thủy quân lục chiến Hàn Quốc tại tỉnh Quảng Nam, Việt Nam. Theo báo cáo của J.Vaughn, các nạn nhân tay không tấc sắt bị sát hại tàn bạo, những người còn sống cũng bị nhục hình gây ra các vết thương nghiêm trọng bằng dao và súng.

Ngày 9 tháng 9 năm 2016, tại Art Link gallery (quận Jongno, Seoul, Hàn Quốc), nhà báo Koh Kyeong Tae khai mạc triển lãm ảnh có tên gọi Chuyện một làng quê Phong Nhất - Phong Nhị về nạn nhân thường dân bị quân đội Hàn Quốc thảm sát trong chiến tranh Việt Nam.

Là một trong hàng chục vụ thảm sát do lính Nam Triều Tiên gây ra ở miền Trung trong chiến tranh Việt Nam, vụ thảm sát Phong Nhị là vụ duy nhất được ghi lại bằng hình ảnh.

Cuối năm 2019, bà Nguyễn Thị Thanh - nạn nhân còn sống sót với tư cách nguyên đơn - đã nộp đơn kiện Chính phủ Hàn Quốc đòi xin lỗi và bồi thường thiệt hại.

Tháng 8/2022, bà Nguyễn Thị Thanh đã có bài phát biểu ngay tại tòa nhà Quốc hội Đại Hàn Dân quốc (Seoul): “Tôi muốn gởi đến người dân Hàn Quốc tấm lòng chân thành của tôi, một nạn nhân chiến tranh Việt Nam đang tiến hành vụ kiện Chính phủ Hàn Quốc đòi bồi thường tổn hại chiến tranh.

Năm nay kỷ niệm 30 năm quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Hàn Quốc, những ký ức về ngày đó vẫn còn nhức nhối trong cơ thể và trái tim tôi. Nhưng tôi hy vọng rằng, thông qua lời khai và phiên tòa của tôi lần này sẽ thúc đẩy Việt Nam và Hàn Quốc tiến đến một hòa bình thật sự”.

Mặc dù phong trào "Xin lỗi Việt Nam" do một số cá nhân Hàn Quốc khởi xướng từ hàng thập kỷ trước, Chính phủ, quân đội và các cựu binh Hàn Quốc từng tham chiến tại Việt Nam chưa bao giờ thừa nhận các vụ thảm sát thường dân họ đã gây ra ở Việt Nam.

Năm 2018, đã diễn ra một "Phiên tòa Nhân dân" giả định do một nhóm các nhà hoạt động dân sự Hàn Quốc có tên "MINBYUN-Các luật sư vì xã hội dân chủ" đứng ra tổ chức. 2 nhân chứng của các vụ thảm sát cũng đã phát biểu công khai trước Quốc hội và công chúng Hàn Quốc nhân sự kiện này.

Tháng 3/2018, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In, trong cuộc gặp với Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại Hà Nội, đã đưa ra lời xin lỗi vì "những bất hạnh trong lịch sử" giữa hai nước.

"Trong khi chúng ta tiếp tục quan hệ hợp tác kiểu mẫu giữa hai nước, tôi muốn bày tỏ sự hối tiếc vì những bất hạnh trong lịch sử giữa hai nước, thứ cho đến ngày nay vẫn còn hằn sâu trong tâm trí của chúng ta. Tôi hi vọng chúng ta sẽ cùng nỗ lực tăng cường các quan hệ hợp tác định hướng tương lai" - Một lời xin lỗi chung chung, theo kiểu ngoại giao chính trị.

Kể từ sau năm 1968, ngày 12/2 được người dân làng Phong Nhị gọi là ngày “giỗ Đại Hàn”. Phán quyết của tòa Seoul có thể sẽ bị phủ quyết, nhưng đó là biểu hiện của công lý, khi mà chính Hàn Quốc vẫn luôn căng thẳng với Nhật Bản về vấn đề bồi thường và xin lỗi dân thường bị quân đội Nhật tàn sát, ép lao động khổ sai và cưỡng bức tình dục trong thế chiến thứ 2.

Khách tham quan triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống”.
Khai mạc Triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống”
(Ngày Nay) - Lễ khai mạc Triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống” đã diễn ra chiều 18/3 tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (số 36, Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội). Triển lãm do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Họa sỹ Phan Ngọc Khuê, nhà nghiên cứu nghệ thuật các dân tộc Việt Nam tổ chức.
Chương trình hòa tấu nhạc cụ dân tộc tại lễ hội.
Thanh Hoá: Nhiều hoạt động đặc sắc tại lễ hội Mường Xia
(Ngày Nay) - Tối 18/3, tại xã Sơn Thủy, huyện miền núi Quan Sơn (Thanh Hóa), Lễ hội Mường Xia đã diễn ra với sự tham gia của hàng nghìn đồng bào dân tộc Thái và người dân nước bạn Lào ở khu vực biên giới miền Tây Thanh Hóa và tỉnh Hủa Phăn (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào).
Những quan điểm cần “gác qua một bên”
Những quan điểm cần “gác qua một bên”
(Ngày Nay) - Sinh thời, khi được hỏi về các vấn đề siêu hình thì Thế Tôn im lặng, “gác qua một bên”. Sau khi Thế Tôn nhập diệt, một số người đã đến hỏi Tôn giả A-nan vấn đề này. Hiện nay, các quan điểm này vẫn đang được đặt ra.
Bầu trời Iceland rực đỏ vì núi lửa phun trào
Bầu trời Iceland rực đỏ vì núi lửa phun trào
(Ngày Nay) - Đài truyền hình RÚV của Iceland đưa tin, hiện tượng núi lửa phun trào ở Bán đảo Reykjanes đã buộc người dân sống xung quanh Vũng biển Blue nổi tiếng và thị trấn Grindavik gần đó phải sơ tán khẩn cấp.
Tràn lan nội dung độc hại do AI sáng tạo trên TikTok
Tràn lan nội dung độc hại do AI sáng tạo trên TikTok
(Ngày Nay) - Theo báo cáo của tổ chức phi lợi nhuận Media Matters, người dùng TikTok đang có xu hướng kiếm tiền từ các video đưa ra những thông tin vô căn cứ về những “thuyết âm mưu” liên quan đến ngày tận thế của thế giới.
Khai mạc Lễ hội Nữ tướng Lê Chân
Khai mạc Lễ hội Nữ tướng Lê Chân
(Ngày Nay) - Tối 17/3, tại Tượng đài Nữ tướng Lê Chân, UBND quận Lê Chân (thành phố Hải Phòng) khai mạc Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân năm 2024.